9. Kết cấu của luận văn
2.2.2.2. Nghị định 115/2005/NĐ-CP
Chủ trương của Đảng tiếp tục đổi mới cơ chế, hoạt động của các tổ chức KH&CN nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN, tăng cường mối liên kết giữa nghiên cứu - đào tạo - sản xuất. Để thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Nghị định 115/2005/NĐ- CP ban hành đã khắc phục phần nào những hạn chế của Nghị định 35/HĐBT đối với quá trình tự chủ của các đơn vị NC&TK thuộc VKH&CNVN.
- Tự chủ trong xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động
Nghị định 27/2004/NĐ-CP của Chính phủ đổi tên Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia thành VKH&CNVN đã phân công lại nhiệm vụ cho viện: “Tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ, triển khai ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu KH&CN mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống theo các hướng trọng điểm”. Để thực hiện nghị định này, Chính phủ đã cho phép VKH&CNVN nâng cấp 2 phân viện ĐTCB về biển thành 2 viện quốc gia là viện Tài nguyên và Môi trường biển, viện Địa chất và Địa vật lý biển, đồng thời thành lập mới 4 viện quốc gia về TKCN là viện Công nghệ vũ trụ, viện Khoa học năng lượng, viện Khoa học vật liệu ứng dụng, viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, đồng thời thành lập Ban Ứng dụng và TKCN để quản lý các hoạt động ứng dụng và TKCN đang ngày càng phát triển ở VKH&CNVN.
Theo quy định tại điều 5 Nghị định 115/2005/NĐ-CP, các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN căn cứ vào định hướng ưu tiên phát triển KH&CN của nhà nước, nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp, chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của mình, tự xác định nhiệm vụ KH&CN và biện pháp tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào danh mục các nhiệm vụ KH&CN do Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành và địa phương công bố hàng năm, các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự quyết định việc tham gia tuyển chọn, đấu thầu thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của nhà nước và biện pháp tổ chức thực hiện.
Theo quy định tại Khoản 1, Mục II, Thông tư 12/2006/TTLT-BKHCN- BTC-BNV, ngày 5/6/2006, viện NC&TK thuộc VKH&CNVN có 04 loại nhiệm vụ sau đây:
- Nhiệm vụ KH&CN thông qua tuyển chọn, đấu thầu;
- Nhiệm vụ do các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng trực tiếp (kể cả nhiệm vụ do tổ chức KH&CN tự đề xuất và được cấp có thẩm quyền chấp nhận);
- Nhiệm vụ do các tổ chức, cá nhân đặt hàng theo hợp đồng;
- Nhiệm vụ được giao theo chức năng của các tổ chức nghiên cứu khoa học.
Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN tự quyết định biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước giao hoặc đặt hàng, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu.
So với nghị định 35/HĐBT đã ban hành, Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã mở rộng chức năng hoạt động cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường sự gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất.
Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN ngoài chức năng nghiên cứu KH&CN còn được công nhận và hoạt động sản xuất kinh doanh như một doanh nghiệp KH&CN (Điều 4), được cấp đăng ký kinh doanh, được miễn giảm thuế theo quy định cho doanh nghiệp KH&CN.
Nếu viện NC&TK thuộc VKH&CNVN có đủ điều kiện và có nguyện vọng chuyển sang doanh nghiệp KH&CN sẽ được chuyển đổi theo Nghị định 80/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/5/2007.
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, liên doanh liên kết
Theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN có quyền tự xác định nhiệm vụ KH&CN và biện pháp tổ chức thực hiện, tự quyết định việc tham gia đấu thầu và thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN của nhà nước. Bên cạnh đó các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN còn có quyền ký hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ, dịch vụ KH&CN với mọi tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, tự quyết định việc mời chuyên gia nước ngoài và cử cán bộ ra nước ngoài công tác, tự quyết định đầu tư phát triển, tự quyết định sản xuất, kinh doanh hàng hóa theo lĩnh vực chuyên môn và quy định của pháp luật, liên doanh, liên kết sản xuất và xuất nhập khẩu.
Việc tăng quyền tự chủ cho các viện NC&TK, bao gồm quyền tự chủ cao về biên chế, tổ chức, tài chính, hợp tác quốc tế… về thực chất là tăng quyền và trách nhiệm cho Lãnh đạo viện, vì vậy Nghị định 115/2005/NĐ-CP và Thông tư 12/2006/TTLT-BKHCN-BTC-BNV, ngày 5/6/2006 đã hướng dẫn thực hiện cơ chế giám sát quyền và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, đảm bảo dân chủ ở cơ sở, thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế dân chủ cơ quan; Quy chế làm việc; Quy định về tuyển dụng, sử dụng cán bộ viên chức và người lao động; Riêng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế dân chủ cơ quan cần lấy ý kiến của hội nghị cán bộ viên chức hàng năm bằng hình thức bỏ phiếu kín với ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ.
Việc phân cấp về tổ chức ở VKH&CNVN được triển khai khá triệt để. Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được quyển tổ chức tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch cán bộ theo yêu cầu chuyên ngành viện cần, trong giới hạn biên chế cho phép (trước đây Ban Tổ chức - Cán bộ tổ chức thi tuyển viên chức). Lãnh đạo các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được quyền tự quyết định thành lập mới, sát nhập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc (các phòng hoặc các trung tâm nghiên cứu); Được quyển bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các trưởng phó phòng hoặc giám đốc các trung tâm trực thuộc; Được quyền quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc; Được quyền giải quyết chế độ, chính sách cho viên chức từ ngạch NCV và tương tương trở xuống.
VKH&CNVN đã tiến hành chuyển đổi 3 đơn vị 35 chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Các đơn vị này là: Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng
và tư vấn khoa học và công nghệ thuộc Viện Cơ học và Tin học ứng dụng; Trung tâm Cơ học công trình và kỹ thuật biển sau đổi tên thành Trung tâm Kiểm định chuẩn đoán công trình và thiết bị theo QĐ số 1822/QĐ-KHCNVN ngày 16/11/2004 thuộc Viện Cơ học; Trung tâm Khảo sát, nghiên cứu tư vấn môi trường biển thuộc viện Cơ học.
- Tự chủ về tài chính
Cán bộ trong các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được trả lương và thu nhập tăng thêm không giới hạn mức tối đa (Điều 8), mức lương hợp lý trong hợp đồng được tính vào chi phí hợp lý trước thuế. Lãnh đạo các viện NC&TK được quyền nâng lương trước hạn và vượt một bậc trong cùng ngạch cho cán bộ trong viện từ NCVC trở xuống.
Nhà nước không cấp kinh phí hoạt động thường xuyên theo biên chế mà khoán kinh phí hoạt động thường xuyên cho các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao; Mức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên cho các viện NC&TK trực thuộc do VKH&CNVN quyết định và không thấp hơn mức kinh phí hoạt động thường xuyên được giao năm 2005, có điều chỉnh, bổ sung khi có biến động về tiền lương tối thiểu hoặc lạm phát.
Các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí trong phạm vi kinh phí được giao: Được chủ động trong thủ tục chi, điều chỉnh nội dung chi và quy định định mức chi theo quy định tại mục VI Thông tư 12, được sử dụng kinh phí tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức.
Sau khi có quyết định giao tài sản của VKH&CNVN, các viện NC&TK có các quyền sau đây đối với tài sản được giao:
Sử dụng tài sản cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo;
Dùng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản được giao sử dụng để góp vốn liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật, được dùng tài sản hình thành từ nguồn vốn vay để thế chấp theo quy định;
Tài sản sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau phải xây dựng kế hoạch sử dụng để phân bổ theo tiêu chí phù hợp với mục đích sử dụng để tính hao mòn và khấu hao theo quy định; Trường hợp cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật thì phải trích 30% số tiền cho thuê dịch vụ theo hợp đồng vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sau khi trừ chi phí khấu hao tài sản theo quy định;
Được quyền làm thủ tục thanh lý hoặc chuyển nhượng theo trình tự và thủ tục quy định của pháp luật những tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng; Kinh phí chuyển nhượng hoặc thanh lý tài sản được đưa vào quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các viện NC&TK và được sử dụng theo quy định của quỹ, không phải nộp ngân sách nhà nước.
Các viện NC&TK có thể khấu hao nhanh những tài sản sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong trường hợp hoạt động có hiệu quả và mức khấu hao không quá 2 lần mức khấu hao theo quy định của nhà nước, được chủ động quyết định thanh lý tài sản.
Về tự chủ nguồn từ ngân sách Nhà nước, Nhà nước ban hành chính sách tuyển chọn tạo điều kiện cho các tổ chức NC&TK chủ động tham gia cạnh tranh để có được kinh phí từ các đề tài Nhà nước. Luật KH&CN và các văn bản hướng dẫn có liên quan đã mở ra hướng tự chủ này cho các tổ chức NC&TK.
Trong Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã nêu rõ tổ chức KH&CN được tự quyết định việc sử dụng kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở bảo đảm yêu cầu về chất lượng và tiến độ thực hiện các hợp đồng, tự quyết định các nguồn kinh phí để chi cho hoạt động của tổ chức mình. Tuy nhiên, sau khi nghị định ban hành các chủ nhiệm đề tài, dự án thuộc VKH&CNVN vẫn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng kinh phí do các văn bản hướng dẫn tài chính đi kèm Nghị định 115/2005/NĐ-CP chưa được ban hành theo đúng tinh thần của nghị định.
- Tự chủ nguồn tín dụng Ngân hàng
KH&CN chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm được mở tài khoản tại ngân hàng để thực hiện các giao dịch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của nhà nước. Khoản 1 Điều 8 của nghị định cũng nêu rõ: “Tổ chức khoa học và công nghệ được tự quyết định việc sử dụng kinh phí được khoán để thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở đảm bảo yêu cầu về chất lượng và tiến độ thực hiện theo hợp đồng” tuy vậy đã 5 năm trôi qua các yêu cầu của Bộ Tài chính về việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học của các đề tài, dự án vẫn hết sức rườm rà, cồng kềnh, bất hợp lý, tốn rất nhiều thời gian của các chủ nhiệm đề tài, dự án.
- Tự chủ lao động
Tự chủ về lao động trong tổ chức NC&TK thuộc VKH&CNVN từng được chú ý tới ở khía cạnh cho phép cán bộ KH&CN làm kiêm nhiệm và mở rộng chế độ hợp đồng, đề cập trong Quyết định 161/CT và Nghị định 35/HĐBT.
Đến Nghị định 115/2005/NĐ-CP các quy định về tự chủ trong lao động đã nêu một cách khá rõ: Thủ trưởng các tổ chức KH&CN được quyền quyết định việc sắp xếp, điều chỉnh tổ chức bộ máy của đơn vị, thành lập, sát nhập, giải thể và quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của các bộ phận, các tổ chức trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng, cấp phó các bộ phận, tổ chức trực thuộc; đề xuất nhân sự và trình lãnh đạo cơ quan chủ quản cấp trên quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp phó của mình; quyết định tổng số biên chế hàng năm của đơn vị căn cứ vào nhu cầu cán bộ và khả năng tài chính của đơn vị; quyết định việc sắp xếp, bố trí, biệt phái, nghỉ hưu, thôi việc của cán bộ… Cũng trong Nghị định này quy định Thủ trưởng đơn vị có quyền quyết định tổng số biên chế hàng năm của đơn vị căn cứ vào nhu cầu cán bộ và khả năng tài chính của đơn vị, tuy nhiên đến nay các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN vẫn hoạt động dựa trên số lượng biên chế được phê duyệt năm 2003.
Khoản 3 Điều 11 Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định thủ trưởng các tổ chức KH&CN được quyền “ký hợp đồng làm việc với những người đã được
tuyển dụng vào biên chế trước ngày Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước có hiệu lực thi hành”, tức là chuyển số biên chế cố định sang chế độ hợp đồng làm việc (số cán bộ tuyển dụng sau khi Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ban hành đã ký hợp đồng lao động). Tuy nhiên sau 5 năm Nghị định 115/2005/NĐ-CP ban hành các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN vẫn chưa thực hiện được điều này, dẫn đến tình trạng trong cùng một viện NC&TK tồn tại 2 loại biên chế: Biên chế vĩnh viễn và biên chế hợp đồng.
- Tự chủ trong hợp tác quốc tế
Theo tinh thần Nghị định 115/2005/NĐ-CP, các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được quyền ký các hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ KH&CN, dịch vụ KH&CN trong và ngoài nước, trực tiếp quyết định và tổ chức mời các chuyên gia, các nhà KH&CN nước ngoài vào Việt Nam và cử cán bộ ra nước ngoài công tác; được vay và huy động vốn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước cho KH&CN, được xuất nhập khẩu trực tiếp công nghệ và sản phẩm.
Viện trưởng các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN được quyền ký quyết định cử cán bộ, viên chức thuộc quyền quản lý của đơn vị đi công tác chuyên môn, học tập nâng cao trình độ ở nước ngoài. Quyết định của Thủ trưởng tổ chức KH&CN được gửi trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền quản lý xuất cảnh, nhập cảnh để các cơ quan này làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh cho cán bộ, viên chức.
Trong 3 nhóm viện thuộc VKH&CNVN, nhóm viện NCCB và nhóm viện ĐTCB nằm trong Khoản 3, Điều 4 của Nghị định 115/2005/NĐ-CP thuộc diện không phải chuyển đổi thành đơn vị tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên, tuy nhiên vẫn phải xây dựng đề án kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhóm viện TKCN nằm trong Khoản 2, Điều 4 của nghị định, tuy nhiên đây là nhóm viện phát triển công nghệ mới, triển khai ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu KH&CN mới vào thực
tiễn sản xuất và đời sống theo các hướng trọng điểm của nhà nước, đáp ứng yêu cầu của Đảng và Nhà nước là đẩy nhanh tiến bộ khoa học để áp dụng vào sản xuất. Vì vậy nhóm viện này không những không chuyển đổi sang đơn vị tự trang trải kinh phí hoạt động thường xuyên mà còn cần được đầu tư lớn hơn để có thể đáp ứng yêu cầu cuộc sống đặt ra. Với mục tiêu hoạt động NC&TK là chính tuy nhiên nếu có được những tiến bộ khoa học, các thành tựu mới về công nghệ đủ điều kiện cạnh tranh trong cơ chế thị trường có thể