Nghị định 35/HĐBT

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 50)

9. Kết cấu của luận văn

2.2.2.1.Nghị định 35/HĐBT

Thực hiện quá trình triển khai đường lối của Đảng trong lĩnh vực KH&CN theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 30/3/1991, ngày 28/2/1992 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 35/HĐBT. Nghị định 35/HĐBT là kết quả của một quá trình tư duy chính sách, được xem như một cơ chế đồng bộ quan trọng, đặt bước ngoặt cho công tác quản lý KH&CN của Viện Khoa học Việt Nam theo tinh thần tự chủ trong hoạt động KH&CN.

Trên cơ sở Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 30/3/1991 và Nghị định 35/HĐBT, Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/CP ngày 22/5/1993 để cơ cấu lại, đổi tên Viện Khoa học Việt Nam thành Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là VKH&CNVN).

Nghị định 35/HĐBT là nghị định đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, đề cập hầu như tất cả các khía cạnh quản lý bằng các biện pháp cụ thể, thiết thực: Tự chủ trong hoạt động KH&CN, liên kết, liên doanh, phát triển các yếu tố tiềm lực KH&CN.

Sau hơn mười năm triển khai Nghị định 35/HĐBT, Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành nhằm khắc phục những điểm thiếu sót của Nghị định 35/HĐBT để tăng cường hơn nữa quyền và năng lực tự chủ của các tổ chức KH&CN công lập.

Nghị định 35/HĐBT và Nghị định 115/2005/NĐ-CP đã tác động mạnh mẽ đến quá trình tự chủ của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN trong quá trình phát triển từ năm 1993 đến nay.

- Tự chủ trong xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động

Công tác quản lý của VKH&CNVN theo Nghị định 35- HĐBT là công tác tự sắp xếp dựa trên những biện pháp điều tiết vĩ mô mà trọng tâm là chế độ tự chủ tài chính. Công tác quản lý của VKH&CNVN không nhằm giảm số lượng các tổ chức NC&TK trong viện, mà ngược lại trao quyền cho Lãnh đạo VKH&CNVN tự do thành lập các đợn vị NC&TK mới, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự chủ tài chính, tự do liên kết, tự chủ hoạt động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mọi hoạt động đều phải được đăng ký và sau khi đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ.

Từ khi có Nghị định 35/HĐBT, các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN có nhiều thuận lợi trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và phục vụ sản xuất. Nghị định 35/HĐBT khuyến khích mạnh mẽ để các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN có hướng nghiên cứu gắn với sản xuất hơn là hướng NCCB thuần túy. Nghị định 35/HĐBT hướng các đơn vị tổ chức sản nghiệp hoá kết quả nghiên cứu của mình bằng việc tổ chức các doanh nghiệp trực thuộc hoặc

phối thuộc.

Các đơn vị 35 thực sự là cầu nối giữa các đơn vị nghiên cứu của VKH&CNVN với khu vực sản xuất, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, khơi dậy nhiều tiềm năng đưa các kết quả nghiên cứu vào phục vụ đời sống và xã hội. Tổng số đề tài dự án nhà nước và đề tài cấp bộ do đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN thực hiện là 9, trong đó chủ trì 6 và tham gia 3, dự án sản xuất thử là 14, áp dụng tiến bộ kỹ thuật 17, với tổng kinh phí là 34 tỉ đồng (tính đến năm 2003) [21]. Nhiều công trình khoa học đã được ứng dụng trong ngành kinh tế, an ninh và quốc phòng, phục vụ các chương trình phát triển ở miền núi, xóa đói giảm nghèo. Liên hiệp Khoa học sản xuất Quang hoá - Điện tử đã tạo ra 25 loại vật liệu nuôi trồng thủy sản, bột cản tia X quang dùng trong y tế, mực in laser…

Nghị định 35/HĐBT đã khẳng định 3 chức năng của tổ chức NC&TK để không có sự nhầm lẫn với cơ quan hành chính sự nghiệp. Các chức năng đó là: Nghiên cứu, đào tạo, sản xuất và dịch vụ KH&CN. Cách phân định này là hợp với logic tình thế trong phát triển của hệ thống tổ chức NC&TK thuộc VKH&CNVN lúc bấy giờ. Vấn đề mấu chốt là các chức năng này phải được đăng ký tại các cơ quan tương ứng.

Nghị định 35/HĐBT đã góp phần thúc đẩy việc hình thành thị trường công nghệ tại một số địa phương. Không chỉ những sản phẩm vật chất chế tạo qua nghiên cứu, triển khai, thực nghiệm mà có những sản phẩm tư vấn, thông tin cũng đã trở thành hàng hoá và cán bộ khoa học hoạt động theo cơ chế quy định tại Nghị định 35/HĐBT bước đầu được đãi ngộ theo sản phẩm trí tuệ mình đóng góp.

Hệ thống các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN được đánh giá như sau: a) Đẩy nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất;

b) Sớm thích ứng với cơ chế thị trường;

c) Gắn kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, gắn với kinh tế tư nhân;

d) Cầu nối với công ty nước ngoài;

e) Là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, sử dụng có hiệu quả tài năng, kinh nghiệm của những cán bộ KHKT đã về hưu, có triển vọng, là nơi thực sự thu hút được người giỏi;

f) Là nơi đào tạo cán bộ quản lý KH&CN trong cơ chế thị trường.

Ngoài những ưu điểm nêu trên Nghị định 35/HĐBT còn có những hạn chế về vấn đề dân chủ hoá và xã hội hoá hoạt động KH&CN, về tự chủ trong xác định nhiệm vụ và mở rộng chức năng hoạt động của các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN như:

Lĩnh vực hoạt động KH&CN của các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN thường mở ra quá rộng, lẫn cả sang các dịch vụ khác, gây nên sự phức tạp trong quản lý của các cơ quan chức năng.

Khả năng kiểm soát của cơ quan chức năng không theo kịp độ mở của các lĩnh vực hoạt động KH&CN trong các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN, gây cảm giác rối loạn trong quản lý. Thực tế cho thấy do không được cập nhật nên khi xét cấp giấy phép hoạt động nhà chức trách đã có sự nhầm lẫn giữa loại hình dịch vụ KH&CN và các dịch vụ trong các lĩnh vực mà Nhà nước độc quyền như: Hoạt động về vô tuyến viễn thông, phát sóng, thu sóng,… Hoạt động về giáo dục, đào tạo, hoạt động sản xuất thử đưa ra thị trường với tính chất thăm dò; hoạt động nghiên cứu về các sản phẩm dược, các loại thực phẩm; hoạt động thí nghiệm trên cơ thể con người, động thực vật, nguồn nước,…

Mặt khác, việc giới hạn phạm vi hoạt động của các đơn vị 35 lại quá hẹp, chưa tạo điều kiện cho các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN phát triển như: không cho phép đơn vị 35 sản xuất, hạn chế liên doanh, liên kết v.v... Nguyên nhân chính là do sự bất đồng bộ của hệ thống kinh tế với hệ thống KH&CN: Ngay sau khi ban hành Nghị định 35/HĐBT được 8 tháng, Chính phủ ra chỉ thị 08/CT ngày 18/10/1992 không cho phép các viện, trường thành lập doanh nghiệp dưới mọi hình thức. Một lần nữa các đơn vị 35 lại được coi là đơn vị hành chính sự nghiệp và theo Luật đầu tư nước ngoài hiện hành, đơn vị hành

chính sự nghiệp không được liên doanh, liên kết. Để tái lập lại quy định cho phép viện, trường tổ chức sản xuất đã phải mất 6 năm bằng quyết định 68/QĐ-TTg ngày 27/3/1998.

Vẫn còn bóng dáng của hiện tượng hành chính hoá hệ thống: Quy định về cấp ra quyết định thành lập khi đăng ký hoạt động, phân cấp đăng ký hoạt động (Điều 15 của nghị định); phân cấp xét duyệt miễn giảm thuế. Lẽ ra phải qui định tự do hoá triệt để để có thể tiến tới một kiểu tổ chức phi chủ quản trong khuôn khổ của hành lang pháp luật.

- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, liên doanh liên kết

Ngày 6/7/1993 Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (nay là VKH&CNVN) đã ban hành quy định tạm thời về việc tổ chức các đơn vị NC&TK tự chủ về tài chính hoạt động theo Nghị định 35- HĐBT, quy định về thể thức thành lập, tổ chức hoạt động theo hướng phân cấp, giao quyền cho các tổ chức trực tiếp nghiên cứu triển khai, tổ chức sản xuất. Trung tâm giao cho Ban Tổ chức - Cán bộ, Ban Kế hoạch - Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của các ban đối với các đơn vị 35.

Tự do hoá hoạt động cùng với đa dạng hoá về loại hình tổ chức đã dẫn đến việc năm 1993 VKH&CNVN thành lập 20 đơn vị 35 trên cơ sở các đơn vị triển khai kết quả nghiên cứu, dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ được thành lập theo Nghị định 268 ngày 30/8/1990.

Bảng 2.6: Các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN

STT Tên đơn vị 35

1 Viện Công nghệ viễn thông

2 Trung tâm nghiên cứu năng lượng

3 Liên hiệp Khoa học sản xuất Vật liệu mới và Thiết bị 4 Liên hiệp Khoa học sản xuất Quang hoá - Điện tử 5 Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ phần mềm 6 Liên hiệp Khoa học sản xuất Thuỷ tinh

8 Trung tâm Công nghệ hoá dược và Hoá sinh hữu cơ 9 Trung tâm Phát triển công nghệ cao

10 Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và tư vấn khoa học và công nghệ 11 Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ hóa học

12 Trung tâm Phát triển kỹ thuật và Công nghệ thực phẩm 13 Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghiệp Sinh – Hoá học 14 Liên hiệp Khoa học sản xuất Vật liệu kỹ thuật cao

15 Trung tâm Khảo sát, nghiên cứu tư vấn môi trường biển

16

Trung tâm Cơ học công trình và kỹ thuật biển sau đổi tên thành Trung tâm Kiểm định chuẩn đoán công trình và thiết bị theo QĐ số 1822/QĐ- KHCNVN ngày 16/11/2004

17 Trung tâm NCUD công nghệ môi trường

18 Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ sinh học và Môi trường 19 Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ cao Viễn thông – Tin học 20 Liên hiệp Khoa học sản xuất Công nghệ cao

(Nguồn: Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao công nghệ, VKH&CNVN)

Với Nghị định 35/HĐBT thì VKH&CNVN có quyền thành lập các cơ sở sản xuất - kinh doanh trực thuộc và việc thành lập này phải tuân thủ các quy định trong Nghị định số 388-HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng đối với các doanh nghiệp Nhà nước và trong các Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật đó với các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác. Nói cách khác đó là quyền tự chủ của các viện nghiên cứu nhưng phải đăng ký trước pháp luật. Quyền này cũng được khẳng định lại một lần nữa trong Luật KH&CN.

Nghị định có nỗ lực tạo cơ hội để các đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN được quyền bình đẳng trong việc dự tuyển để duy trì hoặc tham gia thực hiện các chương trình, đề tài, đề án về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhà nước, được tự do ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức và cá nhân khác ở trong nước hoặc ở ngoài nước.

công nghệ tại một số địa phương. Không chỉ những sản phẩm vật chất chế tạo qua nghiên cứu, triển khai, thực nghiệm mà có những sản phẩm tư vấn, thông tin cũng đã trở thành hàng hoá và cán bộ khoa học thuộc VKH&CNVN hoạt động theo cơ chế quy định tại Nghị định 35/HĐBT bước đầu được đãi ngộ theo sản phẩm trí tuệ đóng góp.

Đại bộ phận các đơn vị NC&TK thuộc VKH&CNVN bán công lập (công lập nhưng tự trang trải) được thành lập theo Nghị định 35/HĐBT hoạt động tốt, có những trường hợp rất tốt, điển hình là Liên hiệp khoa học sản xuất công nghệ hoá.

Nghị định 35/HĐBT đã có tác dụng tích cực đối với quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, liên doanh liên kết của các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN, tuy nhiên trong quá trình thực hiện nghị định cũng bộc lộ một số hạn chế sau:

Thiếu hẳn các hướng dẫn cụ thể để các viện NC&TK thuộc VKH&CNVN từng bước chuyển chế độ biên chế sang chế độ hợp đồng lao động cũng như các chế độ quyền lợi bình đẳng giữa hai thể loại biên chế này. Do không có hướng dẫn nên xuất hiện hai khuynh hướng: Thứ nhất - bố trí lại cán bộ theo thế mạnh, thứ hai - thanh lọc những người bất đồng chính kiến. Kết quả là biện pháp đổi mới nhân lực của Nghị định 35/HĐBT đã bị lợi dụng. Vấn đề đáng nói là một trong những biện pháp bảo đảm mang tính đột phá - đổi mới chính sách cán bộ đã không thực hiện được.

Cơ chế quản lý của nhà nước đối với các đơn vị 35 hiện nay chưa rõ ràng. VKH&CNVN không biết xếp các đơn vị 35 vào loại hình nào; cơ quan nghiên cứu hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Nếu theo cơ chế hoạt động thì đơn vị 35 hoạt động như một doanh nghiệp, như vậy chức năng của các đơn vị 35 có trùng hợp với các doanh nghiệp thành lập theo Quyết định số 68/QĐ-TTg hay không?

Hoạt động quản lý các đơn vị 35 của VKH&CNVN hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay các viện NC&TK quản lý trực tiếp các đơn vị 35 nhưng trong thực tế sự gắn kết giữa các viện nghiên cứu và các đơn vị 35 rất

ít, hầu hết hoạt động của các đơn vị 35 đều do giám đốc các đơn vị 35 tự tìm kiếm. Các viện nghiên cứu hạch toán theo chế độ hành chính sự nghiệp lại có chức năng quản lý các đơn vị 35 hạch toán theo chế độ doanh nghiệp do vậy còn nhiều khó khăn trong công tác quản lý các đơn vị này.

Đến nay, trong số 20 đơn vị 35 thuộc VKH&CNVN nói trên có 5 đơn vị

tự trang trải tài chính chuyển sang hoạt động theo Nghị định 115/2005/NĐ- CP tự chủ, tự chịu trách nhiệm, 1 đơn vị tự trang trải tài chính được chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên và một số đơn vị khác được chuyển thành các đơn vị trực thuộc VKH&CNVN hay bàn giao cho các cơ quan khác.

Bảng 2.7: Các đơn vị 35 của VKH&CNVN còn hoạt động cho đến nay

STT Tên đơn vị 35 Viện chủ quản Địa chỉ

1 Liên hiệp KHSX Vật liệu mới và Thiết bị

Viện Khoa học vật liệu Số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

2 Liên hiệp KHSX Quang hoá - Điện tử

Viện Khoa học vật liệu Nhà A25, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội 3 Liên hiệp KHSX Thuỷ tinh Viện Khoa học vật liệu Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà

Nội 4 Liên hiệp KHSX Vật liệu

chịu lửa

Viện Khoa học vật liệu Xã Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

5 Trung tâm Công nghệ hoá dược và Hoá sinh hữu cơ

Viện Hoá học Số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

6 Trung tâm Phát triển công nghệ cao

Viện Công nghệ môi trường

Số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

7 Liên hiệp KHSX Công nghệ hóa học

Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên

Số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

8 Liên hiệp KHSX công nghiệp sinh – hoá học

Viện Sinh học nhiệt đới Số 1, Mạc Đĩnh Chi, Q1, TP. HCM

9 Liên hiệp KHSX Vật liệu kỹ thuật cao

Viện Cơ học Số 264 Đội Cấn, Hà Nội

10 Trung tâm NCUD công nghệ môi trường

Viện Công nghệ môi trường

Số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

11 Liên hiệp KHSX Công nghệ sinh học và Môi trường

Viện Công nghệ sinh học

A15, Số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

- Tự chủ về tài chính

Quyền tự chủ về tài chính bao gồm quyền được tạo nguồn và quyền phân phối và sử dụng nguồn đó trong tổ chức NC&TK nhà nước.

Về tự chủ nguồn từ ngân sách Nhà nước, Nhà nước ban hành chính sách tuyển chọn tạo điều kiện cho các tổ chức NC&TK chủ động tham gia cạnh

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với quá trình tự chủ của các viện nghiên cứu và triển khai thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (Trang 50)