Những quy định về việc đặt tên, ăn mặc giao tiếp

Một phần của tài liệu Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU (Trang 65)

6. Đóng góp của đề tài

2.4.2. Những quy định về việc đặt tên, ăn mặc giao tiếp

Luật Manu đưa ra một hệ thống khá toàn diện những quy định về tôn giáo, chính trị, hôn nhân, giao tiếp..vv cho mỗi đẳng cấp trong xã hội. Trong đó, khi tìm hiểu về những quy định đặt tên, ăn mặc, tiếp xúc của các đẳng cấp chúng ta thấy có nhiều điều khá thú vị.

Thứ nhất: Những quy định về việc đặt tên: Đối với người Ấn Độ cổ đại việc đặt tên cho đứa bé khi ra đời là một nghi lễ thiêng liêng và quan trọng. Trước khi việc đặt tên được tiến hành, đứa trẻ phải trải qua hàng loạt các nghi lễ khỏc khỏ phức tạp như nghi lễ thụ thai (trước khi đứa trẻ được sinh ra), nghi lễ khi ra đời. Theo Luật Manu, việc đặt tên phải được tiến hành theo đúng quy định về mặt thời gian, thời điểm. Thông thường, việc đặt tên phải được tiến hành vào ngày thứ mười hay ngày thứ mười hai kể từ khi sinh ra và thực hiện vào thời điểm khi có phúc tinh. Quan trọng hơn cả là việc lựa chọn tên cho trẻ cũng phải tuân thủ theo đúng quy định và phải phù hợp với đẳng cấp của đứa trẻ. Đứa trẻ thuộc đẳng cấp nào thì phù hợp với tên gọi, từ ngữ của đẳng cấp đó “Tên của Bhaman sẽ là từ khiến được ưu đãi, Ksatrya là từ đầy sức lực, Vaishya là từ gắn liền với sự giàu có, Shudra là từ đáng khinh”…Hay “Tờn của Bhaman sẽ là từ biểu thị hạnh phúc, Ksatrya là đầy sự che chở, Vaishya là từ liên hệ với sự phồn thịnh, Shudra là từ liên hệ với sự hầu hạ35” [Manu Điều 31,32 chương II]. Riêng đối với phụ nữ thì Manu

35()Nên đặt những tên như đã nói trong câu thơ này, Brahman là tên các thần, tên các risi và tận cùng bằng carman (bảo vệ) svamin (ngài), data (được cho), Bhuti (phúc lạc).v.v... Các Ksatrya thì cho những tên- “người che chở những kẻ thuộc hạ”, “vô địch trong chiến đấu”v.v... Các Vaishya thì - “có của cải giàu có”, “có nhiều bò cái”.v.v... Sudra- những tên khinh bỉ kiểu như: Brpanaka (nghèo khổ), dina (nghèo khổ), và

khuyờn nờn chọn những tên dễ đọc, không ghê gớm, có nghĩa rõ ràng, có duyên dễ mến và tận cùng là nguyên âm dài chứa đựng sự ban phước lành. Như vậy, qua nghi lễ đặt tên đứa trẻ khi ra đời đã gắn liền với danh phận, trách nhiệm và bổn phận của đẳng cấp mình đến hết cuộc đời. Đôi khi chỉ cần biết tên có thể đoán biết được đẳng cấp của đứa trẻ.

Thứ hai: Những quy định về cách ăn, mặc: Có lẽ không một nơi nào trên thế giới, luật pháp lại đưa ra một hệ thống những quy định về ăn, mặc phức tạp khắt khe như ở Ấn Độ thời cổ đại. Mỗi đẳng cấp đều có sự khác biệt về cách ăn, mặc và phải phù hợp với đẳng cấp mình.

Người Ấn Độ cổ đại rất coi trọng việc ăn uống, điều đó được thể hiện rất rõ bằng một hệ thống những quy định về thức ăn, cách ăn cho các đẳng cấp trong bộ luật Manu. Thức ăn luôn được người Ấn Độ coi trọng vì theo luật Manu nó đem lại sức mạnh và nghị lực cho con người. Manu cũng khuyên con người hãy ăn uống có điều độ, khoa học để bảo đảm sức khỏe vì

“Ăn uống quá độ có hại cho sức khỏe, cản trở sự sống lâu và việc lên trời, nó ngăn cản người ta có công lao tinh thần và làm mọi người chán ghét, bởi vậy nên tránh nó” [Manu Điều 57 chương II]. Đối với những người ra đời hai lần, luật Manu đưa ra một hệ thống những quy định chung rất nghiêm ngặt về những thực phẩm nào được dùng làm thức ăn gồm: những thứ ép bằng hoa, rễ, quả sạch. Họ cũng có thể dùng thức ăn được làm bằng đại mạch, tiểu mạch và sữa…vv. Những thức ăn cấm cũng được luật Manu liệt kê khá chi tiết như: Tỏi, hành, nấm, các loại rau mọc từ phân, nhựa cây màu đỏ, sữa bò đông, sữa các động vật hoang dó…vv. Cú một điều khá thú vị là hầu hết các loại chim đều không được dùng làm thịt ăn đặc biệt là cá, Manu giải thích “Kẻ nào ăn thịt một con vật nào đó thì người ta chỉ gọi là kẻ ăn thịt con vật ấy, kẻ ăn cá thì bị coi là kẻ ăn tất cả các loại thịt, bởi vậy nên

tránh cá” [Manu Điều 15 chương V]. Một điều quan trọng mà luật Manu đề cập đến khá nhiều đó là những quy tắc dùng thịt và kiêng thịt. Manu khuyên người ra đời hai lần muốn giữ sự trong sạch của bản thân phải thực hiện những quy tắc đã định “Chỉ được dùng thịt làm thức ăn khi cỳng tế-cỏi đú được coi là quy định của thần thánh, cho nên dùng thịt trong các trường hợp khác bị coi là vi phạm quy tắc”[Manu Điều 31 chương V]. Người ra đời hai lần biết các quy tắc thì không nên ăn thịt bất chấp các quy tắc, nếu vi phạm thì bị coi là những kẻ ăn thịt ngông cuồng tội lỗi rất lớn “Tội lỗi sau khi chết của kẻ giết thú vật để kiếm lời không lớn bằng tội lỗi của kẻ ăn thịt ngông cuồng” [Manu Điều 34 chương V]. Việc giết hại súc vật làm thức ăn chỉ được tiến hành khi thực hiện những lễ hiến tế, thờ cúng tổ tiên và các thần. Manu cũng giải thích việc giết súc vật nhằm mục đích thực hiện các nghi thức tôn giáo sẽ giúp cho súc vật được đi tới cõi cực lạc. Người ra đời hai lần nờn kiờng tất cả các loại thịt vì đây là một phần trong việc thực hiện các kỳ công khổ hạnh, kiêng thịt được coi là thành quả lớn. Manu cũng giải thích, không có tội lỗi trong việc dùng thịt, đồ uống có rượu, đó là lối sống của các sinh vật, nhưng kiêng tất cả các thứ ấy thì sẽ được phần thưởng lớn. Người ra đời hai lần dù vô tình hay cố ý ăn những thức ăn cấm đều phải thực hiện những quy tắc chuộc lỗi khác nhau, tuỳ thuộc vào việc vi phạm khi ăn thức ăn cấm. Nếu người ra đời hai lần ăn thức ăn thừa của đàn bà và Shudra cũng như ăn thịt không được phép phải tiến hành chuộc lỗi bằng cách uống nước cháo bột bẩy ngày đêm, nếu ăn thịt khô, nấm đất món ăn không rõ nguồn gốc hay thức ăn ở lò sát sinh thì phải thực hiện việc sám hối…vv. Manu khuyên người ra đời hai lần “Muốn giữ sạch mỡnh thỡ không được ăn những thức ăn cấm, còn những cái vô tình ăn phải thì phải thổ ra cũng như phải tẩy uế bằng những lễ tẩy uế khác nhau” [Manu Điều 161 chương XI].

Riêng đối với tầng lớp Bharman được coi là tầng lớp cao quý nhất trong những người ra đời hai lần, được hưởng nhiều quyền lợi về tôn giáo, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, đẳng cấp Bharman cũng phải thực hiện những nhiệm vụ và bổn phận nặng nề trong trong việc tuân thủ những quy tắc nghiêm ngặt trên nhiều lĩnh vực. Luật Manu đưa ra một hệ thống những quy tắc khắt khe đối với đẳng cấp Bharman trong việc ăn, mặc. Theo Manu, đẳng cấp Bharman ngoài việc thực hiện các quy tắc chung của những ngưũi ra đời hai lần trong cách ăn, mặc thì phải thực hiện những quy định riêng cho đẳng cấp mình. Bharman không được ăn những thức ăn đã bị lấy mất đầu, không được ăn thức ăn đem cho mà không có sự kính trọng cần thiết, thức ăn trên có lông hay sâu bọ, thức ăn bị kẻ giết Brahman nhìn, thức ăn của Sudra, của thầy thuốc, thợ săn, người cai quản thành phố, thợ thủ công, thợ giặt, của người đàn bà lẳng lơ…vv. Manu giải thích nếu ăn “Thức ăn của người cai quản thành phố lấy đi một căn khí, thức ăn của Sudra lấy đi ánh sáng kiến thức thiêng, thức ăn của người làm đồ vàng-tuổi thọ, của người thợ thuộc da-quang vinh…thức ăn của người thợ thủ công (Karuka) giết chết hậu thế của kẻ đó, của người thợ giặt giết chết sức khỏe, thức ăn của đám đông và người đàn bà lẳng lơ làm kẻ đó mất cả thế giới” [Manu Điều 218, 219 chương IV]. Nếu vô tình ăn phải những thức ăn cấm, Brahman phải thực hiện lễ tẩy uế và ăn chay. Đẳng cấp Brahman ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về thức ăn cấm cũng phải cú cỏch ăn cho phù hợp với vị trí vai trò trong xã hội. Manu khuyên Bharman không nên ăn cùng với vợ, nhìn vợ đang ăn, không được để thức ăn lên đầu gối mà ăn, không được ăn bằng cỏc bỡnh vỡ thậm chí những bỡnh cú sự nghi ngờ về sự trong sạch, không được vừa ăn vừa nằm trên giường, không ăn những thứ để bên tay trái hay ở trên ghế ngồi...vv. Brahman muốn có sức khỏe không nên ăn quá no, ăn quá sớm, quá muộn. Manu cũng khuyờn nờn súc miệng sạch sẽ sau khi ăn, phải bảo đảm khi ăn chân vẫn còn ướt sau khi rửa thì sẽ đạt được tuổi

thọ. Theo Will Durant một bữa ăn của một Brahman thường được tiến hành hết sức chu đáo và sạch sẽ “Thường thường người Bàlamụn rửa tay và miệng trước và sau mỗi bữa ăn, họ bốc thức ăn đặt trên một tàu lá, vì họ cho rằng dùng một cái đĩa, một con dao, một cái nĩa tới hai lần thì sẽ không được sạch, sau bữa ăn họ súc miệng tới bảy lần. Họ chà răng tới bằng một thứ vỏ cây, chà xong một lần rồi liệng đi - họ cho dựng lụng thỳ để chà răng huặc dùng hai lần một bàn chà là không sạch sẽ, không lịch sự[15;199]. Brahman muốn có sự kính trọng và sự tương xứng với địa vị của mình thì phải thực hiện những quy định nghiêm ngặt như trên. Trang phục của Brahman cũng được đề cập khá nhiều, theo Manu nên tránh mặc quần áo rách, bẩn nếu có phương tiện. Manu quy định Bharman luôn phải “Cắt tóc ngắn, có móng tay và râu, áo quần trắng, sạch sẽ, luôn nghiên cứu veda và làm những việc có ích cho bản thõn” [Manu Điều 35 chương IV]. Một Brahman trong sạch không nên mang giày, quần áo, giõy thiờng, đồ trang sức, tràng hoa, bình đựng nước mà người khác đó dựng. Mục đích của việc tuân thủ những quy định về ăn, mặc và những quy định khác để xứng đáng với vị trí người ưu tú nhất của những người ra đời hai lần, chúa tể của thế giới.

Riêng đối với đẳng cấp Sudra nhiệm vụ chính của họ là hầu hạ những đẳng cấp trên, phục tùng vô điều kiện. Shudra không được tham dự những lễ nghi tôn giáo, không được dự những bữa ăn có sự tham gia của những người ra đời hai lần. Cách ăn, mặc của Shudra được Manu quy định phải phù hợp với thân phận, địa vị xã hội của họ “các Shudra sống một cách chính đáng36

hàng tháng phải cắt tóc, thức ăn của họ phải là thức ăn thừa của những người ra đời hai lần” [Manu Điều 140 chương V]. Ngoài ra, trong xã hội Ấn Độ cổ đại còn tồn tại những người bị coi là ngoài đẳng cấp, họ được gọi là

36()Sudra sống chính đáng (ayayavratin)-sống bằng cách phục vụ người Aryan: Phần lớn các nhà chú giải giải thích như thế

Chandala, Svabatsa, hay Paria …nơi ở của họ phải ở ngoài làng, đồ gia dụng mà họ dùng phải bị người khác đã vứt bỏ. Theo quy định của Manu đối với những người ngoài đẳng cấp thì “Y phục của họ là quần áo của người chết, thức ăn thì phải cho họ trong bình vỡ, đồ trang sức của họ bằng sắt, và họ luôn luôn phải lưu lạc” [Manu Điều 52 chương X]

Điều đặc biệt ở chỗ luật Manu không chỉ đưa ra những quy định chung cho mọi đẳng cấp mà còn dành khá nhiều điều quy định cho những đẳng cấp trên - những người ra đời hai lần. Mỗi giai đoạn trong cuộc đời, người ra đời hai lần phải tuân thủ những quy định khác nhau về việc lựa chọn cách ăn mặc, những điều cấm kỵ. Theo luật Manu và đạo Bàlamụn, người ra đời hai lần phải trải qua bốn giai đoạn kế tiếp nhau trong cuộc đời: giai đoạn tuổi niên thiếu, giai đoạn “chủ nhà”, giai đoạn sống ẩn dật khi đã có tuổi, giai đoạn xuất thế thành những tu sĩ khất thực sống cuộc sống không màng đến danh lợi mong muốn tìm đến sự giải thoát.

Trong giai đoạn niên thiếu, Manu khuyên học trò phải chú ý đến cách ăn uống nên ăn uống một cách chú tâm, không được coi thường thức ăn, thấy nó phải sung sướng và cảm thấy thoả mãn và dùng thức ăn với lòng biết ơn. Học trò khi ăn nếu quay mặt về hướng đụng thỡ được sống lâu, quay mặt về hướng nam thì được vinh quang, quay mặt về hưúng tõy thỡ được hạnh phúc, quay mặt về hướng bắc thì được chính đạo, nhưng tốt nhất nên quay mặt về hướng đông. Trong lúc ăn nếu được ngồi với Guru (thầy dạy veda) thì bao giờ cũng nên ăn ít hơn, phải tránh nằm, ngồi ăn trước mặt thầy. Người học trò muốn học tập tốt thánh kinh Veda và tăng công lao trong việc thực hiện các kỳ công khổ hạnh thì phải thực hiện “lời thề học trũ”, phải tránh những điều cấm kỵ trong đó cú cỏc loại thức ăn. Học trò nên “Kiờng mật, thịt nước thơm, hoa trang sức, đồ gia vị, kiêng đàn bà và tất cả những gì đó hoỏ chua và không được làm hại các sinh vật” [Manu Điều 177

chương II]. Trang phục của học trò cũng được luật Manu quy định rất cụ thể, thông thường mỗi học trò phải có đủ trang phục gồm: quần áo, thắt lưng, sợi dây thiêng, trượng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi đẳng cấp mà trang phục được làm từ các chất liệu khác nhau “Thắt lưng ba lớp (Mekhana) của Bharman phải nhẵn và mịn và được làm từ cỏ Mundya, thắt lưng của Ksatrya như dây cung phải làm bằng cỏ muụva, của Vashya bằng sợi gai… Sợi dõy thiờng (upavita) cho Brahmam nên làm bằng sợi bông, cho Ksatrya- làm bằng sợi gai, cho Vaishya bằng sợi len” [Manu Điều 42, 44 chương II].

Trong giai đoạn chủ nhà, người ra đời hai lần phải thường xuyên thực hiện năm lễ cúng tế vĩ đại theo quy định của luật Manu gồm: Ahuta - nghi lễ khi đọc kinh veda, Huta (hụma) - dâng lễ trên lửa, Prahuta (bili) - lễ cỳng các linh hồn, Brahmahuta - nghi lễ thể hiện sự ân cần chu đáo với các vị khách Brahman, Priasita (tarpana) - lễ cúng tổ tiên. Mỗi lễ cúng tế đều có những quy định cụ thể về việc chuẩn bị thức ăn cúng tế cũng như đề thết đãi khách đến dự lễ ví dụ trong lễ cúng tế tổ tiên đồ cúng chủ yếu là sữa, rễ cây và hoa quả. Việc tiếp đãi khách đến dự các lễ cúng tế phải được thực hiện chu đáo theo đúng quy tắc, thức ăn đem mời khách phải là loại tốt nhất có thể vì

“Đừng ăn những gì không phải để mời khách, Việc đãi khách chu đáo đảm bảo sự giàu có, quang vinh và tuổi thọ37[Manu Điều 106 chương III]. Luật Manu cũng đưa ra những quy định đối với chủ nhà tuỳ thuộc vào mỗi đẳng cấp khác nhau đến dự lễ thỡ cú cách cư xử tiếp đãi khác nhau. Việc thết đãi thức ăn phải được tiến hành theo thứ tự đẳng cấp từ cao xuống thấp trong đó đẳng cấp Bàlamụn luụn được kính trọng nhất “Nếu Ksatrya đến nhà như là khách38 thì nên cho người ấy ăn theo ý muốn sau khi đã tiếp đãi các Bharman… Ngay cả Vashya và Shudra đến nhà như là khách cũng nên cho ăn cùng với các đầy tớ của mình và đối xử có nhân đức với họ…[Manu Điều

37()Đừng ăn những gì không phải để mời khách - như vậy chủ nhà phải đem những cái tốt nhất trong nhà ra mời khách

111, 112 chương III]. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị là những đối tượng như: đàn bà mới lấy chồng, trẻ em, đàn bà ốm và có mang nếu đến nhà phải cho họ ăn không chút ngần ngừ, thậm chí được ăn trước cả khách, thực hiện như vậy mới là người chủ nhà được coi là khôn ngoan. Manu cũng nêu rõ “Không cho họ ăn mà ăn trước họ, thì khi nuốt thức ăn kẻ đó không biết rằng sau khi chết, bản thân kẻ đó sẽ bị chó và diều hâu ăn thịt” [Manu Điều 115 chương III]. Người chủ nhà phải rất chú trọng đến khâu chuẩn bị thức

Một phần của tài liệu Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w