Quy định về hôn nhõn

Một phần của tài liệu Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU (Trang 57)

6. Đóng góp của đề tài

2.4.1. Quy định về hôn nhõn

Theo quan niệm chung về hôn nhõn của người Ấn Độ cổ đại thì hôn nhõn là một sự kiện quan trọng, là bước chuyển trong sự phát triển hoàn thiện cuộc sống của mỗi người. Ngay từ rất sớm, thời Veda ở Ấn Độ đã xuất hiện những cuộc hôn nhõn cặp đôi với các nghi lễ tôn giáo phong phú chứ không còn là kiểu tạp hôn như thời nguyên thuỷ. Theo luật Manu, đối với những người ra đời hai lần thì hôn nhõn được tiến hành ở giai đoạn thứ hai của cuộc đời - giai đoạn chủ nhà.

Hôn nhõn được coi là một sự liên kết không thể tách rời giữa một người đàn ông và một người đàn bà trong suốt cuộc đời. Đối với Hindu giáo, hôn nhõn không chỉ là sự gắn bó đơn thuần của hai cá nhõn về tinh thần, thể xác mà còn là một lễ ban phước cho hai gia đình. Theo Manu, đó là cách thức để con người thể hiện dharma của mình. Hôn nhõn đưa hai con người khác nhau về chung một con đường, tiến tới cùng một mục đớch là duy trì sự phát triển của gia đình, xã hội vì khi kết hôn vợ và chồng đều phải kiềm chế hành động của bản thõn, đưa chúng vào một khuôn mẫu, biết chịu đựng, hy sinh và dung hoà tính cách lẫn nhau. Kinh Veda cho rằng hôn nhõn là một sự gắn chặt giữa “xương với xương. thịt với thịt, da với da, người chồng với người vợ như thể họ là một” [Rig.X.85.360], [28;1]. Trong xã hội Hindu giáo hôn nhõn không chỉ là một trong những samska (Vivaha - kết hôn) mà còn là cột mốc đánh dấu sự mở đầu một cuộc sống mới đầy trách nhiệm của người chủ nhà. Do đó, hôn nhõn Hindu giáo hướng tới những mục đớch chớnh như: Thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo, tiến hành các nghi lẽ thờ cúng

(dharma sampatti), sinh con cái nối dừi để người cha sau khi chết không bị đày ải ở địa ngục và hưởng sung sướng và sự giải thoát (praja sampatti),

việc thực hiện hôn nhõn theo đúng các nghi lễ tôn giáo truyền thống giữ một vai trò quan trọng đối với mọi đẳng cấp

Trong Luật Manu những quy định cụ thể về hôn nhõn và những loại hình hôn nhõn được đề cập khá chi tiết.

Thứ nhất: Những quy định cụ thể về hôn nhõn: Về cơ bản, tôn giáo và luật pháp Ấn Độ cổ đại không khuyến khớch và đề cao chế độ đa thê (poligamy), thông thường người đàn ông chỉ lấy duy nhất một vợ. Dù trên thực tế vẫn có nhiều trường hợp cưới hai ba vợ nhưng chủ yếu chỉ xảy ra đối với những người giàu có và là đẳng cấp trên trong xã hội như: tăng lữ, vua, quý tộc. Theo truyền thống một người shudra chỉ có thể lấy một người vợ là Shudra nhưng một người Vaishya có thể lấy một vợ thuộc Vaishya và một người vợ Shudra, một người thuộc Ksatrya có thể lấy một vợ thuộc đẳng cấp mình và hai vợ thuộc hai đẳng cấp dưới, một người thuộc đẳng cấp Brahman có thể lấy một vợ thuộc đẳng cấp Brahman và ba người vợ thuộc ba đẳng cấp dưới [Manu, điều 13 chương III]. Như vậy, dù không khuyến khích đa thê nhưng trong những trường hợp đặc biệt thì những người đàn ông thuộc ba đẳng cấp trên vẫn có thể lấy thêm vợ nếu muốn nhưng với điều kiện người vợ đầu tiên (tức vợ cả) phải thuộc cùng đẳng cấp với mình, những người vợ tiếp theo phải là người thuộc đẳng cấp dưới “trong lần kết hôn đầu tiên, người ra đời hai lần được khuyên là nên lấy (vợ) cùng varna nhưng những hành động theo tình yêu có thể lấy vợ theo thứ tự trực tiếp (của các varna)” [Manu, điều 12 chương III]. Người vợ cả bao giờ cũng là người nhiều quyền lực nhất và là trung tõm không nhất thiết phải là người được yêu chiều nhất. Một ví dụ khác về chế độ đa thê ở Ấn Độc cổ đại như sau: vua Udayana - nhõn vật trong bài thơ “Đại dương của các truyền thuyết” của Somadeva (thế kỷ XI) đã có một người vợ tên là Vasavadata, sau đó ông lại lấy thêm một người vợ nữa là nàng Padamavati. Vợ cả không hề phản đối, từ đó hai

người vợ trở thành chị em thõn thiết. Trong đó cũng có chuyện một vị quan khôn khéo là Jagandharayna đã can ngăn vua lấy thêm vợ ba [12;290]. Nói chung, ở Ấn Độ cổ hiện tượng đa thê không phổ biến, nếu đã có người vợ tốt và sinh được người con trai nối dừi thì việc chồng lấy thêm vợ là không được phép, người đàn ông lấy nhiều vợ thường không được đề cao như những người kết hôn một vợ theo đúng nghi lễ tôn giáo. Việc phụ nữ lấy nhiều chồng (poliandria - đa phu) ở Ấn Độ lại càng ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, trong thời cổ đại, hiện tượng này có xảy ra nhưng chỉ là cá biệt. Bằng chứng là nhõn vật nữ có tên là Draupadia trong một bài thơ cổ có đến năm người chồng và họ đều là anh em nhà Pandava [12;291]. Hiện nay, chế độ đa phu vẫn xảy ra ở một số đẳng cấp thấp ở cao nguyên Đê-can (Dekkan) và các bộ tộc Mông cổ ở phía Bắc Ấn Độ. Nếu trong gia đình không có con hoặc do chồng mang bệnh mà không thể sinh con thì người chồng phải trao quyền cho anh em trai hoặc cư sĩ ăn nằm với vợ mình [12;291].

Hôn nhõn trong Manu được quy định rất cụ thể, rừ ràng và chặt chẽ. Những chàng trai thuộc ba đẳng cấp trên sau khi hoàn thành việc học tập (kinh sách) sẽ trở về nhà và bắt đầu một giai đoạn mới cao hơn về thể chất, đạo đức, tinh thần. Đó là việc chọn cưới vợ và trở thành một người chủ gia đình “Sau khi tẩy rửa thân thể với sự cho phép của guru, sau khi thực hiện nghi thức trở về nhà (samavrtta) theo đúng quy tắc, người ra đời hai lần nên lấy vợ cùng varna với mình và có những biểu hiện thân thể dễ ưa” [Manu, điều 4 chương III]. Việc kết hôn rất quan trọng và được tiến hành khá phức tạp tuỳ thuộc vào từng đẳng cấp. Manu cho rằng ngay từ công việc đầu tiên là chọn vợ đã phải rất cẩn thận vì cưới xin là việc hệ trọng, người vợ có ý nghĩa quyết định đến cả cuộc đời sau này của chàng trai và gia đình. Manu khuyên một người đàn ông nên kết hôn với những người phụ nữ cùng đẳng cấp, cùng varna nhưng phải khác gotra (dòng giống, dòng dừi). Như vậy mới

có thể tránh được nhiều bệnh tật ở con cháu do gen di truyền thụt lùi mà các cuộc hôn nhõn cận kề đem lại. Đõy là quan điểm được đánh giá là khoa học và tiến bộ đi trước thời đại trong Manu, tất nhiên các gotra trong thời Manu vẫn có một giới hạn nhất định chứ không mở rộng như trong xã hội Ấn Độ ngày nay. “Người con gái không phải là sapinda30 về đằng mẹ và không cùng dòng họ với bố, được quy định để kết hôn và có quan hệ tình ái với những kẻ ra đời hai lần” [Manu, điều 5 chương III] mới là người vợ thích hợp đáng để cưới. Trong Manu cũng liệt kê mười loại gia đình mà một chàng trai thuộc đẳng cấp trên - những người ra đời hai lần không nên lấy con gái của họ ngay cả dù gia đình đó có giàu có, nhiều bò, dê, cừu, tài sản hay thóc lúa [Manu điều 6 chương III], đó là “gia đình coi thường việc thực hiện các nghi lễ, không có đàn ông (nispurusa), trong gia đình không nghiên cứu kinh Veda, (những người trong gia đình) lông lá đầy mình, mắc bệnh lòi dom, ho lao, tiờu hoỏ kộm, bệnh động kinh, bệnh hủi trắng hoặc đen (svitrikusthin)” [Manu, điều 7, chương III]. Chàng trai không nên chọn cưới một cô gỏớ đầu óc đần độn, quá gầy hoặc quá ốm yếu, không mọc tóc hoặc quá nhiều lông lá trên người, cô gái nói quá nhiều hoặc bị vàng da [Manu điều 8, chương III] hoặc người con gái “mang tên của cỏc vỡ tinh tú, cõy sụng, tờn của đẳng cấp thấp (antya), núi, chim rắn, đầy tớ31 hay tên dễ sợ32” [Manu, điều 9, chương III], Manu cho rằng “người chín chắn không nên lấy người con gái không có anh, không biết bố là ai vì sợ người đó có thể là putrika, thậm chí (vì sợ) vi phạm dharma33” [Manu điều 11 chương III]. Manu khuyên người chàng trai “nên lấy những người đàn bà không có tật về thân thể, có tên dễ nghe, có dáng đi của con thiên nga (hamsa) hay của con voi34, có lông mềm

30 Những người họ hàng, ruột thịt cùng gotra

31 tên có từ dasi (nữ nô lệ)

32 tên đáng sợ chẳng hạn như dakhim hay raksari (những loại quỷ cái)

33 sợ vi phạm dharma khi lấy nhầm phải người ruột thịt hoặc người ra đời từ cuộc hôn nhân bị cấm

trờn thõn và trên đầu, răng đẹp, tay chân mềm mại” [Manu điều 10 chương III].

Như vậy qua Manu có thể thấy được sự khắt khe trong kết hôn ở Ấn Độ cổ đại. Đó không chỉ là sự chặt chẽ giữa các đẳng cấp mà còn là sự đòi hỏi cao về mặt lễ nghi tôn giáo, đương nhiên yếu tố tiến bộ không thể phủ nhận ở đõy là việc chọn lọc để phát triển giống nòi, điều mà không phải dõn tộc nào trên thế giới cũng có thể nhận thức được. Ngay trong thời phong kiến, ví dụ điển hình là Việt Nam thời Trần việc duy trì hôn nhõn nội tộc đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt di truyền. Cũng bởi sự khắt khe đó mà hầu như các gia đình Ấn Độ không muốn sinh con gái, đối với con gái cha mẹ cần mang trách nhiệm nặng nề, cần chú ý chăm sóc con mình thật kỹ càng nếu không sẽ khó lấy được người chồng tử tế. Những quy chuẩn về một người con gái nên lấy từ cái tên, nguồn gốc gia đình đến vóc dáng, tính cách, sức khoẻ sẽ giúp cho việc tỡm kiếm một tấm chồng tử tế dễ dàng hơn.

Đối với một cô gái, việc chọn chồng kỹ lưỡng cũng là điều hết sức quan trọng, có điều việc chọn rể không phải do cô gái quyết định mà phụ thuộc hoàn toàn vào cha. Người cha ở Ấn Độ xưa mang trong mình trách nhiệm lớn lao là tìm kiếm người chồng lý tưởng cho cô con gái khi đến tuổi dậy thì “theo quy tắc con gái mình đẻ ra, dù là chưa đến (tuổi thành niên), cũng nên gả cho chàng rể đẹp trai, gia thế”, nhưng sẽ là tốt hơn cho cô gái nếu cô ấy đã dậy thì [Manu, điều 88 chương 9]. Manu cho rằng cũng như với việc chọn vợ, chọn chồng cũng phải rất cẩn thận không nên đại khái, qua loa, kết hôn chỉ để có chồng, không nên lấy những người chồng không có phẩm chất tốt đẹp. Manu khuyên rằng “nhưng người con gỏi dự đến tuổi thành niên, thà ở nhà cha cho đến lúc chết còn hơn bị cha gả làm vợ (người đàn ông) không có những đức tính tốt” [Manu điều 89, chương 9]. Nếu sau ba năm kể từ thời điểm cô gái đến tuổi kết hôn (dậy thì) mà người cha vẫn

không đủ khả năng tìm kiếm một người chồng phù hợp cho cô thì cô ấy có thể chọn chồng theo ý mình. Một trinh nữ nên chờ đợi ba năm dù đã đủ tuổi lấy chồng, sau thời gian đó, hãy để cho cô ấy tự lựa chọn chú rể cho mình ở cùng đẳng cấp và vị trí xã hội, nếu bản thõn cô gái tự tìm chồng cho mình (sau ba năm chờ đợi) thì cô gái và chồng của mình đều không có tội [Manu, điều 90, 91, chương IX].

Thường thì người đàn ông thuộc đẳng cấp nào thì lấy một vợ thuộc đẳng cấp đó. Manu phê phán những người thuộc đẳng cấp Brahman lấy vợ thuộc đẳng cấp Shudra vì cho rằng “không một truyền thuyết nào thấy nhắc đến người vợ shudra của đẳng cấp Brahman hay Ksatrya ngay cả đối với

những người gặp hoàn cảnh thúc bách” Manu phê phán những người đàn

ông được tái sinh nếu cưới những người vợ của đẳng cấp dưới (shudra), cho đó là ý nghĩ điên rồ vì họ sẽ sớm làm mất danh dự gia đình đồng thời những đứa trẻ sinh ra sẽ thuộc đẳng cấp Shudra [Manu điều 15 chương III], “Một người tăng lữ mà lên giường với một nô tì thì sẽ phải xuống địa ngục, nếu anh ta khiến cô ta sinh con trai thì người con trai của tăng lữ sẽ mất vị trí xã hội vốn có của mình” [Manu điều 17 chương III], “không có một cõu chuyện nào lại đề cập đến việc một nữ nô tì làm vợ của một thầy tu hay một vị vua, ngay cả khi bị dồn vào bức đường cùng” [Manu điều 14, chương III]. Nhưng trong các cõu thơ 12, 13 chương 3 như vừa đề cập thì dường như Manu vẫn chấp nhận kết hôn xuyên đẳng cấp. Đó là những cuộc hôn nhõn kiểu

pratiloma (nghĩa là trái đẳng cấp, khác bản chất, vị trí xã hội). Trong cuộc hôn nhõn này một người đàn ông ở đẳng cấp cao quý hơn lấy một người vợ ở đẳng cấp dưới. “Anh ta (người đàn ông ở đẳng cấp trên) người mà sở hữu lòng tin có thể nhận được bài học trong sạch từ đẳng cấp dưới, những luật lệ cao nhất từ những thứ thấp nhất và có thể cưới được một người vợ giỏi giang dù cô ta được sinh ra trong gia đình người Chandala (đẳng cấp ti tiện

- gia đình không tốt)”, “Bất cứ ai cũng (dù ở đẳng cấp nào) cũng có thể giành được những người vợ giỏi giang, học vấn, kiến thức luật pháp, những mưu kế, những quy tắc về sự trong sạch…” [Manu, điều 238, 240 chương II]. Trong điều 44 chương III, Manu còn nói rừ hơn về một lễ nghi trong

pratiloma như sau “Trong lễ kết hôn của một cô dõu thuộc đẳng cấp dưới với một chú rể có vị trí cao quý hơn thì theo luật cô dõu thuộc Ksatrya phải cầm một mũi tên, cô dõu Vaishya cầm một gậy nhọn và cô dõu Shudra cầm lấy viền áo của chú rể”. Những cuộc hôn nhõn xuyên đẳng cấp này phải chăng là khe hở của chế độ Varna - chế độ cứng nhắc đầy khắc nghiệt trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Phụ nữ dù có nguồn gốc thấp kém nhưng bản thõn họ giỏi giang thì việc họ lấy những người thuộc đẳng cấp cao hơn là hoàn toàn có thể xảy ra, còn những người thuộc đẳng cấp cao nếu muốn có thể lấy vợ là nô tì. Tuy nhiên, điều này không hề đi quá giới hạn nhất định. Dù Manu không cấm các trường hợp pratolima diễn ra nhưng có sự cảnh báo về hậu quả mà người chồng và con cái phải gánh chịu, thêm nữa, người vợ thấp kém chỉ là vợ lẽ không bao giờ có được vị trí đáng kể trong gia đình và nhiệm vụ phục dịch của họ là chủ yếu. Theo Manu, trong gia đình của những người đàn ông lấy nhiều vợ thì người vợ cả cùng đẳng cấp với chồng luôn có vai trò quan trọng và được hưởng nhiều quyền lợi nhất. Đõy cũng là quy định nhằm duy trì trật tự đẳng cấp.

Ngoài ra, Theo Manu một cuộc hôn nhõn được coi là hạnh phúc phải dựa trên cơ sở tự nguyện của đôi bên. Mặc dù phần lớn các cuộc hôn nhõn trong xã hội Ấn Độ cổ đại chỉ là sự thoả thuận giữa gia đình hai bên. Manu khuyên “Đối với những người thuộc đẳng cấp tăng lữ món quà một cô con gái với một lễ cúng rượu được coi là cuộc hôn nhõn tốt nhất, đối với các đẳng cấp khác tốt nhất là nên có sự đồng ý và mong muốn của cả hai bên” [Manu, điều 35 chương III]

Thứ hai: Về những loại hình hôn nhõn: Manu đưa ra những loại hình hôn nhõn khá cụ thể trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Những loại hình hôn nhõn bao gồm: Brahma, Daiva, Arsa, Prajapatya, Asura, Gandharva, Raksara

Paisaca. “Tóm lại, có tám cách để cưới vợ được thực hiện với cả bốn đẳng cấp, để làm tốt hơn hoặc làm tồi tệ đi thế giới này và thế giới bên kia (sau khi chết)”, “những cuộc hôn nhõn được đặt tên theo tinh thần tối cao (Brahma), các vị thánh (Daiva), những nhà hiền trớờt (Arsa), thần sáng tạo (Prajapatya), ma quỷ (Asura), quái vật đầu người (Gandharva), quỷ ăn thịt người (Raksara) và cuối cùng xấu xa nhất là ma cà rồng đáng ghê tởm (Paisaca)” [Manu, điều 20, 21 chương III].

Trong đó, hôn nhõn tốt đẹp và cao quý nhất là Brahma thường được tiến hành trong các gia đình đẳng cấp Bàlamôn, hôn nhõn Daiva là cuộc hôn nhõn mang đậm õm hưởng và màu sắc của các nghi lễ tôn giáo…Trong số các loại hình hôn nhõn thì loại hôn nhõn Gandharva là cuộc hôn nhõn duy nhất được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu và sự tự nguyện đến với nhau.

Một phần của tài liệu Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w