Qui định về quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp

Một phần của tài liệu Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU (Trang 30)

6. Đóng góp của đề tài

2.3. Qui định về quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp

2.3.1. Quy định về tôn giáo

Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều tôn giáo, hai trong số các tôn giáo lớn trên thế giới có xuất xứ từ Ấn Độ đó là Đạo Phật và Đạo Hindu. Ấn Độ cũng là nơi mà nhiều tôn giáo ở bên ngoài được du nhập và cú đụng tín đồ. Trong lịch sử Ấn Độ, tôn giáo đã và vẫn có những ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội “Tôn giáo ở Ấn Độ cũng đã in dấu sâu đậm trong suốt cả chiều dài cuộc đời của một con người, từ khi lọt lòng đến lúc từ biệt cõi trần để rồi trong vòng luân hồi lại đầu thai qua một kiếp khác, theo như tín điều của hầu hết giáo pháo Ấn Độ. Tiếng khóc chào đời của đứa trẻ đã hoà lẫn với những tiếng kinh cầu nguyện của bố mẹ chúng trong một bầu không khí mang đầy âm hưởng của tôn giáo. Rồi những lễ nghi tôn giáo cứ nối tiếp theo cuộc đời của đứa trẻ, qua các thời kỳ tráng niên, đến tận lúc trở về già.” [6;63]. Tôn giáo cũn là nguồn cảm hứng

cho nhiều ngành văn hoá nghệ thuật ở Ấn Độ như; thơ, kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Đời sống văn hoá của người dõn Ấn Độ chịu ảnh hưởng sõu sắc của tín ngưỡng tôn giáo.

Trong bộ luật Manu những quy định về tôn giáo được đề cập tương đối nhiều và khá chi tiết, bao gồm những quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm của mỗi đẳng cấp trong xã hội. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, mỗi cá nhân đều thuộc một đẳng cấp nhất định và phải có nghĩa vụ thực hiện bổn phận thuộc về đẳng cấp mình. Ở khía cạnh luật pháp Manu đã đưa ra những quy định về tôn giáo với từng đẳng cấp rất rõ ràng. Trên đỉnh hệ thống đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ là các tu sĩ Bàlamụn. Họ là những người được hưởng nhiều quyền lợi nhất về tôn giáo, vai trò, địa vị luôn được đề cao. Điều 88 chương I quy định “Việc giảng dạy (adhyapa), nghiên cứu Veda (adhyayana), cúng lễ ngài và cúng lễ các người khác, phân phát (dana) và nhận (pratigana) (của bố thí), ngài quy định cho các Bharman”. Manu cũng chỉ ra rằng trách nhiệm phân phát của bố thí, cúng lễ, nghiên cứu Veda được dành lần lượt cho đẳng cấp Ksatrya và Vaisya. Như vậy, những quyền lợi và trách nhiệm chính trong việc thực thi những quy định tôn giáo chủ yếu dành cho những người thuộc ba đẳng cấp trên được coi là những người “ra đời hai lần”. Người Sudra thuộc đẳng cấp thấp nhất trong xã hội theo đạo Bàlamụn nếu nghe thánh kinh (veda) thì tai sẽ điếc, bị đổ chì vào; nếu tụng thánh kinh thì lưỡi bị cắt đứt ra; nếu lại muốn học thuộc lũng thì thân thể chặt ra làm hai. Luật Manu cũng giải thích sở dĩ đẳng cấp Bàlamụn có đặc quyền như vậy vì họ nắm được tri thức, được sinh ra từ phần tốt nhất trên thân thể thần Brahman, là người nắm giữ vị trí đích trưởng và hiểu biết kinh Veda. Mặt khác, tư tưởng trung tâm của nền văn minh cổ Ấn Độ là tư tưởng Dharma, một khái niệm về trách nhiệm, nghĩa vụ, về việc thực hiện trách nhiệm của mình đối với chính bản thân và đối với người khác. Cũng theo

đạo Bàlamụn và luật Manu thì Dharma có gốc rễ từ Veda mà ra, tu sĩ Bàlamụn được coi là những nhà thông thái vì tinh thông Veda đương nhiên giữ vị trí cao nhất về tôn giáo.

Mục đích lớn nhất của các tín đồ Bàlamụn giỏo là đi đến sự “giải thoỏt”. Đạo này dựa trên ba yếu tố chính gồm: Đạo (Dharma), đẳng cấp (Varna) và các giai đoạn của đời sống (Asrama). Đạo Bàlamụn cũng chỉ ra có ba con đường chính để đạt được sự giải thoát gồm: thứ nhất đó là con đường hành động, khuyên nhủ và làm tròn bổn phẩn của mình, đây là con đường có tính chất phổ biến cho mọi đẳng cấp trong xã hội. Thứ hai là con đường tri thức hẹp hơn dành cho số ít người biết cách tu hành khổ hạnh và có địa vị xã hội. Thứ ba là con đường sùng tín mở rộng cho mọi hạng người, đây là con đường trực tiếp nhất để con người đến được cõi siêu thoát. Trong luật Manu những quy định về tôn giáo không những bảo vệ chế độ đẳng cấp mà còn làm rõ bốn giai đoạn khác nhau của một con người. Mỗi giai đoạn của cuộc đời mỗi đẳng cấp phải thực hiện những lễ nghi, quy định tôn giáo khác nhau, đó cũng là quá trình vươn đến sự giải thoát. Trong đó: Giai đoạn thứ nhất dành cho tuổi niên thiếu là tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống. Đây là giai đoạn chủ yếu phải học tập kinh Veda. Tuỳ thuộc mỗi đẳng cấp mà mức độ nghiên cứu kinh Veda nặng, nhẹ khác nhau. Giai đoạn này thiếu niên phải học tập và tuân theo những quy định chặt chẽ, khắt khe dưới sự dẫn dắt của thầy dạy veda. Giai đoạn thứ hai, là giai đoạn “chủ nhà” con người lập gia đình và tạo dựng sự nghiệp và công danh hưởng thú vui trần tục nhưng vẫn phải tuân theo những quy định, lễ nghi tôn giáo và bổn phận của giai cấp mình. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sống ẩn dật khi đã có tuổi và con cháu. Họ phải rời bỏ gia đình, từ bỏ những ràng buộc của cuộc sống đời thường, sống cuộc sống tâm linh, suy ngẫm về những triết lý tôn giáo. Giai đoạn thứ tư là giai đoạn xuất thế thành những tu sĩ khất thực sống cuộc sống

không màng đến danh lợi mong muốn tìm đến sự giải thoát. Trong mỗi giai đoạn khác nhau của mỗi đời người, tuỳ thuộc vào thân phận của mình mà mỗi đẳng cấp phải thực hiện những lễ nghi, quy định tôn giáo khác nhau.

Giai đoạn thời niên thiếu: Trước khi chính thức trở thành học trò, đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên đã phải thực hiện những lễ nghi tôn giáo tương đối phức tạp được quy định cụ thể trong luật Manu, từ lễ thụ thai, đặt tên, lễ ra khỏi nhà, lễ cho ăn gạo cho đến lễ phong tặng. Tất cả đều được thực hiện theo đúng trình tự thời gian, thời điểm và nghi thức và chỉ dành cho những người ra đời hai lần. “Cuối tháng thứ tư phải thực hiện nghi lễ lần đầu tiên đưa (đứa hài nhi) ra khỏi nhà (niskarana), hết tháng thứ sáu- lễ cho ăn gạo lần đầu tiên (asnapramana) hay một lễ cúng nào khác thuận lợi đối với gia đình11. “Theo lệnh của khải thị thiêng liêng, lễ cắt tóc (cudakarman) phải được cử hành vì Dharma cho tất cả những người ra đời hai lần, vào cuối năm thứ nhất hay thứ ba”[Manu điều 34,35-chương II]. Trong số những nghi lễ thời niên thiếu thì lễ phong tặng là quan trọng nhất vì đây là thời điểm thiếu niên bước vào thời kì quan trọng đầu đời- thời kì học trò. Nghi lễ được tiến hành hết sức phức tạp theo thứ tự từng bước, tuỳ thuộc vào đẳng cấp mà thời gian phong tặng khác nhau “Tới năm thứ tám từ lúc thụ thai, phải làm lễ phong tặng cho Brahman, tới năm thứ mười một kể từ lúc thụ thai - cho Ksatrya, tới năm thứ mười hai kế từ lúc thụ thai cho Vaisya12

[Manu điều 36-chương II]. Người được phong tặng phải thực hiện theo những quy tắc nghiêm ngặt từ trang phục, ăn, uống khi tiến hành nghi lễ. “các học trò (Brahmacarin)13 phải mang những bộ da đen của sơn dương, hươu, dê cho đúng phép tắc, cũng như quần áo làm bằng gai, đay và lông cừu”, “Nguời đú hóy đừng cho ai ăn thức ăn thừa, đừng ăn giữa chừng14,

11 Phần bổ sung chính sau này cũng cho phép thừa nhận những phong tục gia đình đặc biệt theo ý kiến của Međh nó áp dụng cho tất cả các nghi thức

12 Sự phong tặng này thuộc sở hữu của 3 varna trên và gồm có việc đặt sợi dây thiêng và thắt lưng khi đọc các Xavtri’a.

13 Từ lúc phong tặng các học trò của Bharman phải trải qua bốn thời kỳ gồm: học trò, chủ nhà, ẩn tu và khổ hạnh

đừng ăn quá nhiều và đừng đi đâu mà chưa rửa sạch sẽ sau khi ăn”[Manu điều 41,56 chương II].

Sau khi thực hiện xong những quy tắc của lễ phong tặng thiếu niên chính thức bước vào thời kì học trò với nhiệm vụ trọng tâm là học tập kinh veda. Theo luật Manu, kinh veda có một vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức của mỗi đẳng cấp trong xã hội. Việc nghiên cứu kinh veda chỉ được dành cho ba đẳng cấp trên gồm: Brahman, Ksatrya và Vaisya và coi đõy là trách nhiệm bắt buộc “Nhờ những kỡ cụng khổ hạnh đặc biệt và những lời thề khác nhau do các quy tắc định ra, những người ra đời hai lần phải nghiên cứu toàn bộ veda cùng với upanisad (rahasya)”

[Manu Điều 165 chương II]. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi đẳng cấp khác nhau mà việc việc học tập kinh veda nặng nhẹ khác nhau, đẳng cấp Bàlamụn phải học tập và nghiên cứu kinh veda nhiều nhất vì theo Manu đó là công lao vĩ đại nhất. Manu cũng nêu ra hậu quả tất yếu nếu không học tập kinh veda “Người ra đời hai lần mà không nghiên cứu veda mà lại ra sức làm (viji) khỏc, thỡ ngay lúc sống, người ấy cùng con cháu nhanh chóng đi đến tình trạng của Sudra” [Manu điều 168 chương II]. Manu cũng đề cập chi tiết những đối tượng được học tập kinh veda “theo Dharma mười người sau có thể được dạy (veda); con trai thày, người hay giúp kẻ khác, người (có thể) truyền thụ kiến thức, người đức hạnh (dharmika), người trong sạch, người xứng đáng, người có khả năng, người hào hiệp (arthada), người sùng tín, người họ hàng” [Manu Điều 109 chương II]. Việc giảng dạy kinh veda chỉ được dành cho các tu sĩ Bàlamụn và cũng được Manu đưa ra rất nhiều quy định, Manu khuyờn cỏc Bàlamụn nếu không được hỏi thỡ khụng giảng giải và cũng không giảng giải cho người hỏi không đúng. Ngoài ra, Manu cũng phân loại cụ thể những chức danh cho những người liên quan đến việc giảng dạy kinh veda, theo đó “Brahman nào phong tặng học trò, dạy học trò veda

cùng vời kalpa15 và rahasya16 thì được gọi là thầy giáo (acarya), người nào dạy một phần veda hay vedanga17 để kiếm sống, người đó được gọi là giảng viên (upadhyaya), Brahman làm những nghi lễ khi thụ thai và những nghi thức khác theo các quy tắc và cung cấp thức ăn, thì được coi là guru18

[Manu điều 140, 141, 142 chương II].

Việc học tập kinh veda có tầm quan trọng đặc biệt vì vậy học trò phải tuân theo vô số những lễ nghi, quy định chặt chẽ nhằm đạt được mục đích học tập. Công việc đầu tiên trước khi muốn học tập bắt buộc các học trò phải làm lễ tẩy rửa thân thể sạch sẽ, gột bỏ mọi tội lỗi sau đó mới được thầy giảng giải về kinh veda. Manu khuyên học trò nếu muốn lĩnh hội kinh veda thì phải biết kiềm chế những khí quan cảm giác tiếp xúc với những cái quyến rũ của thế giới bên ngoài, phải kìm hãm được những ham muốn khoái lạc nhục thể. Việc kìm chế bản thân và làm sạch tinh thần là điều kiện hết sức quan trọng, mọi thành công trên phương diện thực hiện cách trách nhiệm tôn giáo đều không đạt được mục đích cuối cùng nếu có những ham muốn nhục dục “Cả sự nghiên cứu veda, cả sự hào phóng (trong việc bố thí), cả lễ hiến tế, cả sự kiêng khem, cả sự khổ hạnh đều không bao giờ dẫn tới chính quả của một con người có tính cách bị ô uế (vì nhục dục) [Manu điều 97-chưong II]. Trong thời gian học trò bên cạnh việc tập trung học tập nghiên cứu veda, học trò phải tuân theo hàng loạt các quy tắc qua việc thực hiện “lời thề học trũ”. Đó là những quy tắc kiêng kỵ, ứng xử sao cho đúng mực và bổn phận của bản thân. Luật Manu chỉ ra ngưũi học trò phải kiêng kỵ rất nhiều thứ như “Nờn kiêng mật, thịt, nước thơm, hoa trang sức, đồ gia vị19, kiêng đàn bà, kiêng tất cả những cái đã hoá chua, cũng như tránh làm hại các sinh vật.

15 Klpa - chỉ dẫn về lễ thức

16 Rahasya - nghĩa đen là “thầm kín”

17 Vedanga - chi của veda là những luận giải phụ thêm cần nghiên cứu để học đúng, hiểu đúng và dùng đúng veda trong lễ cúng tế

18 Guru trong trường hợp này có thể là người bố

Kiêng dầu thơm, kụnlirium20 dùng cho mắt, kiêng đi giày và mang ụ, trỏnh tình yêu và sự giận dữ, sự tham lam, kiờng mỳa, hỏt và chơi nhạc cụ. Kiêng trò chơi và tránh ba hoa, nói xấu và nói dối, kiờng ngắm đàn bà và chạm vào người họ, tránh gây hại cho người khác” [Manu điều 177,178,179 chương II]. Những quy định kiêng kỵ trên nhằm mục đích chính nhằm bảo đảm cho học trò có tinh thần trong sạch giúp ích cho việc học tập. Việc ứng xử của học trò là vấn đề quan trọng được Manu dành cho khá nhiều quy định, chủ yếu xoay quanh mối quan hệ ứng xử giữa học trò với thầy dạy veda, bố, mẹ và anh trai. Trong đó, những quy định về cung cách ứng xử của học trò đối với thầy dạy veda được đề cập khá cụ thể và nghiêm ngặt “cần phải luôn luôn để trần tay phải, cư xử có đức độ, ăn mặc đứng đắn….Trước mặt guru, bao giờ cũng phải ăn ít hơn guru, cần phải mặc quần áo tối màu và mang đồ trang sức, nên trở dậy trước người và đi nằm muộn hơn. Không được nằm, ngồi, ăn, đứng quay lưng về phía người mà trả lời, nói chuyện với người…vv” [Manu điều 193, 194, 195 chương II]. Theo Manu thì điều quan trọng nhất trong cách ứng xử với thầy giáo đó là sự vâng lời vì “Như một người dùng thuổng đào đất tìm được nước, người vâng lời (cucrusu) đạt được kiến thức mà guru cú” [Manu điều 218 chương II]. Có lẽ không một tôn giáo và bộ luật nào trên thế giới “tụn sư trọng đạo” lại được quy định nhiều và chặt chẽ như ở Ấn Độ thời cổ đại. Manu cũng khuyên học trò ngoài việc có thái độ ứng xử đúng đắn với thầy giáo thì phải biết kính trọng bố, mẹ vì “những nỗi vất vả khổ sở mà cha, mẹ phải chịu đựng khi đẻ ra mọi người hàng trăm năm sau cũng không thể đền bù được” [Manu điều 227 chương II]. Việc kính trọng, vâng lời thầy giáo, bố, mẹ được coi là kỳ công khổ hạnh cao nhất trong thời học trò, chừng nào ba người ấy còn sống thì phải luôn phải chiều ý họ, làm họ vui sướng và làm điều có ích cho họ. Trong luật Manu cũng đề cập trong hoàn cảnh bắt buộc vì phải thực hiện nhiệm vụ học

tập, học trò có thể học Veda ở kẻ không phải là Brahman nhưng cũng phải tôn kính họ như thầy dạy trong khi đang học. Nhưng khi có thể nờn tỡm học ở Brahman chân chính tinh thông veda “Người học trò muốn có hạnh phúc cao nhất hãy đừng sống cả đời ở nhà thầy dạy không phải là Brahman, cũng như ở nhà Brahman kém hiểu biết veda (ananucana) [Manu điều 242 chương II]. Nhìn chung, trong thời kỳ học trò ngoài nhiệm vụ học tập kinh veda, học trò phải thực hiện rất nhiều những lễ nghi, quy định hết sức chặt chẽ. Việc học tập kinh veda chỉ được dành cho những người ra đời hai lần. Theo đạo Bàlamôn và luật Manu, đẳng cấp Shudra không được học tập và nghiên cứu veda, nếu vi phạm sẽ phải chịu những hình phạt khốc liệt như: đổ chì vào tai, cắt lưỡi, chặt đôi người...vv. Đây cũng là giai đoạn mà nhân cách đạo đức được hình thành ở mỗi con người tạo bước đệm quan trọng để bước vào giai đoạn thứ hai được coi là quan trọng nhất - “giai đoạn chủ nhà”.

Giai đoạn chủ nhà: Sau giai đoạn học tập kinh Veda mà không vi phạm lời thề học trò, người ra đời hai lần chính thức bước vào giai đoạn chủ nhà (asrama). Đây là giai đoạn mà người chủ nhà có trách nhiệm phải thực hiện những nghi lễ tôn giáo bắt buộc được quy định cụ thể trong luật Manu. Bên cạnh việc kiếm tiền nuôi sống gia đình, người chủ nhà còn phải thực

Một phần của tài liệu Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU (Trang 30)