Quy định về tư cách pháp nhân trước pháp luật

Một phần của tài liệu Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU (Trang 47)

6. Đóng góp của đề tài

2.3.3. Quy định về tư cách pháp nhân trước pháp luật

Những quy định về tư cách pháp nhân thể hiện vai trò vị trí của các đẳng cấp trong xã hội, đồng thời thể hiện quyền lợi nghĩa vụ của mỗi thành

viên trong xã hội. Mỗi đẳng cấp đều có quyền lợi và trách nhiệm trước pháp luật khác nhau. Về cơ bản, pháp luật bảo vệ quyền lợi của những đẳng cấp trờn-những người ra đời hai lần “cho nên người hiền minh thậm chí đừng bao giờ đi dọa những người ra đời hai lần, đừng đánh kẻ đó dù là bằng

cọng cỏ, đừng làm kẻ đó đổ máu” [Manu Điều 169 chương IV]. Đối với

đẳng cấp Bharman thì pháp luật dường như có một sự bảo vệ đặc biệt, các đẳng cấp dưới phải phục tùng và kính trọng vô điều kiện đối với Bharman. Người ra đời hai lần dù chỉ dọa giết một Bharman có thể bị đày xuống địa ngục một trăm năm, kẻ nào vì mất trí mà làm đổ máu Bharman kẻ đó có thể bị mất đẳng cấp và sẽ bị hành hạ ghê gớm sau khi chết. Thậm chí, kẻ nào giả làm Bharman cũng bị coi là tội lớn và bị trừng phạt nghiêm khắc. Bharman khi phạm những tội nặng thì chỉ bị phạt ở mức độ trung bình hay bị đuổi ra khỏi nước nhưng vẫn được đem theo tài sản của mình. Bharman dù phạm tội tày đình đến đâu cũng không bao giờ bị xử vào tội chết. Tuy nhiên, Bharman cũng phải thực hiện những trách nhiệm nặng nề của đẳng cấp mình, Bharman không nên bao giờ có ý định gây hại cho người khác, họ nên “Đi con đường của những người đức hạnh, con đường của những người cha, người ông đã đi…[Manu Điều 178 chương IV]. Bharman say rượu cũng có thể phải trải qua tình trạng sâu bọ và súc vật. Đối với đẳng cấp Shudra sự phục tùng các đẳng cấp trên là tuyệt đối, Shudra sinh ra chỉ có bổn phận là phục vụ các đẳng cấp trên trong xã hội “Nhưng chỉ một việc mà đấng chúa tể vạch ra cho Shudra: phục vụ (cucrusa) các varna với lòng quy phục” [Manu Điều 91 chương I]. “Bharman có thể bắt Shudra mua về hay không mua về làm các công việc hầu hạ bởi vì đấng tự tại tạo nên Shudra để hầu hạ

Bharman [Manu Điều 413 chương VIII]. Một Shudra dự đó được phóng

thích thì vẫn không thể thoát khỏi bổn phận của Varna mình đó là hầu hạ, không ai có thể giải thoát trách nhiệm đó của Shudra. Ngoài ra, Shudra không có quyền được phong tặng, không được thực hiện Dharma của các

đẳng cấp trên, không có quyền được tích luỹ tài sản dù có khả năng làm việc đó. Luật Manu giải thích vì Shudra giàu có sẽ làm khó cho các Bharman.

Trong xét xử, sự phân biệt đẳng cấp và sự khác biệt về tư cách pháp nhân giữa các đẳng cấp thể hiện rõ rệt. Manu nêu rõ nguyên tắc trong việc xét xử trước pháp luật phải bảo đảm trật tự xã hội và căn cứ vào địa vị tôn giáo, chính trị của mỗi đẳng cấp “Biết cái lợi, cái hại, đặc biệt dharma và adharma, nếu xét tất cả các vụ của cỏc bờn kiện, theo đúng trật tự các Varna” [Manu Điều 24 chương VIII]. Tư cách pháp nhân của các đẳng cấp trước pháp luật trong xét xử được Manu quy định rõ ràng thể hiện qua nhiều khía cạnh như: Tư cách làm chứng trước tòa, quy định xét xử về tội lăng nhục xúc phạm, quy định xét xử tội ăn cắp, quy định về sự phân chia tài sản thừa kế. v.v...

Tư cách làm chứng trước toà: Về nguyên tắc, việc xét xử phải công nhận tư cách người làm chứng ở tất cả Varna nhưng phải đáng tin cậy, biết toàn bộ dharma. Manu khuyên người làm chứng trước toà phải nói sự thật vì “Người làm chứng được tẩy uế bằng sự thật, Dharma được tăng lên nhờ sự thật; chính bởi thế, các nhân chứng ở tất cả varna phải nói lên sự thật”

[Manu Điều 83 chương VIII]. Người làm chứng không thật có thể bị trói buộc bằng xiềng xích của chính varna mình và trở thành kẻ bất lực trong suốt cuộc đời, chịu hình phạt lộn đầu xuống địa ngục trong bóng tối mịt mù sau khi chết. Tuy nhiên, có điều khá thú vị và thể hiện sự mâu thuẫn ở chỗ Manu cũng khuyên người làm chứng nếu khai đúng sự thật mà có thể làm chết một Shudra, một Vaishya, Ksatrya hay một Bharman thì phải nói sai sự thật, vỡ cỏi không thật trong trường hợp đó còn tốt hơn cả chân lý. Hình phạt đối với kẻ làm chứng gian trước toà cũng khá nặng, đối với ba đẳng cấp Ksatrya, Vaishya, Shudra sẽ bị phạt theo quy định trong từng trường hợp cụ thể và phải phỏt vãng nhưng đối với Bharman thì chỉ phải phỏt vóng chứ

không chịu hình phạt. Theo quy định, người làm chứng tốt nhất là cùng đẳng cấp với những người liên quan đến việc xét xử “Hãy để đàn bà làm chứng về đàn bà, khai làm chứng về những người ra đời hai lần là những người ra đời hai lần cũng như thế, các Shudra ngay thật làm chứng về các Shudra, những kẻ dòng dõi thấp kém làm chứng về những kẻ dòng dõi thấp kém” [Manu Điều 68 chương VIII].

Quy tắc xử phạt về tội lăng nhục bằng lời nói và hành động: Nhìn chung, đây là những quy tắc hữu hiệu nhất nhằm bảo đảm trật tự xã hội và duy trì chế độ đẳng cấp cũng như địa vị của các đẳng cấp trên đặc biệt là nhằm bảo vệ đẳng cấp Bharman. Bharman là đẳng cấp cao quý nhất trong xã hội là hiện thân của uy quyền thần thánh do đó các đẳng cấp khác trong xã hội phải hết sức kính trọng và phục tùng đẳng cấp này. Việc xúc phạm đối với Bharman dù chỉ bằng lời nói có thể chịu những hình phạt rất nặng tuỳ theo mức độ khác nhau. Nếu một Ksatrya chửi Bharman thì bị phạt tiền là một trăm Pana, Vaishya thì hai trăm rưỡi, những đối với Shudra thì có thể bị phạt nhục hình. Tuy nhiên, đối với Bharman nếu vi phạm tội lỗi tương ứng như trên thì hình phạt nhẹ hơn rất nhiều “Khi lăng nhục Ksatrya, Bharman bị phạt năm mươi Pana, lăng nhục Vaishya thì bị phạt hai nhăm, lăng nhục Shudra thì bị phạt mười hai Pana” [Manu Điều 268 chương VIII].

Người cùng đẳng cấp với nhau mà phạm tội lăng nhục bằng lời nói thì chỉ bị phạt mười hai Pana. Hình phạt cho việc lăng nhục bằng lời nói nặng nhất được quy định cho đẳng cấp ra đời một lần nếu chửi mắng tàn tệ những người ra đời hai lần thì có thể bị cắt lưỡi vì xuất phát từ nguồn gốc thấp kém. Người ra đời một lần nếu nói những điều lăng nhục có liên quan đến tên và nguồn gốc của những đẳng cấp trên có thể bị xử phạt bằng cách cắm thanh sắt nung đỏ dài mười hai ngón tay vào mồm. Ngoài ra, kẻ nào kiêu ngạo lên mặt dạy các Bharman về dharma của họ, thì bị nhà Vua xử rất nặng bằng

cách ra lệnh đổ dầu sôi vào mồm và tai. Quyền lợi pháp luật của Bharman còn thể hiện trong những trường hợp đặc biệt nếu Bharman có lăng nhục qua lại với các đẳng cấp khác “Khi Bharman và Ksatrya mắng lẫn nhau, ông vua sáng suốt phải phạt Bharman mức thấp nhất còn Ksatrya thì ở mức trung bình, áp dụng hình phạt cho Vaishya và Shudra thì tương ứng cũng thế” [Manu Điều 276 chương VIII].

Manu cũng đưa ra những quy định xử phạt cụ thể về tội lăng nhục bằng hành động đối với các đẳng cấp trong xã hội. Những hình phạt thường là rất khốc liệt đối với những đẳng cấp thấp nếu xâm phạm đến thân thể của đẳng cấp trên. Kẻ thấp kém nhất trong xã hội (Shudra đến Chandala) nếu dùng tay nào đánh những người ra đời hai lần thì bị cắt tay đó, thậm chí “kẻ thấp nhất toan chiếm chỗ bên cạnh người cao cả nhất thì phải bị đóng dấu vào đùi và lưu đày; nên bắt cắt mông kẻ đó. Đối với những kẻ hỗn láo nhổ (những người có địa vị cao hơn) thỡ nờn ra lệnh cắt hai môi, đối với kẻ vẩy nước tiểu - cắt bộ phận sinh dục, kẻ làm uế tạp không khí - cắt hậu mụn”

[Manu Điều 281, 282 chương II]. Theo quy định của Manu “Giết một Shudra chỉ bị xử phạt bằng 1/16 tội giết chết một Bharman, giết một người Ksatrya bị xử phạt bằng 1/4, giết một người Vaishya bị xử phạt bằng 1/8” [Manu Điều 127 chương XII]. Một Shudra nếu giết chết một Shudra có thể được tha tội nếu nộp cho Bharman mười con bò cái; nếu giết chết một Vaishya thì phải nộp một trăm con bò cái; giết chết một Ksatrya thì có thể phải nộp một ngàn con bò cái; nhưng giết chết một Bharman thì không có cách gì chuộc tội được [36; 181]. Việc giết chết một Bharman bị khép vào tội rất nặng và thường bị tử hình, nếu được chuộc tội thì phải tuân theo những quy định hết sức nghiêm ngặt, nặng nề như: sống ở nông thôn trong vòng mười hai năm, luôn mang theo một chân giường và một sọ người trên tay, chỉ làm một việc là ăn xin, miệng luôn lẩm nhẩm lời sám hối tội lỗi và

gặp một trong ba đẳng cấp trên phải nằm rạp xuống, chỉ hết tội nếu cứu sống được một Bharman, ngày đứng, đêm ngồi và tắm ba lần trong ngày. Sau khi chết nếu được tái sinh thì những kẻ giết Bharman sẽ bị đầu thai thành súc vật như: chó, lợn, lừa…vv. Như vậy, qua những quy tắc xử phạt tội lăng nhục bằng lời nói và hành động trên có thể thấy rõ việc bảo đảm quyền lợi tư cách pháp nhân của những đẳng cấp trên trong xã hội và cũng là bảo đảm sự phân chia ranh giới của các đẳng cấp trong xã hội.

Quy tắc xử phạt về tội ăn cắp: Đây là một trong những khía cạnh được Manu đưa ra nhiều quy định nhất. Tội ăn cắp bị coi là trọng tội, việc xét xử và thực hiện những hình phạt đối với tội này được tiến hành với mọi thành phần đẳng cấp trong xã hội. Một điều khá độc đáo trong việc xét xử tội ăn cắp đó là vị trí đẳng cấp trong xã hội tỷ lệ thuận với với mức nặng của hình phạt “Nếu một Shudra ăn cắp thì tội nặng quỏ tỏm lần, Vaishya - mười sáu lần, Ksatrya - ba mươi hai lần, Bharman sáu mươi tư hay đủ một trăm lần tuỳ theo cách hiểu (của mỗi người trong bọn họ về thực chất) của thiện và ác” [Manu Điều 337, 338 chương VIII]. Riêng đối với nhà vua, tội ăn cắp được xử phạt với mức nặng nhất có thể vì trách nhiệm của người đứng đầu đất nước và làm gương cho dân chúng. Manu nêu rõ người bình thường bị phạt một thì nhà Vua nếu vi phạm tội tương ứng sẽ bị phạt gấp một ngàn lần. Riêng đối với Bharman việc lợi dụng địa vị của mình để chiếm đoạt tài sản không đúng dharma cũng có thể bị khép vào tội ăn cắp “Bharman cố tìm cách lấy tài sản từ tay kẻ chiếm đoạt tài sản không thuộc về kẻ đó, lấy vật thưởng công cho mỡnh đó làm lễ hiến tế hay giảng dạy, thì Bharman ấy cũng như tên ăn cắp" [Manu Điều 340 chương VIII]. Bharman nên tránh phạm vào tội ăn cắp vì không những ảnh hưởng đến thanh danh mà cũn cú kết cục không tốt sau khi chết “Bharman ăn cắp phải một nghìn lần trải qua

trạng thái của nhện, rắn, thằn lằn, súc vật, những vật bơi trong nước và các pisatsa gây hại” [Manu Điều 57 chương XII].

Quy tắc xử phạt về tội ngoại tình:Manu kịch liệt lên án những trường hợp ngoại tình, và đưa ra những hình phạt nặng nề cho tội lỗi này “nếu một người phụ nữ được tự hào là có đức hạnh lại đi lừa dối chồng mình đi với một người đàn ông khỏc thỡ vua nên cho chó ăn thịt cô ta ở nơi có đông đảo

mọi người” [Manu điều 371 chương VIII]. Nhưng nếu đem so sánh với

những luật lệ đương thời trên thế giới thì thấy ở Manu vẫn có chút tiến bộ hơn.

Người Babylon dùng hình phạt là thiêu sống cả người đàn bà ngoại tình và tình nhân nếu chồng tố cáo. Đó là đối với người vợ ngoại tình, còn nếu chồng ngoại tình thì vợ không được phép làm bất cứ sự kiện tụng hoặc tố cáo nào chống lại chồng mình. Tình nhân cũng có thể dùng tiền để chuộc tội và tìm cách thoả thuận với người chồng nhưng không có con đường nào cho người phụ nữ tội lỗi26. Ở Athen, nếu phụ nữ mắc tội sẽ bị trừng phạt nặng nề, bị xử chết nhanh chóng và bị loại bỏ ra khỏi tầng lớp của mình và không còn được xã hội thừa nhận. Tuy nhiên người đàn ông ngoại tình thì bị xét xử nhẹ nhàng hơn phụ nữ rất nhiều. Tiến bộ Manu so với ở Athen và Babylon là có sự công bằng giữa người vợ và người chồng nếu ngoại tình. Nếu một người không phải thuộc đẳng cấp Bharman mà phạm tội ngoại tình có thể bị tử hình vì theo Manu người phụ nữ của cả bốn Varna phải được pháp luật bảo vệ. Tuỳ thuộc vào mỗi đẳng cấp và đối tượng ngoại tình khác nhau mà có những hình phạt khác nhau được quy định cụ thể. Đối với đẳng cấp Bharman hình phạt đối với tội ngoại tình được quy định rất chi tiết “Bharman ăn nằm với nữ Bharman được bảo vệ trái với ý muốn của người

26 Brittain Alfred, Mitchell Carroll and J. Cullen Ayre JR, Women - In all ages and in all countries -

Women of Early Christianity, Rittenhouse Press, 1908. Saurav Basu, New light on Manu smriti, 20.7.2007,

nữ đú thỡ bị một ngàn Pana, Bharman tằng tịu với nữ Ksatrya, nữ Vaishya, hay nữ Shudra không được bảo vệ thì bị phạt năm trăm Pana, nhưng tằng tịu với người đàn bà thấp kém thì bị phạt một ngàn Pana” [Manu Điều 378, 385 chương II]. Thông thường những người thuộc đẳng cấp thấp mà ngoại tình với những người thuộc đẳng cấp cao hơn thì phải chịu những hình phạt khốc liệt “Shudra nếu tằng tịu với người đàn bà của các Varna ra đời hai lần - dù người đàn bà có được bảo vệ hay không bảo vệ27 - thì: nếu đi lại với người đàn bà không được bảo vệ thì bị mất bộ phận sinh dục và toàn bộ tài sản, nếu đi lại với người đàn bà được bảo vệ thì mất tất cả thậm chí cả tính mạng. Vaishya phải bị phạt tất cả tài sản của mình sau khi bị giam một năm; Ksatrya bị phạt một ngàn Pana và bị cạo đầu bôi nước đái ” [Manu Điều 374, 345 chương VIII]. Việc xử phạt nặng đối với tội ngoại tình nhằm duy trì bảo vệ chế độ đẳng cấp và bảo vệ người phụ nữ trong xã hội. Điểm tiến bộ của luật Manu thể hiện ở chỗ có sự xét xử công bằng tội ngoại tình giữa phụ nữ và nam giới trước pháp luật, thậm chí trong nhiều trường hợp đàn ông ngoại tình còn phải chịu những hình phạt nặng hơn.

Quy định về quyền thừa kế tài sản: Trong gia đình truyền thống Ấn Độ, người cha là người chủ, là người sở hữu lớn nhất về tài sản, là người có quyền lực, nhưng khi người cha chết, thì quyền đó được phân chia như thế nào Manu cũng có đề cập đến. Theo Manu, “Sau khi bố mẹ qua đời, thì anh em nên tụ họp nhau lại và chia công bằng số tài sản của cha, vì khi cha mẹ còn sống họ không có chút quyền lực nào28” [Manu điều 104 chương IX]. Nhưng người anh cả cũng có thể lấy toàn bộ tài sản cha để lại mà không để lại bất cứ cái gì cho các em vì khi cha mất, người anh không khác gì một người cha “người con trai cả có thể lấy tất cả tài sản của cha, những người còn lại nên sống với anh như khi cha còn sống” [Manu điều 105 chương IX].

27 Được bảo vệ ở đây tức là sự bảo vệ của chồng và họ hàng của người phụ nữ

28 Tài sản của cha sẽ được chia cho các con trai khi cha qua đời, tài sản của mẹ sau khi qua đời sẽ được chuyền cho các con trai trong trường hợp gia đình không có con gái

Manu giải thích lý do mà người con trai cả có quyền thừa kế toàn bộ tài sản là vì “Khi sinh con trai đầu lòng, người đàn ông trong gia đình đã trở thành cha, đã hoàn thành được nghĩa vụ với tổ tiên và đó là nguyên nhõn tại sao

Một phần của tài liệu Chế độ đẳng cấp ấn độ cổ đại qua luật MANU (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w