Đã tiến hành phân tích trọng sa các cấp hạt, khoáng tướng và thạch học các mẫu quặng cục đặc trưng lấy trong quá trình gia công mẫu và mẫu gắn kết, mài từ mẫu trung bình có độ hạt -2 mm. Kết quả phân tích trọng sa, khoáng tướng, thạch học và rơnghen mẫu trung bình nêu trong phần phụ lục. Kết hợp kết quả nghiên cứu các phương pháp, hàm lượng các khoáng vật chủ yếu trong quặng Sb Mậu Duệ được nêu trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Hàm lượng các khoáng vật chủ yếu.
TT Khoáng vật Hàm lượng TT Khoáng vật Hàm lượng
1 Antimonit ~ 3 % 6 Limônit ~ 1 %
2 Pyrit ~ 0,5 ÷ 5 % 7 Vật chất hữu cơ ~ 1 % 3 Sphalerit rất ít 8 Chalcopyrit rất ít
4 Valetinit rất ít 9 Pyrotin ít
5 Thạch anh ~ 15 10 Khoáng vật khác ~ 80 % *) Mô tả các khoáng:
Antimonit: Gặp không nhiều, chúng có dạng tấm hạt nhỏ, kích thước 0,01 ÷ 1 mm, tập trung thành các ổ nhỏ, nằm trong mạch thạch anh màu trắng sạch xuyên cắt nền mẫu. Một số đám nhỏ phân bố trong nền phi quặng (ảnh 4,5).
Pyrit: Gặp trong mẫu dưới dạng hạt nhỏ li ti, tự hình hoặc dạng cầu nhỏ, kích thước < 0,1mm, ít hạt đạt kích thước 0,3 mm, phân bố rải rác trong nền mẫu. Có chỗ chúng tạo thành chuỗi hạt kéo dài.
Sphalerit: Có rất ít, gặp vài hạt rất nhỏ, nằm trong đám antimonit.
Felspat: Chủ yếu dạng tấm méo mó nằm xen khảm cùng thạch anh tạo nên kiến trúc khảm, felspat thường bị biến đổi sét hóa, sericit hóa có bề mặt mờ đục. Thạch anh không màu, giao thoa xám sáng bậc 1.
Carbonat: Phân bố rải rác khá đều trong mẫu. Sericit dạng vi vảy, vảy nhỏ tạo đám, ổ xâm nhiễm không đều trong mẫu.
Hidroxyt sắt: dạng keo màu nâu đỏ tạo đám, ổ không đều. Quặng hạt nhỏ méo mó màu đen phản chiếu ánh kim mạnh.
Chalcopyrit, pyrotin: Có rất ít, chỉ gặp một số hạt nhỏ li ti nằm trong một số hạt pyrit.
Rutil: Có ít, gặp vài hạt nhỏ nằm rải rác trong nền mẫu, bị leucoxen hóa nhẹ.
Limônit: Khá phổ biến, gặp trong mẫu dưới dạng keo, tạo thành các vi mạch nhỏ hoặc các đám nhỏ do lấp nhét dọc kẽ nứt, kẽ hổng của phi quặng.
Psilomelan: Gặp trong mẫu dưới dạng keo, nằm trong các vi mạch cùng limônit hoặc tạo thành các đám ổ nhỏ men theo kẽ hổng của phi quặng.
Graphit: Gặp vài vẩy rất nhỏ.
Đá có khá nhiều gân mạch thạch anh chiều dày thay đổi từ 0,01 ÷ 1,2 mm xuyên cắt gây biến đổi silic hóa mạnh. Thành phần khoáng vật trong mẫu gồm.
Sét dạng ẩn tinh vi vảy kéo dài theo phương định hướng nhưng đa phần bị thay thế chuyển tiếp thành sericit giữa chúng rất khó phân biệt một cách chính xác rõ ràng. Sét – sericit thường có bề mặt xám nâu bẩn do bị nhiễm bụi quặng và keo hidroxyt sắt. Xen khá đều trong sét là silic dạng ẩn tinh. Silic ở đây bao gồm cả silic của đá gốc và silic của nguồn nhiệt dịch xâm nhiễm. Khoáng vật phụ trong mẫu có turmalin.
Hidroxyt sắt dạng keo màu nâu đỏ lấp nhét khe nứt của đá.
Ảnh 4. Quặng, mạch quặng Sb, sét-sericit
Sb
Set - Sericit
Quặng
Quặng
Ảnh 5. Antimonit dạng ổ, dạng tấm, độ phóng đại 100 lần.
Ảnh 6. Antimonit có trong mẫu đã qua làm giầu; độ phóng đại 100 lần. Nhận xét: Khoáng vật có trong mẫu là antimonit và valentinit với hàm lượng không cao. Độ hạt xâm nhiễm của khoáng vật có ích không đồng đều dao động từ vài chục micron đến 1 milimet. Khoáng vật tạo đá là đá phiến silic – sét giàu vật chất hữu cơ có nhiều gân mạch thạch anh xuyên cắt, các khoáng vật trong mẫu có dạng vảy, hạt méo mó biến tinh tập trung thành dải kéo dài theo phương định hướng … Sb Sb Sb Sb Sb Py Sb Sb Py