Khái quát chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ, Hà Giang (Trang 28)

Hà Giang được đánh giá là tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản. Tháng 11/2005, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thống kê và bàn giao cho tỉnh quản lý, khai thác 146 điểm mỏ, với 28 loại khoáng sản khác nhau. Tính đến nay đã có 53 mỏ, điểm mỏ đã được UBND tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho gần 40 doanh nghiệp hoạt động khai thác đối với các loại khoáng sản sắt, mangan, chì kẽm, antimon, thiếc - vonfram, mica, caolanh. Khoáng sản antimon có 6 mỏ đã được cấp phép khai thác bao gồm các mỏ Mậu Duệ, Pó Ma, Lẻo A, Bản Trang, Phe Thán, Bản Đáy, trong đó có 2/6 mỏ đang thực hiện công

tác khai thác đó là mỏ antimon Mậu Duệ cấp cho Công ty Cổ phần cơ khí và Khoáng sản Hà Giang, mỏ Antimon Lẻo A cấp cho Công ty TNHH Bảo An; 2/6 mỏ tạm dừng khai thác để thực hiện công tác thăm dò bổ sung đó là mỏ quặng antimon Pó Ma cấp cho Công ty Cổ phần Khoáng sản Quốc tế VCC, mỏ antimon Bản Đáy cấp cho Công ty Cổ phần Khoáng sản Thiên Phú Sơn; 2/6 thực hiện công tác khai thác không hiệu quả đó là mỏ antimon Bản Trang, mỏ antimon Phe Thán cấp cho Hợp tác xã Tiểu thủ Công nghiệp 3-2.

Mỏ antimon Mậu Duệ bao gồm ba thân quặng I, II, và III. Thân quặng I nằm ở phía Tây, hàm lượng trung bình < 5% Sb. Thân quặng II nằm ở trung tâm khu Mậu Duệ, hàm lượng trung bình khoảng 11 % Sb. Thân quặng III nằm về phía Đông của Mỏ, hàm lượng dao động 0,17 ÷ 13,56 % Sb [1]. Theo báo cáo kết quả công tác tìm kiếm thăm dò quặng antimon mỏ Mậu Duệ - Yên Minh- Hà Giang, thân quặng II chủ yếu là sulfua, kết quả phân tích khoáng tướng cho thấy khoáng vật antimonit là khoáng chính trong quặng. Khoáng vật oxyt antimon ngoài valentinit chưa thấy xuất hiện các khoáng khác. Ngoài ra còn khoáng vật pyrit, sphalerit, limônit, khoáng vật phi quặng chủ yếu là thạch anh và canxit. Các nguyên tố có ích trong quặng bao gồm: Sb; Au; Ag; Hg, trong đó Sb là có giá trị công nghiệp nhất với hàm lượng trung bình là ~ 10 %, các nguyên tố Au; Ag; Hg có hàm lượng thấp. Nguyên tố có hại là As có hàm lượng thấp 0,01 ÷ 0,07 %. Theo hàm lượng Sb thân quặng II chia làm 3 loại quặng: Loại I: Quặng có hàm lượng Sb > 10 ÷ 20 % gồm các khối 1C1, 2C2, 5C2...; loại II: Quặng có hàm lượng Sb dao động 5 ÷ 10 % gồm các khối 3C2, 4C2, 8C2...; và loại III: Là loại quặng có hàm lượng Sb < 5 % gồm các khối 10C2, 14C2...Tthân quặng có hàm lượng Sb trung bình khối < 3 % Sb không tính trữ lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ, Hà Giang (Trang 28)