Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ, Hà Giang (Trang 25)

1.3.3.1. Tình hình khai thác

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Giang và một số tỉnh khác có mỏ antimon đã được cấp phép khai thác thu hồi Sb. Phụ thuộc vào đặc điểm và các điều kiện của mỗi cơ sở, việc khai thác quặng antimon hiện nay được thực hiện bằng phương pháp lộ thiên. Công tác khai thác được cơ giới hóa với mức độ thấp chủ yếu là bán cơ giới và thủ công. Quy trình khai thác gồm phá vỡ quặng, đá bằng khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công, vận tải trong mỏ bằng tự chảy hoặc bằng goòng đẩy tay, thoát nước bằng bơm và tự chảy, vận tải ngoài mỏ bằng ô tô.

1.3.3.2. Tình hình nghiên cứu chế biến

Từ những năm 1974, Viện Luyện kim thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim) đã thiết kế xưởng tuyển quặng antimon Đầm Hồng, Tuyên Quang sử dụng công nghệ tuyển nổi, từ quặng đầu có hàm lượng Sb ≥ 10% thu được sản phẩm quặng tinh có hàm lượng Sb = 55%, thực thu = 85 % (Thực tế theo kết quả báo cáo sản xuất quý III/1978 quặng tinh antimon trung bình có hàm lượng là 46,7 % với mức thực thu đạt 71,79 % từ quặng đầu có hàm lượng Sb = 9,39 %). Đến năm 1994, nghiên cứu tính khả tuyển quặng animon Hà Giang với quặng đầu Sb = 19,54 % thu được quặng tinh antimon có hàm lượng 66 %, thực thu 81,06 %, quặng thải có hàm lượng Sb 4,34 %, phân bố Sb còn lại 18,94 %. Năm 2007, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên nghiên cứu lập dự án mỏ antimon Làng Vài, Chiêm Hóa, Tuyên Quang từ quặng đầu Sb ≥ 10 %, qua quá trình tuyển nổi thu được quặng tinh antimon có hàm lượng Sb = 45 % với mức thực thu 80 %. Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên VINAXUKI có trụ sở chính ở Km 5 - Đường Thăng Long - Nội Bài - Xã Tiền Phong - Huyện Mê Linh - Hà Nội cũng có một cơ sở tuyển và luyện Sb thuộc tỉnh Đăk Nông, cơ sở này có một hệ thống nghiền, tuyển nổi với công suất 3.000 tấn quặng nguyên khai/năm với một khâu nghiền phân cấp, một khâu tuyển chính, 3 khâu tuyển vét và một khâu tuyển tinh, từ quặng đầu có hàm lượng 7÷9 % Sb thu được quặng tinh có hàm lượng Sb>15 %, thực thu Sb đạt 70

÷75 %. Ngoài ra, Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Hải có trụ sở tại Lô A3 Khu Đô Thị Trung Kính, Hà Nội cũng có một cơ sở chế biến và thiêu quặng Sb thuộc tỉnh Quảng Ninh, tuy nhiên cơ sở này hiện nay đang ngừng vì không có nguồn quặng để sản xuất.

Quặng tinh antimon là nguyên liệu cung cấp cho nhà máy luyện Sb. Quặng tinh thiêu trong lò hecxi với hàm lượng đầu vào Sb > 12 %, hiệu suất thu hồi ≈ 80 %, sau đó tinh luyện trong lò phản xạ, lò hồ quang hiệu suất của quá trình tinh luyện đạt 95 ÷ 98 %. Hiện nay, ngoài nhà máy luyện antimon thuộc mỏ Mậu Duệ, Hà Giang còn có một số cơ sở sản xuất antimon kim loại nhỏ lẻ.

1.3.3.3. Giá quặng antimon trong nước

Hiện nay, quặng antimon được thu mua với các mức giá khác nhau tùy thuộc vào hàm lượng Sb có trong quặng. Bảng 1.8 thể hiện giá quặng antimon trong nước.

Bảng 1.8. Giá quặng tinh antimon trong nước năm 2011.

TT Hàm lượng Sb % Đơn giá (VNĐ) TT Hàm lượng Sb % Đơn giá (VNĐ) 1 15 ÷ 20,99 < 22.000.000 17 36 ÷ 36,99 46.500.000 2 21 ÷ 21,99 23.500.000 18 37 ÷ 37,99 48.000.000 3 22 ÷ 22,99 25.000.000 19 38 ÷ 38,99 49.500.000 4 23 ÷ 23,99 26.500.000 20 39 ÷ 39,99 51.000.000 5 24 ÷ 24,99 28.000.000 21 40 ÷ 40,99 52.500.000 6 25 ÷ 25,99 29.500.000 22 41 ÷ 41,99 54.000.000 7 26 ÷ 26,99 31.500.000 23 42 ÷ 42,99 55.500.000 8 27÷ 27,99 33.000.000 24 43 ÷ 43,99 57.000.000 9 28 ÷ 28,99 34.500.000 25 44 ÷ 44,99 60.000.000 10 29 ÷ 29,99 36.000.000 26 45 ÷ 45,99 61.800.000 11 30 ÷ 30,99 37.500.000 27 46 ÷ 46,99 63.600.000 12 31÷ 31,99 39.000.000 28 47 ÷ 47,99 65.400.000

TT Hàm lượng Sb % Đơn giá (VNĐ) TT Hàm lượng Sb % Đơn giá (VNĐ) 13 32 ÷ 32,99 40.500.000 29 48 ÷ 48,99 67.200.000 14 33 ÷ 33,99 42.000.000 30 49 ÷ 49,99 69.000.000 15 34 ÷ 34,99 43.500.000 31 > 50 % 70.800.000 16 35 ÷ 35,99 45.000.000 32

Ghi chú: Giá này mua tại Hà Nội chưa bao gồm thuế GTGT.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ, Hà Giang (Trang 25)