Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá tính cạnh tranh của mình so với đối tác cạnh tranh. Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát tính cạnh tranh của mình với đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm trên, việc nghiên cứu vận dụng ma trận đánh giá các yếu tố
môi trường nội bộ, qua đó giúp doanh nghiệp so sánh tính cạnh tranh tổng thể
của mình với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao. Quá trình xây dựng công cụ ma trận này không khó khăn lắm đối với các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý.
Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hàng, doanh nghiệp
có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận. Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh (thông thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố).
Bước 2: ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý, tầm quan trọng
được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tốđó với thành công của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như thế, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tốđược liệt kê trong bước 1 là giống nhau.
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tốđại diện (thực tế có thểđịnh khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu lớn nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4. Như vậy, đây là điểm số phản ánh tính cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành kinh doanh.
Bước 4: Tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của yếu tốđó với điểm số phân loại tương ứng.
Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tốđược đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứug của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm này cho thấy, đây là tính cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.
Theo đó, nếu tổng sốđiểm của toàn bộ danh mục các yếu tốđược đưa vào ma trận IFE từ 2,50 trở lên, thì doanh nghiệp có tính cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thì tính cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.
Nếu ký hiệu yếu tố cần đánh giá là i, tầm quan trọng của yếu tố là h, điểm số phân loại cho yếu tố là M, tính cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp là ASI, tính cạnh tranh tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh là ASC, tính cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp là RS, ta có các chỉ tiêu đánh giá tính cạnh tranh của doanh nghiệp bằng các công thức sau:
Chỉ tiêu Công thức tính
1. Tổng các tầm quan trọng của các yếu tốđánh giá 2. Tính cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp ASI = * Mi 3. Tính cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp
RS = ASI/ ASC Thông thường, ASC là tính cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp cần
Tóm lại, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm
được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn gánh chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”. Để nâng cao tính cạnh tranh thì một trong những công việc mà doanh nghiệp cần làm là chủ động đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm ra những điểm mạnh cơ
bản để phát huy. Hy vọng rằng, công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp được giới thiệu trên đây sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp đánh giá được tính cạnh tranh của mình trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, từđó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
5.1 - Chỉ tiêu năng lưc cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí.
Có nhiều phương pháp và các tiêu chí khác nhau về phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, các tiêu chí thích hợp được chọn lựa trong phân tích là năng suất và khả năng sinh lợi. Cách tiếp cận này phù hợp với quan điểm của M. Porter coi năng suất là thước đo về tính cạnh tranh có ý nghĩa nhất. Phương pháp này cũng đã được sử dụng trong một số công trình nghiên cứu về
tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các số liệu phân tích được dựa vào số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê.
5.2 - Phương pháp tính.
Để tính toán "Tính cạnh tranh của doanh nghiệp" trong ngành cơ khí ta sẽ căn cứ trên một nhóm các tiêu chí như sau:
1- Năng suất lao động. 2 - Năng suất vốn.
3 - Hệ số lợi nhuận trên doanh thu. 4 - Hệ số lợi nhuận trên tài sản.
5 - Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Cách tính
Bước 1 : Tính toán điểm số cho các tiêu chí trên cơ sở số liệu đầu vào
Bước 2 : Gán cho mỗi tiêu chí một trọng số.
Bước 3 : Tính toán giá trị cho các tiêu chí
Bước 4: Tính tổng giá trị của các tiêu chí cho chỉ tiêu.
Bước 5: So sánh đánh với mức chuẩn cho tiêu chí.
Để tính toán chỉ tiêu về tính cạnh tranh của doanh nghiệp, ta cần tính riêng cho từng nhóm tiêu chí, sau đó gán cho mỗi nhóm tiêu chí một trọng số
và tình tổng điểm theo các tiêu chí đó.
5.3 - Phương pháp tính cụ thể cho từng tiêu chí
5.3.1 - Năng suất lao động.
Năng suất lao động là một trong những thước đo chính về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí. Trong phần này, năng suất lao động
được xác định bằng doanh thu chia cho số lao động. 5.3.2 - Năng suất vốn.
Năng suất vốn được xác định bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế chia cho tài sản cốđịnh.
5.3.3 - Hệ số lợi nhuận trên doanh thu.
Hệ số này được xác định bằng lợi nhuận trước thuế chia cho doanh thu thuần.
5.3.4 - Hệ số lợi nhuận trên tài sản.
Hệ số này được xác định bằng lợi nhuận trước thuế chia cho tổng tài sản.
5.3.5 - Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được xác định bằng lợi nhuận trước thuế chia cho vốn chủ sở hữu