Phương pháp Atlas

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực tế các yếu tố đảm bảo xây dựng CSDL, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật và công nghệ ngành cơ khí Việt Nam (Trang 71)

Phương pháp luận Atlas công nghệ dựa trên chín bước thực hiện đánh giá trình độ công nghệ của K.Ramanathan. Phương pháp này tập trung đánh giá sự thay đổi giá trị trong sản lượng khi có một sự thay đổi về trình độ công nghệ. Để thực hiện phương pháp này đầy đủ cần có một hệ thống thu thập dữ

liệu rất mạnh và ổn định lâu dài. Sau đây là tóm tắt quy trình chín bước thực hiện, theo tài liệu Atlas hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ và theo tác giả Ngô Văn Quế:

Bước 1: Khái quát toàn bộ ngành công nghiệp.

Công việc này nhằm chỉ ra vị trí của nước có ngành công nghệip đó trên thế giới. Những mặt cần tập trung xem xét là các khuynh hướng xuất khẩu, những thay đổi công nghệ, các loại hình đầu tư, các đặc điểm về nguồn nhân lực, các nỗ lực R&D, sự chuyển giao công nghệ mới… Nếu cần thiết, cũng cần phải xem xét lại các đặc trưng công nghệ của các công ty thuộc ngành công nghiệp đó về triển vọng kỹ thuật.

Bước 2: Đánh giá định tính các đặc trưng công nghệ

Đây là bước đánh giá các đặc điểm công nghệở cấp ngành dựa trên bốn thành phần công nghệ và môi trường công nghệ. Để đánh giá định tính bốn thành phần công nghệ, người ta sử dụng khái niệm cấp tinh xảo của từng thành phần đó. Việc đánh giá toàn bộ ngành công nghiệp được thực hiện nếu chỉ ra được ý nghĩa của từng thành phần công nghệ trong nước. Thay vì liệt kê toàn bộ các cấp tinh xảo hiện nay, người ta xác định những thành phần trội nhất của một ngành công nghiệp ở từng nước.

Hàm lượng công nghệ gia tăng được dùng đểđo trình độ phát triển kinh tế của một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia. Nó chứa đựng sự đóng góp công nghệ và sự phát triển kinh tế, nếu những giá trị TCA của tất cả

các công ty nằm trong ngành xác định được thì ta sẽ nhận được giá trị TCA cấp ngành bằng cách tính tổng những giá trịđó.

Bước 4: Đánh giá hàm lượng nhập khẩu đầu vào

Việc xác định hàm lượng nhập khẩu đầu vào giúp ta nắm được mức độ

phụ thuộc của nền công nghiệp một nước vào các nước khác. Bằng cách ước lượng dưới dạng đại lượng vật lý hoặc giá trị tiền tệ.

Bước 5: Đánh giá hàm lượng xuất khẩu (HLXK) đầu ra

Đây là cách giúp ta nắm được tính cạnh tranh của các sản phẩm đầu ra của một ngành công nghiệp.

Bước 6: Đánh giá giai đoạn triển khai công nghệ

Bằng cách quan sát khối lượng các yếu tốđầu vào nhập khẩu và các yếu tố đầu ra xuất khẩu, người ta có thể xác định vị trí phát triển công nghệ mà quốc gia đó đang đứng. Bước này đánh giá hiệu quả của những tác động phát triển công nghệ.

Bước 7: Đánh giá định tính mức độđổi mới

Công việc này được thực hiện bằng cách kiểm tra sản phẩm, quá trình công nghệ, và các ứng dụng mới trong một ngành công nghiệp. Trước tiên, những đổi mới công nghiệp được xem xét riêng rẽở từng phạm trù sản phẩm, quá trình công nghệ và các ứng dụng công nghệ. Sau đó, ta tiến hành việc phân tích để xem xét mỗi đổi mới đó ở pha nào của vòng đời công nghệ. Việc

đánh giá định tính sẽ cho phép ta hình dung được phần nào trình độ công nghệ của ngành công nghiệp đó và hướng phát triển tương lai của nó.

Bước 8: Đánh giá định lượng mức độđổi mới

Đánh giá định lượng mức độ đổi mới của một ngành công nghiệp bằng cách xác định tỷ lệ tương đối của đầu ra/ đầu người ở các pha khác nhau của vòng đời công nghệ. Người ta không tính đến pha triển khai, vì khó tính được số sản phẩm đầu ra ở pha này, cũng như rất khó nắm được các thông tin cá nhân.

Bước 9: Lập báo cáo tổng thể trình độ công nghệ

Tất cả những chỉ số thu được từ việc áp dụng các bước trên có thể tổ

hợp lại trong một bảng tổng kết giúp ta thấy được trình độ tổng thể của một ngành công nghiệp. Đó là sự tổ hợp của các thông số đã thu được ở các bước trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực tế các yếu tố đảm bảo xây dựng CSDL, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật và công nghệ ngành cơ khí Việt Nam (Trang 71)