Phương pháp thống kê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực tế các yếu tố đảm bảo xây dựng CSDL, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật và công nghệ ngành cơ khí Việt Nam (Trang 72)

Khoa học thống kê đóng vai trò cực kì quan trọng trong qui trình khám phá tri thức khoa học. Các phương pháp phân tích thống kê được sử dụng trong việc tìm một mô hình nghiên cứu tối ưu, phân tích và diễn giải dữ liệu khoa học. Tuy nhiên, ở nước ta, bộ môn khoa học thống kê chưa được phát triển và quan tâm đúng mức. Khóa học này được tổ chức nhằm góp một phần vào việc nâng cao phương pháp nghiên cứu khoa học và sự phát triển khoa học của nước ta.

Quá trình nghiên cứu thống kê gồm các giai đoạn:Thu thập số liệu, xử lý tổng hợp và phân tích, dự báo. Trong thu thập số liệu thường áp dụng hai hình thức chủ yếu: Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra thống kê. Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức thu thập số liệu thống kê được tiến hành thường xuyên, định kỳ theo nội dung, phương pháp

cũng như hệ thống biểu mẫu thống nhất, được quy định thành chếđộ báo cáo do cơ quan có thẩm quyền quyết định và áp dụng cho nhiều năm. Điều tra thống kê là hình thức thu thập số liệu được tiến hành theo phương án quy

định cụ thể cho từng cuộc điều tra. Trong phương án điều tra quy định rõ mục đích, nội dung, đối tượng, phạm vi, phương pháp và kế hoạch tiến hành

điều tra. Điều tra thống kê được áp dụng ngày càng rộng rãi trong điều kiện nền kinh tế thị trường có

nhiều thành phần kinh tế.

2.2 - Các phương pháp phân tich thống kê

2.2.1- Phương pháp điều tra chọn mẫu

Điều tra chọn mẫu (ĐTCM) là loại điều tra không toàn bộ, trong đó người ta chọn một cách ngẫu nhiên một sốđủ lớn đơn vị đại diện trong toàn bộ các

đơn vị của tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu thập được tính toán, suy rộng thành các đặc điểm của toàn bộ tổng thể chung.

2.2.2. Phương pháp đồ thị thống kê

Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp

đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ

thị thống kê có thể biểu thị:

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia tổng thể thống kê thành các tổ (tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Ví dụ, phân chia nhân khẩu trong nước thành các tổ nam và nữ (căn cứ vào giới tính), thành các tổ có độ tuổi khác nhau (căn cứ vào độ tuổi), v.v... Một ví dụ

khác: Phân chia chỉ tiêu giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp thành các tổ là kinh tế nhà nước và kinh tế ngoài nhà nước (căn cứ vào hình thức sở

hữu), thành các ngành công nghiệp riêng biệt (căn cứ vào hoạt động sản xuất công nghiệp), v.v...

2.2.4 - Dãy số biến động theo thời gian (còn gọi là dãy số động thái) là dãy các trị số của một chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian, dùng

để phản ánh quá trình phát triển của hiện tượng. Ví dụ sản lượng điện Việt Nam (tỷ kw /h) từ 1995 đến 2002 như sau: 14,7; 17,0; 19,3; 21,7; 23,6; 26,6; 30,7; 35,6.

Trong dãy số biến động theo thời gian có hai yếu tố: thời gian và chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu. Thời gian trong dãy số có thể là ngày, tháng, năm,... tuỳ mục đích nghiên cứu; chỉ tiêu phản ánh hiện tượng nghiên cứu có thể biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, khảo sát đánh giá thực tế các yếu tố đảm bảo xây dựng CSDL, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật và công nghệ ngành cơ khí Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)