Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein và tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn giống (Trang 40)

a) Phương pháp bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn giống 3,5 – 6 cm.

¾ Cá nuôi thí nghiệm được mua từ Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản (Trường Đại học Nha Trang)

¾ Cá được ương nuôi trong các giai, mật độ thả ban đầu 65 con/ m2 ¾ Mỗi giai ương thí nghiệm có thể tích là 1 m3 ( 1m x 1m x 1m), giai đặt

trong ao ngập 0,6 m nước.

¾ Thức ăn sử dụng là thức ăn chế biến, nguyên liệu được lấy từ công ty TNHH Longshin. Công thức được lập theo phương pháp lập bảng. Thức ăn thí nghiệm có 3 mức protein khác nhau là: 36%; 39% và 42% protein. Các lô được đánh số riêng và được bố trí ngẫu nhiên.

Cá giống sau khi được đưa về nuôi tạm trong giai và tập cho ăn thức ăn chế biến trong thời gian 7 ngày, bằng cách trộn lẫn thức ăn chế biến với cá tạp được băm nhỏ, sau mỗi ngày thì giảm dần lượng cá tươi, sau 7 ngày thì cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn chế biến.

Chế độ cho ăn, hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào lúc 7h30 và 17h, mỗi lần cho ăn 15% khối lượng thân (khẩu phần ăn là 30% khối lượng thân/ngày). Sau mỗi tuần giảm khẩu phần ăn đi 1%. Định kỳ hàng tuần vệ sinh lưới giai để loại bỏ sinh vật bám và thức ăn dư thừa trong giai.

Định kỳ 7 ngày một lần xác định các chỉ số chiều dài (TL), khối lượng thân (W) bằng cách dùng vợt bắt ngẫu nhiên 15 – 20 con để xác định các chỉ số trên. Sau đó nâng giai kiểm tra toàn bộ số cá có trong ao để xác định tỷ lệ sống của mỗi lô. Số liệu mỗi lần xác định được ghi trong sổ nhật ký thực tập và xử lý để so sánh với các lần đo kế tiếp.

b) Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành trong thành phần nguyên liệu thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm giai đoạn 2,5 – 4 cm.

™ Bố trí thí nghiệm:

¾ Cá nuôi thí nghiệm được mua từ Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản (Trường Đại học Nha Trang). Mật độ thả ban đầu 64 con/giai.

¾ Giai ương làm thí nghiệm có thể tích 1 m3 (1m x 1m x 1m), giai đặt trong ao ngập 0,6 m nước.

¾ Thức ăn chế biến từ nguyên liệu được mua từ công ty TNHH Longshin, công thức thức ăn được lập theo phương pháp lập bảng. Thức ăn có 3 mức tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành khác nhau là: (bột cá: bột đậu nành) 6:0; 5:1 và 4:2. Các lô thí nghiệm được bố chí ngẫu nhiên.

Lô 1: bố trí mức tỷ lệ bột cá : bột đậu nành là 6:0 (thay thế 0%) Lô 2: bố trí mức tỷ lệ bột cá : bột đậu nành là 5:1 (thay thế 17%) Lô 3: bố trí mức tỷ lệ bột cá : bột đậu nành là 4:2 (thay thế 33%)

Hàng ngày cho cá ăn 2 lần, vào lúc 7h30 và 17h. Khẩu phần cho cá ăn ban đầu là 30% tổng khối lượng thân cá, sau đó mỗi tuần giảm khẩu phần ăn đi 1%.

Hàng tuần định kỳ làm vệ sinh giai ương, loại bỏ sinh vật bám và thức ăn thừa trong giai, đồng thời kiểm tra giai.

Cách bố trí thu thập số liệu tương tự như ở thí nghiệm một

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein và tỷ lệ thay thế bột cá bằng bột đậu nành khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (lates calcarifer bloch, 1790) giai đoạn giống (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)