2.5 Công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản
2.5.2 Một vài tồn tại trong ngành công nghiệp sản xuất thức ăn và phương hướng khắc phục
a) Những mặt tồn tại trong vấn đế nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản Có xấp xỉ khoảng 30.000 loài cá trong tự nhiên, hiện tại có 358 loài được nuôi và trong số đó có 54 loài sử dụng bột đậu nành làm thức ăn. Chính vì thế bột đậu nành trở thành tâm điểm của những nghiên cứu dinh dưỡng cho những loài nuôi mới.
Sản lượng bột cá trên toàn thế giới hiện nay xấp xỉ khoảng 6,8 triệu tấn, trong đó khoảng 1,7 hay 25% sản lượng được sử dụng làm thức ăn cho động vật ở nước.
Thức ăn ban đầu cho những loài nuôi mới thường chứa một lượng lớn bột cá và dầu cá. Đây là những thành phần có vị hấp dẫn khi cho động vật dưới nước ăn. Thêm vào đó, bột cá có thành phần protein cao với chất lượng tốt cân bằng các thành phần acid amin thiết thiếu; còn dầu cá chứa acid béo n-3. Hầu hết các loài động vật sinh trưởng nhanh khi cho ăn thức ăn có hàm lượng protein, lipid cao cùng với hàm lượng acid amin thiết yếu được bổ sung đầy đủ vào trong thức ăn. Tuy nhiên, theo dự đoán sản lượng bột cá và dầu cá không đủ cung cấp cho ngành sản xuất thức ăn thủy sản trong vòng hơn 40 năm nữa.
[33]
Việc sử dụng bột cá trong các khẩu phần nuôI trồng thủy sản, nhất thiết liên quan đến việc chuyển hóa cá được đánh bắt ngoài tự nhiên thành các động vật nuôi. Sự chuyển
hóa này dù sao cũng chưa hiệu quả. Với hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình 1,5. Để tạo ra 1 kg cá chình, cần phải có 1,5 kg thức ăn. ở mức 1 kg bột cá cần 5 kg cá nguyên liệu (cá tạp), vì thế để thu được 1 kg cá chình nuôi (tức cần 0,75 kg bột cá) thì ta phải cần 3,75 kg cá nguyên liệu. Wijkstrom & New (1989) ước tính “lượng tương đương bột cá” được sử dụng cho sản xuất nuôi trồng thủy sản trong các năm 1984, 1985, và 1986. Họ kết luận rằng, ở các nước nuôi hiện nay, các trại công nghiệp nuôi cá ăn thịt và tôm tiêu thụ khoảng 8% tổng số sản lượng bột cá của thế giới. Theo các tác giả này vào năm 2000, cần 1,3. 106 tấn bột cá để tạo ra 2,4 . 106 cá ăn thịt và tôm, khoảng 6,5 . 106 tấn cá đánh bắt ngoài tự nhiên. Điều này dường như mâu thuẫn với điều giả định ban đầu rằng nuôi trồng thủy sản là giải pháp giải quyết việc thiếu hụt từ khai thác thủy sản toàn cầu. Dường như việc giảm sản lượng cá đánh bắt ngoài tự nhiên trong thực tế có thể giới hạn hoặc loại bỏ sự tăng trưởng của công nghiệp nuôi trồng thủy sản.
Mặt khác, Hội Nhà sản xuất bột cá quốc tế đã dự đoán một sự giảm sút 5% về sản lượng bột cá trong thập kỷ tới, đến khoảng 6 – 6,5. 106 tấn trong năm 2000. Điều này có nghĩa những người nuôi trồng thủy sản cần 15 – 17% sản lượng bột cá toàn thế giới. Một sự gấp đụi mức năm 1986, rừ ràng trong tỡnh huống mà việc cung cấp bột cỏ bị hạn chế, giá cả nhất định tăng lên và sự cạnh tranh về bột cá sẽ lớn hơn. Vì thế không thể có chuyện phần đóng góp của các mặt hàng này sẽ tăng lên khoảng 20% vào năm 2000. Để thoát khỏi
“cái bẫy bột cá” các tác giả đã đề nghị thành phần protein trong các loại thức ăn thủy sản nên được thay thế bằng các thành phần nguyên liệu khác.
Bảng 7: Tỷ lệ bột cá sử dụng trong ngành nông nghiệp [36]
Nhóm vật nuôi Năm 2002 Năm 2010
Nuôi trồng thủy sản 46% 56%
Lợn 24% 20%
Gia cầm 22% 12%
Loài nhai lại 1% <1%
Các loài khác 7% 12%
So sánh biến động giá bột cá với giá bột đậu nành cho thấy, trong khi giá bột cá trong mọi thời điểm của tháng 5/2006 đều đạt mức cao 1.400 USD/tấn thì giá bột đậu nành chỉ giữ ở mức 210 USD/tấn. Tỷ lệ về giá giữa hai mặt hàng này đã vượt qua con số 6, so với mức thông thường chỉ trong khoảng 2. Tất cả các nhà sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy
sản đều mong muốn có những thức ăn rẻ hơn để thay thế bột cá. Điều đó sẽ chỉ xảy ra khi nào một lượng lớn dầu cá được bổ sung vào công thức chế biến.[31]
Peru là quốc gia có sản lượng bột cá lớn nhất trên thế giới, xong những năm gần đây sản lượng bột cá của quốc gia này đang có chiều hướng giảm sút. Tháng 8 năm 2006 sản lượng xuất khẩu bột cá chỉ với 64.400 tấn giảm 222.000 tấn so với cùng kỳ năm 2005.
Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng sản lượng bột cá sản xuất các tháng 1-9/2006 chỉ đạt 875.000 tấn, trong khi cùng kỳ này năm 2005 có số này là 1,3 triệu tấn.
Theo dự đoán của các nhà chuyên môn, sản lượng bột cá năm 2007 sẽ không khả dĩ hơn năm 2006. hiện tượng EL Ninô được dự báo chắc chắn sẽ diễn ra vào cuối năm 2006, đầu 2007. một vài tháng trước đây hiện tượng này được tiên đoán sẽ chỉ là một sự biến đổi nhẹ về thời tiết, nhưng hiện nay có những dấu hiệu cho thấy nó sẽ mạnh hơn so với dự đoán. Hệ quả là sản lượng cá nổi nhỏ và bột cá sẽ giảm nhiều so với vụ khai thác trước.
b) Phương hướng khắc phục và những kết quả nghiên cứu thu được
Trước những tồn tại của ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản về nguyên liệu sản xuất, trong đó sản lượng bột cá ngày càng suy giảm, giá cả bột cá ngày càng leo thang. Thì một việc làm cấp bách hiện nay là phải nghiên cứu tìm ra nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền, nhưng đồng thời có đủ khả năng về mặt dinh dưỡng để thay thế một phần hay toàn bộ bột cá trong khẩu phần ăn của cá, tôm nuôi. Xét về khía cạnh dinh dưỡng so với bột cá thì hầu hết nguyên liệu khác hiện nay đều chứa không đủ và cân đối tất cả các thành phần dinh dưỡng. Do đó khi thay thế bột cá bằng nguyên liệu khác ở một mức nào đó sẽ phải bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng còn thiếu vào thức ăn.
Bột cá có thể thay thế một phần bằng một số nguồn protein khác có sẵn ở địa phương như: bột đậu nành, bột ốc, bột thân mềm khác...[32]
Một lượng bột cá trong khẩu phần thức ăn có thể được thay thế bằng bột đậu nành ở những loài cá nước ngọt ví dụ: cá chép, cá rô phi, và cá da trơn. Những nghiên cứu tương tự với cá biển như: cá chẽm, cá hồng, cá chình nhật bản và cá tráp đỏ đã chỉ ra rằng, bột đậu nành có thể là một nguồn protein có hiệu quả kinh tế với những loài cá dữ. Trong khẩu phần ăn của cá hồi cầu vồng và ấu trùng cá chẽm, bột đậu nành được tách chiết theo phương pháp sử dụng dung môi có thể thay thế 40% bột cá và lên đến 100% cho các ao ương cá da trơn mà không có sự sai đáng kể nào về năng suất nào (Boonyarat et al. 1998) [35]
ở mức thay thế lớn hơn 50% bột cá, cá ăn thức ăn chứa bột cá đã cho thấy sự giảm tỷ lệ sinh trưởng. Nó còn kéo theo sự khủng hoảng tương tự với mất khả năng miễn nhiễm và làm trầm trọng thêm sự thay đổi dịch bệnh trong đường ruột của cá (Burels et al. 1999 [35]). Mức độ bột đậu nành hiện nay trong khẩu phần ăn của cá hồi giống không quá 20%.
Người ta xác định ở mức độ tương đương của bột đậu nành trong thức ăn của cá hồi thương phẩm thì khoảng năm 2010 có khoảng 391.000 triệu tấn bột đậu nành được sử dụng.
Kết quả của việc thay thế bột cá bằng bột đậu nành cùng với bổ sung L-lysine vào trong khẩu phần ăn của cá rô phi vằn giống (Oreochromis niloticus) đã được nghiên cứu với 5 mức khác nhau. Công thức 1 được lập tương tự công thức thức ăn thương mại cho cá rô phi có chất lượng cao có chứa 20% bột cá và 30% bột đậu nành. Còn công thức thức ăn ở nghiệm thức thứ 2 đến thứ 5 có chứa lần lượt các mức 55%, 54%, 53%, và 52% bột đậu nành và 0,5%; 1%; 1,5% và 2% L-lysine bổ sung. Sau 10 tuần nghiên cứu đã có kết quả sai khỏc rừ ràng (P<0,05) về khối lượng và chiều dài thõn. Trong đú khẩu phần thức ăn cú chứa 55% bột đậu nành và 0,5% L-lysine cho kết quả sinh trưởng cao nhất.[37]
Twibell & Brown (2000) đã tổng hợp các tư liệu sẵn có của việc sử dụng bột đậu nành trong nuôi cá. ở tất cả các loài nói chung có khả năng sử dụng bột đậu nành ở mức tối thiểu 10-15% trong thức ăn. Nhưng một vài loài cá dữ không thể chịu đựng được quá 20%
bột đậu nành trong khẩu phần ăn. Nhóm cá hồi là một trong những loài nuôi thâm canh chủ yếu sử dụng bột đậu nành làm thức ăn, khả năng chịu đựng không quá 25 – 30%, một số loài cá khác không quá 15% [33].
Những nghiên cứu về lợi ích của việc thay thế bột cá bằng bột đậu nành trong nuôi nghề nuôi tôm cũng đã được nghiên cứu và đã có kết quả khả quan, khi thay thế tinh chất đậu nành ở mức 8% trong chế độ ăn của tôm sẽ làm tăng tỷ lệ sống, mức độ tăng trưởng và sử dụng thức ăn có hiệu quả. Đồng thời trong thí nghiệm còn cho thấy khi trộn tinh chất đậu nành ở mức 20%, tỷ lệ tăng trưởng của ấu trùng cá chép trở nên tốt hơn [36].
Trong những sản phẩm có nguồn gốc từ hạt đậu nành có chứa cả các thành phần dinh dưỡng và kháng dinh dưỡng. Do đó phải lưu ý xem xét kỹ các tài liệu sẵn có về giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm từ đậu nành để có sự phối kết hợp cần thiết sao cho hợp lý [35].
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU