Dinh dưỡng là nuôi dưỡng tập hợp những chức năng có thể biến đổi và sử dụng thức ăn, nhằm giúp cho sinh vật tăng trưởng và hoạt động bình thường.
Động vật thủy sản có những đặc điểm dinh dưỡng rất riêng biệt và rất khác so với những động vật trên cạn.
Cá có nhiều thay đổi cấu trúc trong ống tiêu hóa và đa số động vật thủy sản phải trải qua giai đoạn ấu trùng. Trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng của ấu trùng thay đổi rất lớn nên nghiêu cứu dinh dưỡng sẽ khó khăn hơn so với động vật trên cạn.
Cá là động vật biến nhiệt yêu cầu năng lượng thấp hơn và phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường sống. Do đó tỷ lệ năng lượng protein (E/P) hay tỷ lệ năng lượng/ các thành phần dinh dưỡng thay đổi rất nhiều, sự bài tiết ure, uric acid của cá rất khác với các sinh vật khác. Điều ảnh hưởng rất lớn đến giá trị sử dụng năng lượng của protein.
Môi trường sống của cá dưới nước, do đó cá có những kiểu thích nghi như khả năng biến dưỡng ở điều kiện hàm lượng oxy hoà tan thấp, tiêu hoá năng lượng thấp hơn và giảm khối lượng của bộ xương. Như vậy nhu cầu năng lượng thấp hơn, thường chỉ bằng một phần tư so với động vật trên cạn.
Từ những đặc điểm nhu cầu năng lượng thấp hơn so với động vật trên cạn dẫn đến tỷ lệ protein/ năng lượng (P/E) của cá cao hơn so với động vật trên cạn. Động vật thuỷ sinh có một số nhu cầu các dưỡng chất khác với động vật trên cạn như: nhu cầu acid béo không no họ (n-3) chứa nhiều nối đôi như PUFA (Polyunsaturated fatty acid). Cá có khả năng tổng hợp giới hạn một số loại vitamin nên chúng lệ thuộc rất nhiều vào cung cấp thức ăn.
Các tài liệu chuyên sâu đã thông báo rộng rãi rằng ấu trùng cá biển có nhu cầu cao về acid béo không no, hai loại acid béo đặc biệt quan trọng cho sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng là EPA (Eicosapentaenoic acid (20: 5n-3)) và DHA (Decosahexaenoic acid (22:
6n-3)).
Khác với động vật nước ngọt, các động vật biển mà đặc biệt ở giai đoạn còn non không có khả năng chuyển hóa từ linoleic (18: 2n-6) thành EPA và tiếp tục chuyển hóa thành DHA. Một số động vật biển chỉ có khả năng chuyển hóa từ EPA thành DHA nhưng cũng rất hạn chế. Thức ăn với lượng không đủ một trong hai loại acid này đều dẫn đến tỷ lệ chết cao đặc biệt là thời điển ấu trùng kết thúc giai đoạn biến thái về hình thái. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là có liên quan đến chất lượng thức ăn sống (Rodger &
Barrlow, 1987); Fimmer (1994). Những báo cáo gần đây từ Phillipines và Australia đã chứng minh rằng việc làm giàu thức ăn sống (rotifer, đặc biệt là Artemia) bằng Hufas đã nâng cao thành công trong ương nuôi cá chẽm (Dhert, 1990).
Nhu cầu dinh dưỡng của cá về tất cả các chất dinh dưỡng như: protein, lipid, glucid, vitamine, khoáng luôn có sự thay đổi tùy theo từng loài, theo từng giai đoạn phát triển mặt
khác còn phụ thuộc vào điều kiện sinh thái môi trường khác nhau (nhiệt độ, độ mặn). Cho nên việc xác định nhu cầu dinh dưỡng cho cá nuôi một cách chính xác nhất ở mỗi giai đoạn sống trong điều kiện cụ thể là một việc làm rất khó khăn. Do đó một yêu cầu quan trọng đặt ra cho người nuôi thủy sản là phải làm sao càng có nhiều thông tin khoa học chính xác về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi và kinh nghiệm nuôi là càng tốt.
2.4.2 Những nghiên cứu về dinh dưỡng cá chẽm
Nghiên cứu dinh dưỡng cá chẽm (Lates calcarifer) bắt đầu từ thập niên 80 (Glencross, 2006).Hiện nay, đã có đủ số liệu để sản xuất thức ăn viên công nghiệp cho cá chẽm [28].
Theo Maneewong & CTV (1981) thí nghiệm với 3 loại thức ăn rotifer, rotifer + Artemia, rotifer + Moina để ương ấu trùng từ 3 – 15 ngày tuổi cho biết tỷ lệ sống tương ứng là: 40%; 47,5%; 19,1%. Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng rotifer kết hợp với artemia là thức ăn phù hợp hơn cả trong giai đoạn này.
Theo Naret & Temin (1993) khẳng định rằng Moina masocopa là thức ăn sống phù hợp để thay thế Artemia ương cá chẽm bột. việc sử dụng Moina masocopa có thể thay thế một phần hoặc toàn phần Artemia làm thức ăn cho cá chẽm bột từ ngày tuổi thứ 15 (3,6 mm TL), tuy nhiên cần phải lọc kỹ và thu Moina có kích thước nhỏ 200 – 400.10 - 6 m [21].
Kết quả nghiên cứu của viện nuôi trồng thuỷ sản Thailand về thử nghiệm sử dụng 50% thức ăn viên có hàm lượng protein khác nhau (30%; 40% và 50%) kết hợp với 50% cá tạp để ương nuôi cá chẽm 0,3 – 0,4 g/ con (60 ngày tuổi) kết quả đạt mức tăng trưởng riêng trên ngày tương ứng với các mức protein trên là: 0,115 mg/ ngày; 0,112 mg/ ngày; 0,123 mg/ ngày.
Theo Aquaculture 170 (1999), thử nghiệm nghiên cứu khẩu phần protein khác nhau cho cá chẽm giống trọng lượng 5,5g/ con tại 2 nhiệt độ khác nhau là 18oC và 25oC trong thời gian 12 tuần bố trí ở 4 mức protein là 36%; 42%; 48% và 52%. Cuối đợt thí nghiệm thấy răng tốc độ tăng trưởng và khả năng sử dụng thức ăn ở mức 25oC là tốt hơn cả.
Cá chẽm cho ăn thức ăn rotifer được làm giàu bằng acid béo không no (dầu gan mực) có tốc độ sinh trưởng về chiều dài cao hơn cá ăn thức ăn là rotifer không được làm giàu.
Tỷ lệ sống của cá chẽm giữa 2 lô thí nghiệm cho ăn rotifer làm giàu và không làm giàu bằng dầu gan mực thể hiện sai khác không có ý nghĩa (dẫn từ Huỳnh Văn Lâm, 2000).
Một số tác giả đã nghiên cứu và cho biết nhu cầu dinh dưỡng của cá chẽm ở giai đoạn giống: theo V.Alava thì nhu cầu protein 43%. Nhu cầu về các loại acid amin cần thiết là argrinine 3,6%; lysine 4,5%; methionine 2,35%; trytophan 0,5% (Coloso et al.);
Catacutan cũng cho biết nhu cầu về lipid là 10%. Với sự phối hợp giữa dầu gan và dầu đậu nành là 1:1 và Carbohydrate là 20 – 25%. Nhu cầu về acid béo là 0,5% (n-3) và 0,5% (n-6) [20].
Nhiều nhà nghiên cứu cho thấy, cá chẽm sử dụng tốt một số protein thực vật và động vật làm thức ăn viên. Ngoài ra họ còn nghiên cứu và đưa ra một số nhu cầu protein của cá chẽm ở các giai đoạn khác nhau được tổng hợp dưới bảng sau: [28]
Bảng 3: Nhu cầu protein ở một số giai đoạn nuôi cá chẽm (Lates calcarifer)
Hiện nay ở các nước nuôi cá chẽm đã sản xuất thức ăn viên công nghiệp cho cá, xong công thức thành lập thức ăn còn có nhiều khác nhau giữa các quốc gia. Dưới đây là một vài ví dụ về công thức ăn cho cá chẽm ở Malaysia và Indonesia [22].
Bảng 4: Công thức thức ăn cho cá chẽm ở Malaysia
Nguyên liệu Hàm lượng (%)
Cá tạp tươi 50
Bột cá khô 17,5
Bột đậu nành 7,5
Cám gạo 17,0 Khô dầu 5,5 Bột mỳ 2,5 Vitamin và khoáng tổng hợp 0,5
Nhu cầu protein (%)
Năng lượng thô (MJ/ kg)
Khối lượng cá (g/con)
Nhiệt độ (oC)
Tác giả
45 - 55 13,4-16,4 KXD KXD Cuzon (1988)
50 KXD 7,5 KXD Sakaras et al. (1988)
45 KXD KXD KXD Sakaras et al. (1988)
46 - 55 18,4 - 18,7 7,6 28 William & Barlow (1999)
17,8 – 21,0 230 28 William et al. (2003) 20,9 – 22,8 80 28 William et al. (2003)
Bảng 5: Công thức thức ăn cho cá chẽm ở Indonesia
Nguyên liệu Hàm lượng (%)
Cá tạp tươi 46
Bột cá (56% protein) 12,5
Bột đậu nành 16,0
Bột thịt xương 4,0 Cám (lúa mỳ) 3,0
Chất kết dính 5,0
thịt hàu 2,0
Vitamin và khoáng tổng hợp 1,0
Việt nam là quốc gia mới ở giai đoạn đầu trong phát triển nghề nuôi cá chẽm, do đó những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và sản xuất thức ăn công nghiệp cho nuôi cá chẽm ở cả giai đoạn giống và nuôi thương phẩm cần phải được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để nhanh chóng phát triển nghề nuôi cá chẽm rộng khắp trong cả nước.