4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer) giai đoạn từ 3,5 đến 6 cm
Protein là vật chất hữu cơ chủ yếu xây dựng nên các tổ chức mô của động vật, protein chiếm khoảng từ 60% đến 70% tổng số vật chất khô của cơ thể. Cá sử dụng protein để đáp ứng nhu cầu amino acid. Thức ăn thiếu protein sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá cũng như những loài động vật khác, vì chúng phải huy động các nguồn protein trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu amino acid, dẫn đến khối lượng cơ thể bị giảm sút. Ngược lại, nếu thức ăn quá dư thừa protein thì chỉ một phần protein được sử dụng để tổng hợp nên các protein mới trong cơ thể, phần còn lại sẽ được chuyển hóa thành năng lượng hoặc bài tiết ra ngoài. Xong, protein là thành phần có giá trị kinh tế cao nhất trong thức ăn vì vậy, nếu hàm lượng protein cao quá mức nhu cầu của vật nuôi sẽ gây ra lãng phí làm giảm hiệu quả kinh tế.
Trong lĩnh vực dinh dưỡng và trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, một vấn đề luôn được đặt ra là hàm lượng protein trong thức ăn cho đối tượng nuôi, ở trong giai đoạn nuôi cụ thể là bao nhiêu? Cá chẽm cũng như các loài sinh vật nuôi khác nhu cầu protein của nó cũng có sự khác nhau ở trong mỗi giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Và một câu hỏi cụ thể hơn đặt ra ở đây, là hàm lượng prtein trong thức ăn cho cá chẽm giai đoạn giống là bao nhiêu, để đạt đựợc tốc độ sinh trưởng nhanh nhất, có hiệu quả kinh tế tối ưu?
Để bước đầu trả lời cho câu hỏi bên trên, căn cứ dựa trên những thông tin đã thu nhận được tôi đã tiến hành bố trí thí nghiệm ương nuôi các chẽm (Lates calcarifer, Bloch 1790) giai đoạn từ 2,5 đến 6 cm với ba mức protein khác nhau là: 36%, 39% và 42 % protein.
Mục tiêu trong nội dung nghiên cứu này của tôi là: bước đầu xác định hàm lượng protein phù hợp nhất trong ba mức thử nghiệm ảnh hưởng lên tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm ở giai đoạn cá giống. Qua đây tôi có thể so sánh, nhận xét kết quả nghiên cứu của mình với những kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học nghiên cứu khác trước đây và làm tiền đề cho những nghiên cứu khoa học có liên quan sau này của tôi nếu có.
4.1.1 Các yếu tố môi trường trong ao ương cá
Cùng với các yếu tố di truyền, thức ăn… thì điều kiện sinh thái môi trường cũng có những ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của bất kỳ một loài sinh vật sống trên trái đất. Các yếu tố môi trường tác động lên đời sống sinh vật không phải đơn lẻ mà là một tổ hợp tác động đồng thời. Sinh vật cùng một lúc phải phản ứng thích nghi tổ hợp với các yếu tố đó (nhiệt độ, ánh sáng, độ mặn, pH,…). Tuy nhiên, mỗi yếu tố môi trường có bản chất riêng của nó. Cá là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo sự biến đổi theo nhiệt độ của môi trường sống. Do đó mà yếu tố nhiệt độ được xem là yếu tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Hay có thể nói sâu hơn rằng, nhiệt độ môi trường nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quá trình trao đổi chất, quá trình sinh lý, quá trình sinh hóa trong cơ thể của cá.
Trong thời gian thực hiện thớ nghiệm, hàng ngày tụi cú theo dừi một số yếu tố mụi trường là: nhiệt độ, pH và độ mặn. Qua thu thập và xử lý số liệu cho ra bảng kết quả sau:
Bảng 8: Các yếu tố môi trường trong ao ương cá chẽm Nhiệt độ (oC) Độ mặn (ppt) pH Sáng 30,48 ± 0,70 34,67 ± 0,38 7,67 ± 0,10 Chiều
34,35 ± 0,63 34,77 ± 0,53 8,4 ± 0,17
Số liệu ghi trong bảng dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Các giai ương nuôi cá thí nghiệm được đặt trong cùng một khu vực trong ao cho nên sự tác động của các yếu tố môi trường lên các lô thí nghiệm là tương đồng nhau, đảm bảo hạn chế tối đa sự sai khác của các yếu tố môi trường đến kết quả của các lô thí nghiệm.
Trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm tôi thấy rằng: các yếu tố môi trường trong ao ít có sự thay đổi lớn giữa các ngày, mặt khác sự thay đổi của các yếu tố trong một ngày dao động cũng không lớn, do đó mà cá ương trong giai không xảy ra hiện tượng bị sốc do sự biến động của các yếu tố môi trường.
Trong ba yếu tố mụi trường theo dừi là: pH, nhiệt độ và độ mặn thỡ thấy yếu tố nhiệt độ và độ mặn ít có sự thay đổi lớn xong khoảng dao động của hai yếu tố này là vượt quá khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cá. Theo đặc điểm sinh học của loài cá chẽm (Lates calcarifer) khoảng nhiệt độ thích hợp nhất cho cá sinh trưởng ở giai đoạn này là từ 28 – 30oC và độ mặn là 25 – 30 ppt, còn trong ao ương các yếu tố này lần
lượt là 30 – 35oC và 34 – 36 ppt. Điều này ngoài ảnh hưởng không tốt cho các quá trình trao đổi chất, tuần hoàn, hô hấp, điều hòa áp suất thẩm thấu… mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu protein của cá. Theo đó, trong điều kiện nhiệt độ, độ mặn cao hơn khoảng thích hợp thì nhu cầu protein của cá chẽm (Lates calcarifer) và của các loài cá khác nói chung đều cao hơn mức bình thường.
Khác với hai yếu tố nhiệt độ và độ mặn thì yếu tố pH hoàn toàn dao động nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá. Trời nắng, tạnh kéo dài hầu như trong suốt thời gian làm thí nghiệm không có mưa, độ trong của ao khoảng 40 cm, do đó mà yếu tố pH không có sự biến động lớn trong ngày.
Tóm lại: theo các số liệu cho thấy các yếu tố sinh thái trong ao ương nuôi cá chẽm không hoàn toàn thích hợp cho cá chém ở giai đoạn này. Nhưng kết quả của thí nghiệm cho thấy rằng so với các thí nghiệm trước đây trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn thích hợp thì kết quả trong thí nghiệm này cho kết quả về tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống không có sự sai khác nhiều lắm.
4.1.2 Thức ăn sử dụng trong thí nghiệm
Trong nuôi trồng thủy sản thức ăn là yếu tố rất quan trọng cho sự sinh trưởng phát triển và tỷ lệ sống của tượng nuôi, nó còn có liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong tự nhiên, cá chẽm ở giai đoạn này thức ăn chủ yếu và ưa thích của chúng là côn trùng, cá tôm kích thước nhỏ. Tuy nhiên, trong sản xuất giống nhân tạo, ương nuôi cá chẽm giống với qui mô công nghiệp thì việc cung cấp thức ăn tươi cho cá nuôi gặp nhiều khó khăn vì: thức ăn tươi khó chủ động, thời gian bảo quản ngắn, giá thành cao, dễ gây ô nhiễm ao nuôi… cho nên cần phải có một loại thức ăn chế biến tổng hợp đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cá nuôi.
Qua tìm hiểu tôi lập 3 công thức thức ăn có 3 mức protein khác nhau là 36%, 39%
và 42% protein. Việc lập công thức thức ăn này dựa vào nhu cầu dinh dưỡng của cá, sự phối trộn kết hợp của các thành phần nguyên liệu nhằm tạo ra thức ăn có hàm lượng protein theo mục đích và thức ăn có khẩu vị hấp dẫn đối với cá chẽm (Lates calcarifer).
Bảng 9: Công thức thức ăn dùng trong thí nghiệm Số gram nguyên liệu trong 100g thức ăn Thành phần Hàm lượng
protein (%) 36% protein 39% protein 42% protein
Bột cá 65 5,53 25,53 45,53
Bột đậu nành 40 30 30 30
Bột mực 45 43,47 23,47 3,47
Bột mì 14 8 8 8
Chất kết dính 0 4 4 4
Dầu mực 0 2 2 2
Dầu đậu nành 0 4 4 4
Vitamine 0 1,5 1,5 1,5
Khoáng 0 1,5 1,5 1,5
Nguồn protein chính cung cấp cho cá được lấy chủ yếu từ ba thành phần nguyên liệu là bột cá, bột mực và bột đậu nành. Ngoại trừ hai nguyên liệu là bột cá và bột mực có sự thay đổi tỷ lệ phối trộn tùy theo sự sai khác các mức protein trong thí nghiệm. Còn các thành phần nguyên liệu khác được bổ sung với tỷ lệ như nhau vào mỗi công thức thức ăn
Dầu mực, dầu đậu nànhlà hai nguồn cung cấp chủ yếu lipid cho cá trong thức ăn.
Hai loại dầu này cung cấp các acid béo không no và acid béo no cần thiết cho sự sinh trưởng của cá giống. Đồng thời dầu mực có vị tanh cho nên hấp dẫn cá bắt mồi. Khoáng và vitamin phối trộn vào trong thức ăn là loại khoáng và vitamin tổng hợp. Đây là thành phần cần rất ít xong không thể thiếu trong bất cứ thức ăn nào trong nuôi trồng thủy sản.
Để đảm bảo tính kết dính của thức ăn tôi sử dụng hai loại nguyên liệu là chất kết dính và bột mỳ. Trong đó vai trò chủ yếu là chất kết dính. Bột mỳ ngoài vai trò là chất kết dính nó còn cung cấp một lượng protein xong tỷ lệ này là rất thấp (14%).
Công thức thức ăn được lập theo phương pháp lập bảng và được làm theo đúng qui trình sản xuất thức ăn theo qui mô nhỏ (Lại Văn Hùng, 2004). Thức ăn trong thí nghiệm có độ nổi thấp, thức ăn nhanh chóng bị chìm ngay sau khi thả vào trong nước. Do đó ban đầu khi cho cá tập ăn và vài ngày đầu của đợt thí nghiệm thức ăn được cho vào trong các sàng ăn. Sau khi cá đã quen với thức ăn chế biến thì ra có thể vãi thức ăn từ từ xuống cá sẽ lao lên để bắt mồi. Tóm lại thức ăn trong thí nghiệm phù hợp và hấp dẫn cá chẽm bắt mồi.
4.1.3 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer) ở giai đoạn từ 3,5 đến 6 cm
Cá trước khi đưa vào thí nghiệm đã được cho tập ăn thức ăn chế biến gần một tuần, mặt khác cá có kích thước tương đối lớn do đó mà khi bước vào giai đoạn thực hiện thí nghiệm cá đã tương đối quen với thức ăn thí nghiệm, hầu hết cá bắt mồi ngau sau khi cho thức ăn xuống nước.
Số liệu thu được xử lý bằng chương trình ANOVA-Single Factor của phần mềm Microsoft Excel 2003
Bảng 10: ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau lên sinh trưởng của cá chẽm Loại thức ăn
Thời gian Chỉ tiêu
36% protein 39% protein 42% protein L0 (cm) 3,47 ± 0,298 3,47 ± 0,298 3,47 ± 0,298 Bắt đầu
W0(g) 0,443 ± 0,104 0,443 ± 0,104 0,443 ± 0,104 L1 (cm) 3,508 ± 0,273a 3,788 ± 0,506ab 3,975 ± 0,695b W1 (g) 0,492 ± 0,104a 0,643 ± 0,123ab 0,811 ± 0,252b
DWGL1(cm/ngày) 0,005 0,045 0,072
DWGP1(g/ngày) 0,007 0,029 0,053
SGRL1(%cm/ngày) 0,156 1,253 1,941
Tuần thứ 1
SGRP1(%g/ngày) 1,500 5,322 8,638
L2 (cm) 3,752 ± 0,368a 3,950 ± 0,408b 4,700 ± 0,565c W2 (g) 0,618 ± 0,180a 0,733 ± 0,034b 1,24 ± 0,451c
DWGL2(cm/ngày) 0,035 0,023 0,104
DWGP2(g/ngày) 0,018 0,0128 0,061
SGRL2(%cm/ngày) 0,964 0,598 2,393
Tuàn thứ 2
SGRP2(%g/ngày) 3,257 1,874 6,066
L3 (cm) 4,193 ± 0,428a 4,737 ± 0,517b 5,660 ± 0,468c W3 (g) 0,845 ± 0,264a 1,243 ± 0,350b 2,149 ± 0,642c
DWGL3(cm/ngày) 0,063 0,112 0,137
DWGP3(g/ngày) 0,032 0,073 0,130
SGRL3(%cm/ngày) 1,584 2,595 2,655
Tuần thứ 3
SGRP3(%g/ngày) 4,469 7,545 7,856
L4 (cm) 4,344 ± 0,523a 4,874 ± 0,595b 5,962 ± 5,515c W4 (g) 0,932 ± 0,317a 1,347 ± 0,400b 2,514 ± 0,668c
DWGL4(cm/ngày) 0,022 0,020 0,043
DWGP4(g/ngày) 0,124 0,015 0,052
SGRL4(%cm/ngày) 0,505 0,407 0,743
Tuần thứ 4
SGRP4(%g/ngày) 1,400 1,148 2,241
Số liệu trình bày trong bảng là giá trị trung bình sai số chuẩn của mẫu (SEM). Trên cùng một dòng, các số trung bình có chữ cái viết kèm theo khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Hình 5:Ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn lên tăng trưởng chiều dài thân (L) của cá chẽm
Hình 6: :Ảnh hưởng các hàm lượng protein khác nhau trong thức ăn lên tăng trưởng trọng lượng (W) thân của cá chẽm
Cá trước khi đưa vào thí nghiệm được nuôi ở trại đã được cho ăn bằng thức ăn tổng hợp. Khi mới đưa về giữ tạm trong giai và tập cho cá ăn thức ăn chế biến vì thức ăn tổng hợp có độ nổi tốt trong nước, trong khi thức ăn làm thí nghiệm thì độ nổi kém, thức ăn chìm rất nhanh ngay sau khi cho xuống nước, vì thế khi cho cá tập ăn phải cho vào trong sàng trộn lẫn với cá tươi và đặt trên sàng ăn trong giai.
Qua bảng số liệu cho thấy, ngay sau tuần đầu tiên sự tăng trưởng của cá ở các lô thí nghiệm đó xuất hiện những sai khỏc rừ rệt so với cỏ mới ban đầu đưa vào thớ nghiệm. Tuy
0 1 2 3 4 5 6 7
tuần 0 tuần 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 thời g ia n
chiều dài (cm) 3 6 % p ro te in
3 9 % p ro te in 4 2 % p ro te in
0 0 .5 1 1 .5 2 2 .5 3
tuần 0 tuần 1 tuần 2 tuần 3 tuần 4 thời g ia n
khối lượng (gram) 3 6 % p ro te in
3 9 % p ro te in 4 2 % p ro te in
nhiên, sau khi kết thúc tuần thứ nhất và tuần thứ 2 ở lô thí nghiệm cho ăn thức ăn có hàm lượng 36% protein và thức ăn có hàm lượng 39% protein không có sai khác về thống kê.
Trong khi đó lô sử dụng thức ăn hàm lượng 42% protein có sự tăng trưởng lớn hơn hẳn hai lô còn lại và có sai khác có ý nghĩa về thống kê ngay từ tuần đầu tiên. Nếu như cá ban đầu đưa vào thí nghiệm có chiều dài (L) 3,47 cm, trọng lượng (W) 0,443 gram, thì sau khi kết thúc tuần thứ 2, lô 36% protein L36%=3,752 cm; W36%= 0,618 g; lô 39% protein là L39%= 3,950 cm và W39%=0,733 g còn lô 42% protein là L42%= 4,733 cm và W42% = 1,240 g. Qua số liệu ta có thể thấy ngay sự sai khác giữa các lô thức ăn khác nhau.
Bước sang tuần thứ 3, điều kiện thời tiết không có gì thay đổi so với hai tuần trước đó, cá ở cả 3 lô thí nghiệm đều ăn mạnh hơn, do đó sau khi kết thúc tuần thứ 3 đã thấy sự sinh trưởng ở mỗi lô thí nghiệm đã có sai khác hẳn về mặt thống kê (P< 0,05). Đặc biệt qua bảng số liệu (10) cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối cả về chiều dài toàn thân (TL) và khối lượng (W) cơ thể cao hơn hẳn so với 2 tuần trước đó và cả ở tuần thứ 4. Với lô 36%
có tốc độ tăng trưởng chậm nhất với SGRL3 = 1,584%W/ngày; SGRP3 = 4,469 %W/ngày và cao nhất là lô 42% với tốc độ tăng trưởng tương đối SGRL3 = 2,655 %cm/ngày; SGRP3
= 7,856 %W/ngày.
Ở tuần nghiên cứu thứ 4 điều kiện thời tiết có sự thay đổi chút ít với một vài trận mưa lớn, tuy nhiên mưa không kéo dài. Xong điều này cũng đã ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của cá. Qua thực tế tôI nhận they, những ngày trời mưa xảy ra ngay trước lúc cho cá ăn sẽ làm cho cá giảm bắt mồi, thậm chí có lần cá gần như bỏ ăn. Điều này cũng giống đặc điểm của hầu hết các loài cá nuôi đã biết, và nó ảnh hưởng đến kết quả sinh trưởng của cá trong tuần thứ 4. Qua bảng 10 nhận thấy rằng, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối thấp hơn các tuần trước đó. Xong cũng nhận thấy rằng sau tuần thứ 4, cũng là tuần kết thúc thí nghiệm, kích thước cá có sự khác nhau giữa các lô có ý nghĩa về thống kê (P < 0,05). Kích thước cỏ trong mỗi lụ cú sự khỏc biệt rất rừ rệt. Cỏ lụ 36% cú kớch thước nhỏ nhất với L36% = 4,344 ± 0,523 cm, W36% = 0,932 ± 0,327 g; kích thước lớn thứ hai ở lô cho ăn thức ăn có 39% protein với L39% = 4,874 ± 0,400 cm ; W39% = 1,347 ± 0,317 g và cá ở lô 42% có kích thước lớn nhất với L42% = 5,962 ± 0,515 cm; W42% = 2,514 ± 0,668 g.
Càng về những tuần cuối của đợt thí nghiệm thì tốc độ tăng trưởng ở mỗi lô thí nghiệm đều tăng, đồng thời ở những lô có hàm lượng protein càng cao thì tốc độ tăng trưởng lớn hơn hẳn lô thí nghiệm thức ăn có hàm lượng protein thấp hơn. Do đó khi quan sát trên đồ thị thấy, ở những tuần cuối thì đường biểu diễn sự sinh trưởng càng có khoảng
cỏch phõn biệt rừ ràng. Điều này thể hiện sự sai khỏc rừ rệt do ảnh hưởng của cỏc hàm lượng protein khác nhau lên sinh trưởng của cá chẽm trong ở giai đoạn này.
Tóm lại: trong ba lô thí nghiệm sử dụng ba loại thức ăn chế biến có hàm lượng protein là 36%; 39% và 42% protein, thì loại thức ăn có hàm lượng 42% protein cho tốc độ tăng trưởng cao nhất, sau đó đến lô 39% và thấp nhất là lô 36% protein. Như vậy, ở ba mức protein trong thức ăn nghiên cứu thì thức ăn có hàm lượng protein 42% là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của cá chẽm (Lates calcarifer) ở giai đoạn 3,5 đến 6 cm.
4.1.4 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng protein khác nhau trong thức lên tỷ lệ sống của cá chẽm (Lates calcarifer) giai đoạn 3,5 đến 6 cm.
Trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm của mình, tôi nhận thấy một điều đáng quan tõm là qua theo dừi tụi khụng thấy bất cứ cỏ thể nào bị chết ở trong cả ba lụ thớ nghiệm. Với tôi, điều này có thể do các nguyên nhân sau.
ắ Cỏ đưa vào thớ nghiệm (L=3,443 cm) là tương đối lớn, sức khỏe tốt, do đú mà khả năng chống chịu với điều kiện môi trường tốt.
ắ Thức ăn trong cỏc lụ thớ nghiệm tương đối đầy đủ cỏc thành phần dinh dưỡng cả về số lượng, lẫn chất lượng, mức protein thấp nhất là 36% không phải là quá thấp so với cá chẽm ở giai đoạn này. Nên cá tiêu hóa và hấp thụ tốt, đảm bảo sức khỏe tốt.
ắ Điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện thớ nghiệm khụng cú những thay đổi quá lớn, do đó cá không bị sốc do sự thay đổi của cá yếu tố môI trường trong giai ương nuôi.
Như vậy: Cá chết ở cá lô thí nghiệm đều là do hiện tượng cá ăn lẫn nhau. Đây là hiện tượng đáng quan tâm trong ương nuôi giống hay nuôi thương phẩm cá chẽm. Biện pháp khắc phục là phải định kỳ sàng lọc để phân cỡ.