3. Hiệu suất năng lượng
4.2 Thuyết minh mạch điện điều khiển
Các ký hiệu:
- 52: contactor - TR: rơle thời gian
- MCB: automat
Khi khởi động máy thì ta đóng MCB-1, MCB-2. Đầu tiên thì sẽ có điện vào cuộn dây và 52/FL làm cho tiếp điểm thường mở và 52 – FL đóng lại. Như vậy thì quạt ly tâm đã được khởi động trước. Khi đó cuộn dây rơle thời gian TR/1 có điện, sau một thời gian thì tiếp điểm thường mở đóng chậm TR – 1 đóng lại làm cho có điện ở mạch khởi động máy nén. Đầu tiên thì máy nén khởi động ở chế độ sao, sau khoảng thời gian 2¸ 3 giây thì chuyển sang chạy ở chế độ tam giác do sự điều khiển của cuộn dây rơle thời gian TR/2. khi máy nén được khởi động thì nó đã được giảm tải vì khi đó van điện từ SV3 vẫn có điện do tiếp điểm thường đóng mở chậm TR – 2 chỉ đóng sau khoảng 3 giây nó mới mở ra, như vậy thì máy nén được giảm tải và khởi động dễ dàng.
Đối với mạch cấp dịch, khi ta bật công tắc thì có điện vào cuộn dây điện từ cấp dịch, tác động mở van cấp dịch cho dàn lạnh.
Khi nhiệt độ phòng sấy đã đạt yêu cầu, khi đó bầu cảm biến nhiệt độ đặt trong phòng sấy sẽ tác động đóng tiếp điểm th làm có điện vào SV2, xả gas nóng ra dàn ngưng phụ. Đồng thời cũng có điện vào cuộn 52/F, đóng tiếp điểm 52-F và khởi động quạt dàn ngưng.
Nếu trong quá trình làm việc mà chỉ cần xảy ra một trong các sự cố như quạt dàn ngưng, quạt ly tâm, áp suất nén cao, áp suất hút thấp thì các tiếp điểm 51 – P, 51 – F, 51 – C, a – b, HPS/LPS tương ứng sẽ đóng mạch điện báo động làm sáng đèn báo động và chuông báo động kêu, đồng thời ngắt điện máy nén. Người vận hành biết được và vào sửa chữa. Như vậy thì các thiết bị được bảo vệ an toàn.