i. Tính cấp thiết của đề tà
3.2.1. Mô tả các loại hợp đồng tiêu thụ cá Tra tại Tỉnh
Chiến lược quy hoạch phát triển nuôi cá Tra thâm canh tỉnh Tiền Giang hướng đến việc tập trung thực hành nuôi theo tiêu chuẩn SQF 1000CM để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn cho cá. Ngoài ra, chiến lược còn giải quyết và tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hóa như tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi và các doanh nghiệp liên kết hợp tác thông qua hợp đồng, tạo lập một dây chuyền khép kín trong sản xuất và tiêu thụ cá Tra.
Trong thời gian vừa qua, tại Tỉnh có bốn loại hợp đồng được sử dụng trong việc mua bán cá tra nguyên liệu: hợp đồng ghi nhớ, hợp đồng thu mua, hợp đồng đầu tư và hợp đồng gia công, với mức độ chặt chẽ về tính pháp lý tăng dần theo thứ tự .
Hình thức hợp đồng ghi nhớ
Theo hình vẽ 3.2, hợp đồng ghi nhớ được ký giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá Tra (doanh nghiệp tiêu thụ). Bản HĐ ghi nhớ được xem như một cơ sở chứng minh của người nuôi cá trong việc hoàn thành các khâu vay tiền Ngân hàng phục vụ sản xuất. Các bên tham gia hợp đồng có thể là các hộ nuôi đơn lẻ hoặc là HTX đại diện các hộ trong HTX có nguyện vọng tham gia.
Cách thức tiến hành HĐ ghi nhớ: sau khi cá được thả khoảng 1 – 2 tháng, giữa người nuôi và doanh nghiệp sẽ cùng nhau ký kết một bản HĐ với các chi tiết cụ thể về diện tích thả nuôi, sản lượng ước tính…để làm cơ sở cho người nguôi thực hiện vay vốn Ngân hàng. Tới thời điểm thu hoạch người nuôi có thể bán cá cho doanh nghiệp hoặc bán cho doanh nghiệp khác vì trong HĐ không có bất kỳ điều khoản nào bắt buộc người nuôi phải bán cá lại cho doanh nghiệp đã ký kết HĐ. Sau đó, người nuôi có nghĩa vụ hoàn trả cả vốn và lãi cho Ngân hàng theo đúng như cam kết trong HĐ vay vốn giữa hai bên đã ký.
Hình 3.1. Cách thức hoạt động HĐ ghi nhớ
Đầu tư trực tiếp Cung cấp thức ăn, con giống
Đầu tư gián tiếp
Cung cấp thứcăn
Bảo lãnh
Thanh toán CP Mua bán cá
Cơ sở, công ty cung cấp thức ăn chăn nuôi Doanh nghiệp Người nuôi cá Vay vốn Ngân hàng Doanh nghiệp (đã ký HĐ) Doanh nghiệp khác
Hình 3.2. Cách thức hoạt động HĐ đầu tư Hình thức hợp đồng thu mua
Hợp đồng thu mua là loại hợp đồng được ký giữa người nuôi và doanh nghiệp thu mua trước thời điểm thu hoạch từ 2 tuần đến 2 tháng. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm trong việc soạn thảo HĐ, với các điều khoản rõ ràng về sản lượng ước tính tùy vào từng ao nuôi, giá cả được ước tính tại thời điểm bắt cá, các khoản bù trừ cho chi phí vận chuyển và hao hụt, mức bồi thường nếu có phá vỡ, thời gian bắt cá, điều kiện thanh toán….Tiến trình thực hiện HĐ cụ thể như sau:
Bước 1, trước thời điểm thu hoạch khoảng 2 tuần đến 2 tháng doanh nghiệp và người nuôi bắt đầu chủ động đặt vấn đề mua bán. Việc tìm hiểu này được bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp thực hiện hoặc có thể là do người nuôi trực tiếp liên hệ.
Bước 2, doanh nghiệp sẽ tiến hành mổ cá tại ao để xác định phẩm cách. Sau khi có kết quả kiểm tra, cả hai bên bắt đầu thương lượng và ký kết HĐ.
Bước 3, doanh nghiệp tiến hành bắt cá, thanh toán một phần hoặc toàn bộ tiền mua cá, số tiền còn lại sẽ được thanh toán theo thời hạn đã ký kết trên HĐ.
Dựa trên hình vẽ 3.3, hợp đồng đầu tư là hình thức được ký kết giữa người nuôi cá với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp có thể là bên trực tiếp cung cấp thức ăn cho cá hoặc là người trung gian đứng ra bảo lãnh cho người nuôi cá mua thức ăn tại cơ sở kinh doanh thức ăn được chỉ định. Bởi vì khoản chi phí thức ăn cho cá chiếm tỷ lệ rất lớn 87,3%, cho nên với những trường hợp không đủ vốn hoặc bị hạn chế khi tiếp cận nguồn vốn vay từ phía các Ngân hàng thì hình thức hợp đồng này là một giải pháp thiết thực. Cách thức hoạt động của loại HĐ đầu tư trên thực tế có thể được mô tả theo hai phương thức: phương thức đầu tư trực tiếp và phương thức trung gian. Tại các ao nuôi, sau khi cá giống dược thả khoảng 1 – 2 tháng, người nuôi sẽ ký HĐ với doanh nghiệp để có thể được cung ứng trước thức ăn cho cá, một số vật tư khác và yêu cầu hướng dẫn kỹ thuật (nếu có nhu cầu). Với phương thức trực tiếp, các hộ sản xuất nhận đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp. Với phương thức trung gian, doanh nghiệp sẽ bảo lãnh cho người nuôi cá để được nhận đầu tư từ bên trung gian là các cơ sở hoặc công ty kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Đến thời điểm thu hoạch, nông dân bán cá lại cho doanh nghiệp và thanh toán các khoản chi phí đã được ứng trước. Trong trường hợp người nuôi bán cá ra ngoài thì ngoài việc phải thanh toán các khoản nợ với doanh nghiệp họ còn phải chịu mức bồi thường được tính bằng lãi suất tương đương với lãi suất cho vay hiện tại của Ngân hàng Nha nước cho số chi phí mà doanh nghiệp đã cung cấp cho người nuôi trong suốt mùa vụ.
Hình thức hợp đồng gia công.
Đây là hình thức được doanh nghiệp ký kết với các hộ nông dân sở hữu ao nuôi, sau đó cung cấp toàn bộ trong quá trình đầu tư hạ tầng cho đến việc thu bắt cá về. Các hộ nuôi gia công sẽ được trả chi phí dưới hình thức lương làm việc từng tháng và tiền thuê mướn ao nuôi. Hình thức này được người nuôi cá lựa chọn khi gặp nhiều khó khăn về vốn sản xuất hoặc là những hộ nông dân muốn tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
Tóm lại, trên thị trường mua bán cá tra tại Tiền Giang hiện nay tồn tại 4 hình thức HĐ: ghi nhớ, đầu tư, thu mua và gia công. Với kết quả phân loại cũng như đánh giá cho từng hình thức HĐ cho thấy: tình trạng diễn biến phức tạp xảy ra nhiều đối với hình thức thu mua, đối với hình thức HĐ ghi nhớ và đầu tư vẫn có nhiều tiêu cực nhưng không đáng kể, còn riêng đối với HĐ gia công là hình thức HĐ ổn định nhất.