Lợi ích và hạn chế trong việc thực hiện hợp đồng thu mua nông sản

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi cá tra tại tỉnh Tiền Giang (Trang 31)

i. Tính cấp thiết của đề tà

2.1.3. Lợi ích và hạn chế trong việc thực hiện hợp đồng thu mua nông sản

2.1.3.1. Lợi ích của hợp đồng thu mua nông sản

Việc thực hiện hợp đồng thu mua nông sản giữa người nông dân và doanh nghiệp hiện nay đang là một xu hướng tất yếu của thị trường bởi nhiều lợi ích được tạo ra cho cả hai bên tham gia.

Người nông dân

Khi tham gia vào hợp đồng người nông dân sẽ được hỗ trợ sản xuất và hưởng các dịch vụ sản xuất tốt nhất. Khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng phục vụ sản xuất sẽ được nâng cao hơn. Giá cả thu mua ổn định sẽ tạo tâm lý vững vàng cho người sản xuất, các kỹ năng, kỹ thuật sản xuất được chuyển giao hiệu quả và thiết thực nhất thông qua quá trình sản xuất để thực hiện hợp đồng đã được ký kết.

Người mua: doanh nghiệp, cơ sở chế biến..

Khi thực hiện hợp đồng với người nông dân, các doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ nhiều về mặt chính trị vì đi đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng nông thôn mới và hiện đại. Hơn thế nữa, khi tham gia hợp đồng, bên mua cũng có thể tiết kiệm các khoản đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu, hiệu quả đồng vốn bỏ ra sẽ được nâng cao, rủi ro được chia sẻ. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến sẽ ổn định. Nếu quy trình áp dụng kỹ thuật được tiến hành và kiểm soát tốt sẽ tạo ra sản phẩm đúng quy cách và có chất lượng đồng bộ.

2.1.3.2. Hạn chế trong việc thực hiện hợp đồng thu mua nông sản.

Ngoài những lợi ích thật sự hiệu quả dành cho cả hai bên khi tham gia, với hoàn cảnh hiện nay, việc thực hiện hợp đồng trong nông nghiệp cũng còn gặp phải nhiều vướng mắc cũng như bất cập. Chính những yếu tố này đã làm mất đi giá trị trong chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp.

Người nông dân

Bên cạnh những lợi ích từ việc ký kết hợp đồng mang lại vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Người nông dân khi tham gia hợp đồng sẽ chịu phần thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, bị động với nguồn vốn sản xuất khi doanh nghiệp có đầu tư cho sản xuất. Hơn thế nữa, khi khả năng tiếp cận thông tin bị hạn chế, người nông dân dễ bị thiệt thòi khi bị doanh nghiệp chèn ép về số lượng và quy cách sản phẩm thu mua. Lợi ích bị chia sẻ khi phải thông qua nhiều khâu trung gian.

Người mua

Về phía người mua, khi tham gia hợp đồng cũng làm tăng khả năng rủi ro cho họ khi phía nông dân phá vỡ hợp đồng. Các chi phí marketing bên ngoài hợp đồng có khả năng tăng cao: chi phí vận chuyển, sơ chế, hao hụt, lưu kho….Đặc biệt là chi phí giao dịch với người nông dân sẽ tăng cao hơn khi xảy ra thái độ bất hợp tác. Phía doanh nghiệp bị hạn chế về đất đai phục vụ cho sản xuất, tốn kém nhiều thời gian để thích nghi với văn hóa xã hội vùng địa phương sản xuất.

2.1.4. Lý luận các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng.

Với hình thức thu mua nông sản thông qua hợp đồng, sản phẩm nông nghiệp sẽ có đầu ra ổn định, các khoản chi phí giao dịch của người nông dân ở cuối mỗi mùa vụ sẽ được giảm thiểu và tạo ra tâm lý ổn định cho người nông dân trong sản xuất. Thế nhưng, không phải việc thực hiện hợp đồng thu mua nào cũng diễn ra thành công. Việc xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nông dân hết sức phức tạp. Với nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tâm lý của người nông dân, một số yếu tố chính có ảnh hưởng đến quá trình tuân thủ hợp đồng mua bán của người nông dân với doanh nghiệp được xác định như sau:

Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người mua hoặc ngược lại (Micheal Spence, 1973)

Thông tin bất cân xứng là khái niệm mô tả các tình huống trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắm được thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượngcủa một tài sản đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó. Nói một cách khác,nếu như không tồn tại tình trạng bất cân xứng đối với việc tiếp cận các thông tin về tài sản, thì các bên tham gia thị trường được hiểu là "cân xứng" về thông tin. Điều này khiến cho bên có ít thông tin hơn có những quyết định không chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thông tin hơn cũng sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện nghĩa vụ giao dịch. Hai hành vi phổ biến nhất do thông tin bất cân xứng gây ra là lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại. Lựa chọn bất lợi là hành động xảy ra trước khi ký kết hợp đồng của bên có nhiều thông tin có thể gây tổn hại cho bên ít thông tin hơn. Tâm lý ỷ lại là hành động của bên có nhiều thông tin hơn thực hiện sau khi ký kết hợp đồng có thể gây tổn hại cho bên có ít thông tin hơn.

Trong thị trường mua bán cá Tra nguyên liệu, sự xuất hiện của thông tin bất đối xứng là điều không thể tránh khỏi. Người nuôi cá vì thiếu thông tin cho nên sẽ bị tổn hại. Với lợi thế của mình về thông tin, các doanh nghiệp thu mua sẽ có tâm lý ỷ lại và sẽ gây khó khăn cho người nuôi cá khi hợp đồng mua bán giữa hai bên bắt đầu có hiệu lực.

Nguồn vốn phục vụ sản xuất.

Trong xu hướng phát triển sản xuất thị trường như hiện nay nguồn vốn phục vụ cho sản xất cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của

người nông dân. Không giống như các sản phẩm nông nghiệp trồng trọt, đối với mặt hàng cá tra, khi đến thời điểm thu hoạch, nếu mức giá bán chưa được thỏa mãn thì người nuôi vẫn có thể giữ cá lại. Nếu người nuôi làm chủ nguồn vốn thì quyết định này không mấy khó khăn, còn nếu nguồn vốn phục vụ sản xuất có nguồn gốc từ việc vay mượn, với áp lực lãi suất thì nguồn vốn sản xuất cũng là một yếu tố tác động đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nông dân.

Ý thức tuân thủ pháp luật của người nông dân.

Ý thức nông dân về pháp luật và các ràng buộc cũng như lợi ích từ việc tham gia hợp đồng còn nhiều hạn chế, chính vì vậy thông qua Cơ chế phối hợp giữa nhà nước và các tổ chức chính trị-xã hội trong công tác phổ biến và giáo dục pháp luật của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2003) đã có nhiều chủ trương và kế hoạch thực hiện công tác nâng cao kiến thức pháp luật và ý thức tuân thủ các quy định trong hợp đồng mua bán của người nông dân.

Nhìn chung, lợi ích từ việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng là rất lớn, tuy nhiên tại Việt Nam lại chưa thể thành công bởi có nhiều yếu tố mang tính khách quan và cả chủ quan. Nếu nhận thức của người sản xuất được nâng cao, sự phối hợp giữa các ban ngành hiệu quả và hoạt động kiểm soát của Nhà nước được thực hiện một cách chặt chẽ thì các yếu tố trở ngại sẽ không là rào cản cho sự thành công của các hợp đồng tiêu thụ trong thời gian tới.

2.1.5. Các vấn đề phát sinh khi thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản tại Việt Nam.

Khi thực hiện hợp đồng trong kinh doanh nói chung và các hợp đồng nông sản nói riêng vẫn phát sinh nhiều vấn đề khó khăn. Với hình thức và tập quán sản xuất

nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, các khó khăn khi thực hiện hợp đồng nông sản là điều không tránh khỏi.

Thứ nhất, theo nghiên cứu của M4P (2008), mối quan hệ của các bên trong hợp đồng chưa rõ ràng, chặt chẽ và chưa tạo được độ tin cậy cao nên khả năng thành công của hợp đồng chưa cao. Điều này được thể hiện qua các điều kiện ưu đãi trong hợp đồng mà cả hai bên dành cho nhau, các ưu đãi này chưa được khuyến khích để có thể duy trì một mối quan hệ bền vững và ổn định tại thời điểm hiện tại và trong tương lai. Một khi trong hợp đồng có thể đưa ra các điều khoản về thanh toán, các điều kiện đàm phán hấp dẫn, quyền lợi được chia sẻ cũng như lợi ích được đồng nhất và phù hợp thì xác suất thành công của hợp đồng sẽ cao hơn.

Thứ hai, dựa vào báo cáo của M4P (2008), chính là hình thức mà người nông dân tham gia hợp đồng. Khi người nông dân tham gia vào hợp đồng theo kiểu nhỏ lẻ, bộc phát và không có tổ chức đại diện thì hiệu quả sẽ giảm đi rất nhiều. Trên thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp khi tổ chức thu mua nguyên liệu hoặc sản phẩm, họ có xu hướng làm việc với các hợp tác xã, các tổ chức đại diện cho nông dân…hơn là làm việc trực tiếp với từng hộ nông dân riêng lẻ. Điều này hết sức đơn giản vì khi chọn hợp tác xã hay các tổ chức đại diện thì chi phí quản lý, chi phí giao dịch sẽ ít tốn kém hơn, ngoài ra còn có thể tạo được vùng nguyên liệu ổn định về số lượng, an toàn về quy cách và chất lượng sản phẩm. Trường hợp ví dụ cho Công ty Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp An Giang Antesco, trước đây công ty ký hợp đồng mua bắp non của 11.000 nông hộ, cho đến nay chỉ còn ký 15 hợp đồng với hợp tác xã và các tổ chức đại diện của nông dân, cách làm này khá hiệu quả và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Ngoài ra, với hình thức liên kết nông dân - hợp tác xã – doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro trong đời sống và thu nhập cho nông dân khi trên thị trường xảy ra sự biến động về giá cả.

Thứ ba là, việc sản xuất theo hợp đồng trong nền nông nghiệp của Việt nam hiện nay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có hai yếu tố chính đó là: sản phẩm phải có tính đặc thù và điều kiện sản xuất của từng địa phương. Với sản phẩm đặc thù riêng biệt, việc ký kết hợp đồng sản xuất sẽ tạo đầu ra ổn định cho người nông dân, tạo tâm lý vững vàng và an tâm trong sản xuất. Về khía cạnh điều kiện sản xuất, không thể áp dụng bất kỳ hình thức canh tác nào tại bất kỳ đâu vì như thế sẽ tạo ra tình trạng mất ổn định và không cân đối trong phân bổ vùng sản xuất nông nghiệp. Khi doanh nghiệp biết liên kết và tạo ra vùng sản xuất có đặc điểm phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương tham gia sẽ tạo được những vùng nguyên liệu ổn định, an toàn, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Cuối cùng, đó chính là quá trình hình thành hợp đồng. Với đặc điểm sản xuất cũng như tâm lý chung của người nông dân hiện nay thì một bản hợp đồng thiết thực và hiệu quả phải có những yếu tố sau: hợp đồng càng đơn giản càng tốt nếu như phải làm việc với nhiều hộ nông dân riêng lẻ và để cho hợp tác xã dễ quản lý hơn nếu doanh nghiệp làm việc trực tiếp với hợp tác xã; các điều khoản quy định thời điểm có thể thảo luận lại hợp đồng nhằm làm cho hợp đồng có tính linh hoạt và thích ứng cao với diễn biến trên thị trường, giảm khả năng phá vỡ hợp đồng cho các bên tham gia.

Tóm lại, trên đây là một số còn vướng mắc trong quá trình hình thành và thực hiện hợp đồng nông sản tại Việt nam. Việc sản xuất theo hợp đồng sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu các bên cùng tuân thủ các điều kiện thỏa thuận một các hợp lý.

Lý thuyết trò chơi là một nhánh của toán học. Đầu tiên được ứng dụng vào lĩnh vực quân sự trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sau đó được ứng dụng trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý kinh tế nhà nước các cấp.

Trò chơi là các môn chơi như bóng chuyền, bóng đá, quần vợt, cầu lông, đấu kiếm, và sau này bổ sung các loại như đấu kiếm, cờ vua... Các môn chơi này đều có tính tương tác hổ trợ và cạnh tranh với nhau, đồng thời phải dự tính các nước đi (chiến lược) sắp tới của đối thủ, do tính chất như vậy nó mang một tính khoa học về hành vi ứng xử và chiến lược tính toán trước để có thể giành thắng lợi.

Dạng chuẩn của trò chơi: Các đối thủ trong trò chơi

Các chiến lược có sẵn đối với mỗi đối thủ

Thu hoạch mà mỗi đối thủ nhận được sau khi thực hiện chiến lược (con số trong ma trận).

Ký hiệu:

Si: không gian chiến lược của đối thủ i (tập hợp các chiến lược) Si: chiến lược cụ thể; si ∈Si

Ui: thu hoạch của đối thủ i

G = (Si,….,Sn; ui,…., un): trò chơi dạng chuẩn.

Một trò chơi được hiểu đơn giản bao gồm các nội dung sau:

Thứ nhất: các trò chơi có các qui tắc để chi phối thứ tự thực hiện các hành động, mô tả tập hợp các hành động cho phép, và xác định kết cục của trò chơi liên hệ thế nào với các hành động được thực hiện.

Thứ hai: có hai đối thủ trở lên, mỗi trong số họ gắng sức có chủ ý để chơi tốt nhất.

Thứ ba: sự lựa chọn hành động hay chiến lược của đối thủ này trong lần chơi kế sẽ phụ thuộc vào hành động hay chiến lược của đối thủ kia.

2.1.6.1. Một số khái niệm cơ bản. Đối thủ (người chơi)

Mọi trò chơi có một tập hợp những người ra quyết định sáng suốt, gọi là các đối thủ, quyết định của họ là trung tâm nghiên cứu của trò chơi. Tập hợp các đối thủ thường được ký hiệu là N, ở đây N = {1,2,...,n}.

Thu hoạch của đối thủ (người chơi)

Khi các đối thủ chấm dứt nước đi thì mỗi đối thủ nhận được kết quả và kết quả này được gọi là thu hoạch của đối thủ.

Nút

Khi đến lượt một đối thủ đi, người đó luôn luôn ở một điểm quyết định đặc biệt, gọi là nút. Nếu đấu thủ biết chính xác mình đang ở nút nào thì nút đó, tự nó, tạo thành một tập thông tin.

Thông tin đầy đủ và thông tin không đầy đủ

Thông tin đầy đủ là nói đến việc mỗi đối thủ phải biết: Tập hợp các đối thủ là những ai,tất cả các hành động sẵn có để dùng đối với tất cả các đối thủ và tất cả các kết cục tiềm năng đối với mỗi đối thủ.

Nếu có một đối thủ trở lên thiếu kiến thức về một trong số những vấn đề trên, thì trò chơi là một trò chơi với thông tin không đầy đủ.

Thông tin hoàn hảo và thông tin không hoàn hảo

Nếu mỗi tập thông tin trong trò chơi đều chỉ có một nút, thì trò chơi đó là trò chơi với thông tin hoàn hảo, trong khi, nếu điều đó không xảy ra, trò chơi đó là trò chơi với thông tin không hoàn hảo.

Chiến lược

Một chiến lược đối với một đấu thủ là toàn bộ kế hoạch hành động – nó chỉ định rõ một hành động khả thi đối với đối thủ đó trong mọi tình huống bất ngờ trong đó đối thủ này đến lượt phải hành động.

Chiến lược thuần tuý và chiến lược hỗn hợp

Nếu chiến lược không có những lựa chọn quyết định ngẫu nhiên, được gọi là chiến lược thuần túy, nếu không thì nó gọi là chiến lược hỗn hợp.

Mô hình bài toán cơ bản ứng dụng trong lý thuyết trò chơi.

Trong nghiên cứu này chúng ta chỉ tập trung vào trò chơi với hai đối thủ: đối thủ N1: nông dân (người sản xuất) và đối thủ N2: doanh nghiệp thu mua (người tiêu thụ);

Và giả sử rằng thoả thuận giữa hai đối thủ là: đối thủ N1 sẽ cung cấp sản phẩm cho đối thủ N2 làm nguyên liệu đầu vào.

Ngoài ra, ta chỉ quan tâm vào các khoản lợi cũng như các khoản thiệt hại của

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi cá tra tại tỉnh Tiền Giang (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w