Các điều khoản chung trong hợp đồng kinh tế mua bán nông sản

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi cá tra tại tỉnh Tiền Giang (Trang 25)

i. Tính cấp thiết của đề tà

2.1.2.Các điều khoản chung trong hợp đồng kinh tế mua bán nông sản

Hiện nay, ở nước ta việc quy định pháp luật về những điều khoản chủ yếu trong hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa dựa vào Bộ luật dân sự (28/10/1995), Luật Thương mại (10/05/1997) và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (25/09/1989) cùng một số văn bản hướng dẫn có liên quan.

Nằm trong quy định chung và sự cho phép của Pháp luật, một hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản phải là một loại văn bản có tính pháp lý được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi nông sản với nhau. Một hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản được xây đựng một cách rõ ràng, chặt chẽ và bao gồm các điều khoản như sau:

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng.

Trong hợp đồng phải nêu tên hàng hóa bằng những danh từ thông dụng nhất, để các bên hợp đồng và các cơ quan hữu quan đều có thể hiểu được. Đối tượng của hợp đồng phải được phép lưu thông theo quy định của pháp luật.

Điều khoản về số lượng hàng hóa.

Số lượng hàng hóa phải được ghi chính xác, rõ ràng theo sự thỏa thuận của các chủ thể tham gia hợp đồng và được tính theo đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước so với từng loại hàng hóa.

Nếu có nhiều loại hàng hóa được ký kết trong cùng một hợp đồng thì phải ghi riêng số lượng, trọng lượng của từng loại.

Xét về quy cách và chất lượng hàng hóa phải được ghi rõ trong hợp đồng. Nhưng tùy loại hàng hóa mà hai bên có thể thỏa thuận về các điều kiện phẩm chất, quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật, kích thước, màu sắc, mùi vị…một cách phù hợp nhất.

Thông thường các hàng hóa nông sản khi được trao đổi trên thị trường đều có những quy định chuẩn về quy cách và phẩm chất. Một số mặt hàng chưa được tiêu chuẩn hóa thì các bên phải thỏa thuận phải thương lượng và cân nhắc trong quá trình tiến đến ký kết quy định chuẩn về kỹ thuật cho hàng hóa được mua bán.

Điều khoản về bao bì, kí hiệu và mã hiệu.

Bao bì dùng để bảo vệ hàng hóa, tăng vẻ mỹ quan và làm tăng mức độ hấp dẫn đối với người mua. Tùy vào đặc trưng riêng của từng loại sản phẩm mà có những yêu cầu về bao bì và cách đóng gói.

Điều khoản về giao và nhận hàng.

Trong điều khoản này phải xác định trách nhiệm của người bán phải thông báo cho người mua về việc hàng đã chuẩn bị xong để giao, bên bán còn phải có trách nhiệm liệt kê những chứng từ giao hàng mà người mua phải cung cấp khi giao hàng. Trong hợp đồng cần quy định rõ lịch giao nhận, thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận và điều kiện của người đến nhận hàng.

Thời gian giao nhận, cần ghi vào hợp đồng thời gian giao nhận cụ thể, cần chia theo đợt, theo ngày tháng cụ thể. Nếu giao nhận thường xuyên theo khối lượng lớn thì chia theo yêu cầu của bên mua để đáp ứng đòi hỏi của thị trường. Thời gian giao nhận không nhất thiết phải là một thời điểm cố định mà có thể sớm hoặc trễ hơn.

Địa điểm giao nhận phải được thỏa thuận cụ thể, phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với khả năng đi lại của phương tiện vận chuyển, loại bỏ các khâu trung gian không cần thiết.

Phương thức giao nhận, phải thông qua quá trình cân, đo, đong, đếm và có thể kiểm nghiệm nếu cần thiết. Cả hai bên giao và nhận hàng hóa đều phải áp dụng một phương thức. Nếu xảy ra tình trạng hao hụt, các bên phải lập biên bản làm cơ sở cho quá trình đền bù.

Điều khoản về bảo hành hàng hóa và giấy hướng dẫn sử dụng.

Theo nguyên tắc và dựa vào đặc tính riêng của một số hàng hóa có yếu tố kỹ thuật cao thì người sản xuất hoặc người bán phải có trách nhiệm bảo hành trong một thời gian nhất định. Vì đặc tính của mặt hàng cá tra và nhu cầu thu mua chủ yếu là trong nước cho nên việc thu mua cá tra nguyên liệu không đòi hỏi điều khoản này trong hợp đồng.

Điều khoản về giá cả.

Khi định giá hàng hóa trong hợp đồng mua bán cần phải nêu rõ đơn vị tính giá và phương pháp định giá. Việc chọn đơn vị tính giá cần phải có căn cứ về tính chất của loại hàng và thông lệ buôn bán mặt hàng đó trên thị trường. Giá cả trong hợp đồng có thể được quy định:

Một đơn vị khối lượng nhất định hoặc theo đơn vị trường dùng trong buôn bán mặt hàng đó: trong quy định về khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích….

Trọng lượng căn cứ vào hàm lượng thành phần chất chủ yếu trong hàng hóa như là: quặng, tinh dầu, hóa chất….

Về phương pháp định giá, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay phương pháp định giá để cả hai bên chủ thể cùng chấp nhận đều dựa vào quá trình tiếp thị. Việc định giá này phụ thuộc rất nhiều vào giá cả của hàng hóa đó trên thị trường, chi phí sản xuất hàng hóa và một số yếu tố liên quan khác trong quá trình tiếp thị. Giá hàng hóa do hai bên thỏa thuận phải bảo đảm trong tương quan hợp lý với sản phẩm chuẩn và

quy cách phẩm chất, nhất thiết không được vượt ra ngoài khung giá của Nhà nước quy định.

Để ứng phó với sự biến động về giá cả trên thị trường, trên hợp đồng mua bán có thể được ký kết dựa vào một mức giá tạm tính do hai bên thỏa thuận. Khi có giá chính thức, các bên ký hợp đồng sẽ thanh toán theo giá chính thức dựa trên sự chấp nhận của cả hai bên mua và bán.

Điều khoản về thanh toán.

Tất cả các điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán đều phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. tùy theo tính chất của các loại giao dịch kinh tế và các quan hệ chi trả, hai bên chủ thể có thể lựa chọn các phương thức thanh toán: thanh toán bằng đổi hàng, thanh toán bằng tiền mặt…

Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Khi xét thấy cần có một biện pháp để bảo đảm vật chất nào đó cho việc thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận một trong các biện pháp: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…

Điều khoản về trách nhiệm vật chất.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, điều khoản này tập trung những điều cam kết rất cụ thể về sự quyết tâm thực hiện nghiêm túc mọi điều khoản đã được thỏa thuận và ký kết như trong hợp đồng. Trong đó cần xác định một cách cụ thể những trường hợp phải bồi thường do trách nhiệm liên đới, xác định các mức phạt cụ thể do vi phạm về phẩm chất, quy cách hàng hóa, thiếu số lượng hoặc trường hợp tự ý hủy hợp đồng… Trong trường hợp các bên đã ký hợp đồng mà có một bên không thực hiện hoặc đối tác đình chỉ không có lý do chính đáng thì phải chấp nhận bồi thường cho bên kia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo quy định trong hợp đồng, mức bồi thường có thể cao nhất là 12% giá trị phần hợp đồng đã ký.

Điều khoản về thỏa thuận khác.

Trong trường hợp xét thấy cần thiết phải có các điều khoản bổ sung thì hai bên chủ thể có thể thỏa thuận và đưa vào trong hợp đồng. Các điều khoản bỏ sung này phải rõ ràng và không có bất kỳ vi phạm đối với Pháp luật.

Điều khoản về hiệu lực hợp đồng.

Trong điều khoản này, hai bên căn cứ vào khối lượng công việc trong hợp đồng để xác định thời hạn mà hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Đặc biệt là phải có những quy định để có thể chuyển giao mọi nghĩa vụ, trách nhiệm còn lại của hợp đồng vào trong biên bản này để cả hai bên tiếp tục thực hiện cho hoàn chỉnh trách nhiệm với nhau và cả trách nhiệm với các cơ quan hữu quan khác.

Bảng 2.1. Tình hình phân loại hợp đồng nông sản tại Việt Nam.

Cung cấp tiếp cận thị trường

Bên bán và bên mua đồng ý các điều khoản trong hợp đồng cho việc tiêu thụ nông sản trong tương lai

Thông qua khâu trung gian

Bên mua nối kết với người nông dân thông qua khâu trung gian. Bên mua có thể không kiểm soát được quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, và người nông dân thì không thể kiểm soát được mức giá bán.

Cung cấp nguồn lực

Cùng với những thỏa thuận về tiêu thụ, bên mua đồng ý cung ứng một số đầu vào sản xuất và có thể cả việc chuẩn bị đất và hỗ trợ kỹ thuật. Phi chính thức

Thường là hợp đồng miệng giữa các bên tham gia vào thị trường nông sản có tính thời vụ và không cần nhiều khâu chế biến. Mức độ rủi ro rất lớn do các dịch vụ phát sinh ngoài hợp đồng.

Đa phương

Liên quan đến nhiều tác nhân: Chính phủ, công ty và người nông dân. Đây là dạng hợp đồng được phát triển từ hình thức tập trung hóa hoặc đồn điền trung tâm.

Quản lý cụ thể

Bên bán đồng ý tuân thủ quy trình sản xuất, các đầu vào và cả thời điểm gieo trồng và thu hoạch do bên mua đề nghị

Đồn điền trung tâm

Bên mua nắm quyền sở hữu đất do bên bán thuê sử dụng. đây là hình thức phổ biến trong chương trình định canh định cư.

Tập trung hóa

Bên mua kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng nông sản của nhiều nông hộ tham gia hợp đồng. Bên mua chỉ cung cấp các đầu vào tối thiểu cho đến việc kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất. Hình thức này phù hợp cho loại nông sản cần nhiều chế biến

Nguồn: Dự án Nâng cao Hiệu quả Thị trường cho người nghèo.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tuân thủ hợp đồng của người nuôi cá tra tại tỉnh Tiền Giang (Trang 25)