i. Tính cấp thiết của đề tà
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tỉnh Tiền Giang có 5 huyện nuôi cá tra nhưng chủ yếu tập trung dọc sông Tiền thuộc địa bàn huyện Cái Bè và Cai Lậy với 124 ha (chiếm 92,54% diện tích thả nuôi
toàn tỉnh). Đề tài trung nghiên cứu ở huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy. Trong đó, các hộ nông dân nuôi cá Tra là đối tượng khảo sát chính, các đối tượng liên quan là phòng Nông Nghiệp huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy và các cơ quan ban ngành địa phương.
Dữ liệu thứ cấp.
Được thu thập qua các tài liệu có sẵn như sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện, số liệu thống kê có liên quan, cũng như các báo cáo hàng năm tại địa bàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu chủ yếu được cung cấp từ Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang, phòng Nông nghiệp huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy.
Dữ liệu sơ cấp.
Điều tra trực tiếp hộ nuôi cá tra, đây là nguồn dữ liệu được dùng chủ yếu cho phân tích qua điều tra thực tế bảng câu hỏi, với cách chọn mẫu ngẫu nhiên từ những hộ nuôi cá Tra tại huyện Cái Bè (31 nông hộ) và huyện Cai Lậy (52 nông hộ) ở năm 2011. Bảng câu hỏi được thiết lập chủ yếu tập trung ở những hộ nuôi cá Tra có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp thu mua thông qua hợp tác xã, nội dung bảng câu hỏi được khái quát như sau:
Mục I: thông tin cơ bản về nông hộ: đặc điểm của chủ hộ như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn; bên cạnh đó tìm hiểu thêm thông tin về qui mô hộ được thể hiện qua số nhân khẩu, số lao động.
Mục II: các thông tin chung về tình hình sản xuất của nông hộ: nguồn vốn, số tiền đầu tư, nơi tiêu thụ
Mục III: tìm hiểu về mức độ tham gia và nhận biết của người nông dân khi tham gia tiêu thụ cá qua hợp đồng.
Mục IV: thông tin cụ thể về chi phí sản xuất của từng nông hộ, mức chi phí được tính toán cho 1ha.
Xử lý số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được tổng hợp và xử lý để có những số liệu thống kê bằng phần mềm Excel. Xác định các yếu tố trong mô hình định lượng sẽ sử dụng phần mềm Eviews để cho ra kết xuất hợp lý.