2 .3 Tính kiểm nghiệm trục theo độ bền mỏi:
3.3. Cân bằng động bộ truyền lực trục-puly kép
Lực quán tính có trong các khâu và trong cơ cấu với khối lượng đáng kể tập trung tại trọng tâm không cốđịnh khi cơ cấu chuyển động; nó gây nên ứng suất phụ, áp lực phụ có chu kỳ làm rung máy; ảnh hưởng đến sức bền, hiệu suất của máy, chất lượng sản phẩm và môi trường xung quanh, đặc biệt là nguy hiểm khi tốc độ cao và rung động cộng hưởng. Từ những lý do trên mà bộ truyền lực trục-puly kép với khối lượng lớn và tốc độ quay cao cần phải được kiểm tra cân bằng động.
Thiết bị giám sát chẩn đoán và cân bằng Vibroport80 của hãng Bruel & Kjaer Vibro. Kiểm tra thu thập dữ liệu, phân tích tình trạng hoạt động hệ thống. Phương pháp cân bằng 2 mặt phẳng.
3.3.1. Lô số 1:
Kiểm tra phổ tần số dao động và cân bằng động tại các dải tốc độ 400 vòng/phút, 700 vòng/phút và 1050 vòng/phút và sau khi cân bằng 2 mặt phẳng tại các tốc độ.
Nhận xét chung và kiến nghị:
Giá trị dao động tại tần số quay của lô số 1 tại các tốc 400 vòng/phút, 700 vòng/phút và 1050 vòng/phút sau khi cân bằng động nằm trong dải hoạt động cho phép. Dựa vào các kết quả đo trên, có thể nhận ra tình trạng làm việc của lô số 1 đảm bảo. Mức rung động chung thoả mãn tiêu chuẩn ISO 10816:3
3.3.2. Lô số 2:
Kiểm tra phổ tần số dao động và cân bằng động tại các dải tốc độ 450 vòng/phút, 500 vòng/phút, 700 vòng/phút và 1050 vòng/phút và sau khi cân bằng 2 mặt phẳng tại các tốc độ.
Nhận xét chung và kiến nghị
Giá trị dao động tại tần số quay của lô số 2 tại các tốc 450 vòng/phút, 500 vòng/phút, 700 vòng/phút và 1050 vòng/phút sau khi cân bằng động nằm trong dải hoạt động cho phép. Dựa vào các kết quảđo trên, có thể nhận ra tình trạng làm việc của lô số 2 đảm bảo. Mức rung động chung thoả mãn tiêu chuẩn ISO 10816:3
PHỤ LỤC CỦA THIẾT BỊ VIBROPORT80
Kết luận chương 3:
Bộ truyền lực trục-puly kép là tổ hợp rất nhiều chi tiết cấu thành, trong đó trục puly kép là chi tiết dạng trục dài, vật liệu là Thép 40Cr, gia công phức tạp nên trong quá trình lập quy trình công nghệ phải đảm bảo các yêu cầu của chi tiết dạng trục dài. Đề tài đã lập quy trình cụ thể cho chi tiết dạng trục
Các chi tiết khác của Bộ truyền cần chọn được loại vật liệu phù hợp, ở đây Đề tài chọn vật liệu là Gang xám và đúc trong khuôn cát, sau đó được làm sạch bằng phương pháp phun bi. Riêng chi tiết Puly sau khi đúc được gia công bằng phương pháp tiện tạo các rãnh đai, bằng phương pháp tiện trên máy doa để gia công lỗđảm bảo sựđồng tâm khi lắp lên trục.
Đề tài đã lập quy trình công nghệ và chế tạo thành công 01 bộ truyền lực trục-puly kép đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
CHƯƠNG 4: HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, SỬ DỤNG, SỬA CHỮA BỘ TRUYỀN LỰC TRỤC-PULY KÉP ĐỘNG CƠ B2-500 TRÊN GIÀN KHOAN DẦU KHÍ
4.1. Hướng dẫn lắp đặt
4.1.1. Chỉ dẫn chung
Sự làm việc tốt của hệ thống truyền động phụ thuộc nhiều vào chất lượng lắp đặt. Việc lắp đặt cần được thực hiện bởi những công nhân có tay nghề cao, dưới sự giám sát và hướng dẫn của các chuyên gia. Chỉ bắt đầu lắp đặt khi đã nghiên cứu bản vẽ và hướng dẫn lắp đặt, hướng dẫn sử dụng.
Phải lắp đặt theo đúng với bản vẽ và những lời khuyên trong hướng dẫn lắp đặt và sử dụng, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy an toàn lao động.
4.1.2. An toàn lao động
Khi lắp đặt cần tuân thủ các yêu cầu của “Quy tắc an toàn trong công nghiệp khai thác dầu khí”
4.1.3. Lắp đặt
a. Thực hiện theo trình tự sau:
1) Cụm 3 diezen – tổ máy động lực ACДY-2Ш-KП-Y2, tổ máy động lực ACДY- 2Ш-500/580 – Y2, tổ máy động lực ACДY-1ШK-500-Y2
2) Cụm 2 diezen – tổ máy động lực ACДY-2Ш-500/580 – Y2, tổ máy động lực ACДY-1ШK-500-Y2
b. Lắp đặt các tổ máy động lực, thanh giằng, hệ thống căng đai, các dây đai. Làm kín khe hở giữa các khung tổ máy động lực với đế trước khi làm cứng vững các tổ máy với nền bằng các tấm lót kim loại. Điều này cần thiết để làm hết biến dạng khung và không làm hỏng định tâm trục.
Kiểm tra tất cả các trục tổ máy động lực sau khi đã lắp đai tất cả các puly và các khung tổ máy đã được lắp chặt với nền.
Lắp từng tổ hợp dây đai, liên kết vào 1 cụm, với các puly làm việc cùng nhau, vì khi khởi động dây đai được lựa chọn chiều dài theo ΓOCT 1284-1-80.
Nâng trục truyền động các tổ máy động lực lên độ cao cho phép của dây đai. Để làm việc này cần tháo khớp nối MП500x125, lấy ra các chốt côn, ngắt kết nối thân ổ bi đỡ khỏi trụđỡ và khởi động dây đai.
Sau khi lấy dây đai, đặt khớp nối MП500x125 lại chỗ cũ, xiết chặt thân ổđỡ, lắp sơ bộ các chốt, sau đó kiểm tra định tâm các trục từng tổ máy động lực.
Chú ý:
Thực hiện việc định tâm trục bằng phương pháp đo khe hở hướng kính giữa đầu đo của thiết bị đo kiểm lắp trên các trục đăng kiểm khi đó hiệu số khe hở giữa các kim của dụng cụ khi quay trục diezen và hộp số 900 và 1800 không được vượt quá 0,5mm, còn các trục khác 0,8mm, nếu kết quả vượt quá các giá trị này thì phải định tâm lại.
Khi lắp đặt động cơ diezen “Wola” việc định tâm được thực hiện nhờ các dụng cụ chuyên dùng với những đồng hồ so (đi kèm theo máy) phù hợp với hướng dẫn sử dụng và bảo quản.
c. Việc hiệu chỉnh tổ máy 3 động cơ diezen chỉ thực hiện sau khi hiệu chỉnh và cố định chắc chắn puly bởi vì tổ máy động lực ACДY-2Ш-KП-Y2 hiệu chỉnh theo puly. Lắp đặt tổ máy động lực ACДY-2Ш-KП-Y2 sao cho đường tâm của trục bị động IV hộp tốc độ dịch chuyển tương đối với trục truyền động hộp số tới một khoảng lớn hơn 5mm. Lắp đặt tổ máy động lực và các bơm với sự tuân thủ các điều kiện sau:
- Đường tâm các rãnh puly cần nằm trên một mặt phẳng, độ sai lệch tương đối giữa các mặt phẳng không lớn hơn 2mm.
- Tâm trục truyền động của các tổ máy động lực và các trục chính của bơm phải song song với nhau, sai lệch cho phép không lớn hơn 1mm/1m chiều dài. Kiểm tra độ song song các cạnh bên puly đai thang bằng cách căng dây sát cạch bên puly, dây này phải tiếp xúc với hai điểm đối xứng qua tâm puly mà không được gãy hay uốn. Đo chiều dày của các đỉnh ngoài puly, các trục truyền động đã kiểm nghiệm, cần lưu ý sai số khi kiểm tra. Giữa dây và mặt phẳng bên cạnh có khe hở đến 1mm.
d. Làm căng dây đai giữa các tổ máy động lực trong cụm 3 diezen vị trí 2, làm căng dây đai bộ truyền động lên bơm bằng cơ cấu căng đai vị trí 5.
Căng dây đai giữa các tổ máy động lực trong cụm 3 diezen bằng các thanh giằng vị trí 7 làm căng dây đai bộ truyền động bơm bằng cách dịch chuyển tổ máy hoặc bơm.
Khả năng làm việc của dây đai phụ thuộc vào độ căng ban đầu của nó. Sức căng yếu dẫn đến mòn dây đai, hạn chế việc truyền công suất cần thiết, còn nếu căng quá thì sẽ cháy dây và chóng hỏng. Cho nên sức căng ban đầu của dây đai phải tuân thủ nghiêm ngặt theo TO (mô tả kỹ thuật) này
Kiểm tra sức căng dây đai ngay sau khi căng dây đai nhờ thước vị trí 1 và lực P, đặt vuông góc khoảng giữa dây.
Độ võng nhánh “f”:
Dây đai dài 5600mm, f=65 ÷ 75mm
Dây đai dài 10000 mm và 12500mm, f=130 ÷ 140mm Lực kiểm tra dây đai 10kG.
Hình 4.1: Cách kiểm tra sức căng dây đai
Việc dịch chuyển tổ máy động lực khi căng dây thực hiện theo thứ tự sau: Các tổ máy động lực thuộc cụm 3 động cơ diezen dịch chuyển từ tổ máy có hộp tốc độ, tổ máy có hộp tốc độ không nên dịch chuyển; Các tổ máy động lực thuộc cụm 2 động cơ diezen dịch chuyển theo hướng từ bơm khoan. Chú ý phải giữđộ song song các trục truyền động trong mỗi lần căng dây đai. Che chắn tất cả các dây đai bằng hộp bảo vệ.
e. Lắp đặt các trục trung gian nhỏ của cơ cấu điều khiển các bơm nhiên liệu diezen từ vị trí điều khiển của thợ khoan và lắp đặt các con lăn dẫn hướng. Kéo các dây điều khiển bơm nhiên liệu giữa các vị trí người điều khiển diezen và vị trí điều khiển của thợ khoan. Theo dõi sàn xung quanh các tổ máy động lực. Lắp đặt máy nén khí với bộ truyền động dây đai từ trục truyền động tổ máy động lực ACДY-
1ШK-500-Y2, lắp đặt hệ thống van và đường ống dẫn không khí giữa các máy nén khí, bộ góp khí với các tổ máy động lực.
f. Cùng lúc lắp đặt các thùng nhiên liệu, hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu, hệđường ống nước hoặc đường ống hơi nhằm mục đích làm mát hoặc làm nóng dầu bôi trơn trong các hộp số, các thùng dầu diezen và bể lắng. Đặt tất cả hệđường ống sao cho chúng không cao hơn sàn buồng máy và không cản trở hoạt động của công nhân vận hành. Nếu đặt đường ống trên sàn thì phải đậy kín bằng các tấm đậy. g. Lắp đặt hệ thống khí xả phải sao cho các ống xả nối với bộ góp khí xả diezen đi ra từ buồng máy về hướng xuôi theo chiều gió.
Lắp đặt đường ống dẫn khí xả phải sao cho trọng lượng của chúng không dồn lên bộống góp khí xả và những bộ phận nối ghép của diezen .
Lắp đặt hộp gió - bộ bù trừ theo phương thẳng đứng của hệ thống ống khí xả không có đoạn cong, các lượn sóng của hộp gió không cần ép chặt hoàn toàn.
Diezen “Wola” được trang bị bộ phận dập tia lửa, lắp ống khí xả thông qua các bích nối.
4.1.4. Chuẩn bị khởi động:
Chuẩn bị chạy thử không tải cơ cấu sau khi kết thúc lắp đặt. Phải tuân theo hướng dẫn sử dụng động cơ diezen lúc khởi động.
Kiểm tra trước khi khởi động: dầu bôi trơn trong các te, hộp tốc độ, máy nén khí, hộp số, vòng bi phải đầy đủ. Phải chắc chắn rằng các chi tiết quay đã có hàng rào, bao che bảo vệ.
4.1.5. Khởi động và chạy rà:
Khi máy nén khí chạy điện làm việc bình thường thì nạp không khí vào bình góp khí. Kiểm tra và nếu cần thì điều chỉnh các van an toàn, xử lý các rò rỉ khí ở các khớp nối của hệ thống đường ống dẫn, kiểm tra sự làm việc của các van nắp, các khớp khuyên, các van giảm áp và các côn hơi.
Khởi động các động cơ diezen và điều chỉnh làm việc đồng bộ tổ 3 động cơ diezen khi điều khiển các bơm nhiên liệu từ buồng điều khiển. Sự làm việc đồng bộ của động cơ diezen được đặc trưng bởi số vòng quay bằng nhau (theo đồng hồ đo vòng quay) và suất tiêu thụ nhiên liệu bằng nhau (đo bằng đồng hồđo nhiên liệu) với mọi sự thay đổi vòng quay động cơ diezen từ buồng điều khiển.
Cho mỗi tổ máy động lực quay không tải không ít hơn 1 giờ, khi đó các vòng bi, hộp số và khớp khuyên không được nóng hơn 700C, hộp số không được có tiếng ồn lớn, khung tổ máy không được rung. Sửa chữa tất cả những bất ổn xuất hiện khi cơ cấu làm việc và tiếp tục quay. Bắt đầu quay đồng bộ các tổ máy động lực cụm 3 động cơ diezen và cụm 2 động cơ diezen, phải đạt được sự làm việc bình thường của từng tổ máy.
Khi chạy thử hãy chú ý tới độ bền bắt chặt các cụm chi tiết vào khung tổ máy và đế, rung động của chúng.
4.2. Hướng dẫn sử dụng:
4.2.1. Chỉ dẫn chung:
Hệ thống truyền động làm việc không hỏng hóc khi luôn luôn chăm sóc kỹ thuật tỷ mỷ các tổ máy và tuân thủ những lời khuyến cáo trình bày trong hướng dẫn này và trong hướng dẫn riêng cho từng thiết bị cụ thể.
Những nguyên tắc cơ bản để sử dụng hệ thống truyền động:
1. Sử dụng các tổ máy theo các khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng. 2. Hãy thực hiện kịp thời, kiểm tra định kỳ, chăm sóc kỹ thuật và sửa chữa.
3. Hãy giữ gìn thiết bị trong những buồng máy sạch sẽ và ngăn nắp. Đầu tiên hãy làm quen với buồng máy với những ghi chú trong sổ trực ban về trạng thái và hoạt động của các cơ cấu máy móc, kiểm tra sự làm việc của chúng. Khẳng định sự làm việc bình thường hệ thống điều khiển bộ truyền động bằng cách đóng và ngắt truyền động cho tời, thay đổi số vòng quay diezen trong cả vùng tốc độ và dừng diezen bằng cách quay tay vặn điều khiển các bơm nhiên liệu diezen.
Hãy khắc phục những khiếm khuyết xảy ra.
Không được để các tổ máy làm việc quá tải, chỉ làm việc ở những vòng quay được khuyến cáo.
Chú ý!
Kết cấu của các tổ máy động lực không yêu cầu người sử dụng thường xuyên hay ở lâu trên buồng điều khiển diezen. Hãy sử dụng phương tiện chống tiếng ồn cá nhân (cái bịt tai kiểu ВЦНИИОТ-2М hoặc tấm che dạng “беруши”).
Hãy theo dõi sự sạch sẽ của buồng máy và các tổ máy, mọi thứ phải ngăn nắp. Việc này sẽ giữ khả năng làm việc của các tổ máy lâu dài và loại trừ hỏng hóc.
4.2.2. Các hư hỏng có thể xảy ra và biện pháp khắc phục:
Các hư hỏng có thể xảy ra trong từng bộ phận của hệ thống truyền động, những nguyên nhân có thể xuất hiện và hướng dẫn cách khắc phục nêu trong bảng 4.1
Bảng 4.1: Các dạng hư hỏng và biện pháp khắc phục Dạng hư hỏng Nguyên nhân có thể Biện pháp khắc phục Hộp tốc độ КП3-900Д quá nóng - Dầu bôi trơn không đủ - Dầu bôi trơn bẩn - Dầu bôi trơn quá nóng - Vòng găng lắp quá chặt
- Đổ thêm dầu bôi trơn vào hệ thống - Thay dầu bôi trơn - Bật hệ thống làm mát - Nới lỏng mối lắpghép bằng cách nới lỏng lò xo vòng găng Hộp tốc độ КП3-900Д quá ồn - Sự làm việc của ăn khớp bánh răng không đạt yêu cầu. - Ổ bi vỡ - Mối lắp ghép vòng trong ổ bi vào trục bị sai lệch. - Kiểm tra sựăn khớp và khắc phục hư hỏng - Thay ổ bi - Phục hồi kích thước lắp ghép trên trục Nhiệt độ các gối đỡ trục truyền động tăng cao - Chi tiết gối đỡ bị vỡ - Không có dầu mỡ. - Quá nhiều dầu mỡ. - Do quá nóng dầu mỡ trong gối đỡ mất tính bôi trơn. - Mối lắp ghép vòng trong ổ bi vào trục bị sai lệch - Mỡ từ vú mỡ không vào ổ bi. - Sự điều chỉnh mặt bên của ổ bi sai lệch, ổ bi xiên, bị nén. - Lệch tâm giữa các trục. - Dây đai quá căng.
- Puly bộ truyền động dây
- Thay gối đỡ. - Cho dầu mỡ. - Bớt dầu mỡ thừa. - Bỏ dầu mỡ, rửa gối đỡ bằng dầu nóng, xăng và nạp dầu bôi trơn mới. - Thay mới ổ bi, phục hồi kích thước lắp ghép trên trục. - Làm sạch vú mỡ, nếu cần thì thay