2 .3 Tính kiểm nghiệm trục theo độ bền mỏi:
2.3. Thiết kế bộ truyền lực trục – puly kép:
Trên cơ sở kết quả tính toán (bảng 2.2) thực hiện thiết kế bộ truyền lực trục-puly kép. Ta chọn mẫu theo trục puly kép đang được sử dụng tại xí nghiệp liên doanh
Kết luận chương 2:
- Đề tài chọn mẫu là Bộ truyền lực trục-puly kép, truyền động bằng đai thang, loại đai Д. Vật liệu các chi tiết lấy theo mẫu: Trục truyền động làm bằng vật liệu 40Cr; puly làm bằng Gang cầu 60-2; Gối, vành đĩa làm bằng thép đúc 35,…
Sau khi nghiên cứu các cơ sở để tính toán các thông số của bộ truyền lực trục-puly kép động cơ B2-500, tìm hiểu ý nghĩa các thông số hình học, độ bền uốn, độ bền xoắn, độ bền mỏi, độ bền tĩnh của trục… Đề tài phân tích chọn ra phương án phù hợp đểứng dụng vào việc tính toán kiểm nghiệm bộ truyền lực trục-puly kép. Trên cơ sở tính toán kiểm nghiệm các thông số, kiểm tra độ bền và khả năng chịu tải của trục puly kép, các lực tác dụng lên trục puly kép. Đề tài nhận thấy các kích thước vật mẫu đã chế tạo là đảm bảo hệ số an toàn cao hơn nhiều so với tính toán.
Vì vậy đề tài chọn lấy kích thước theo nguyên mẫu mà không thay đổi gì. Đề tài đã thiết kế chi tiết bộ truyền lực trục-puly kép đạt kích thước gia công. - Kích thước trục: D max = 150 mm, L = 2300 mm
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO BỘ TRUYỀN LỰC TRỤC – PULY KÉP ĐỘNG CƠ B2-500 TRÊN GIÀN KHOAN DẦU KHÍ.
Bộ truyền lực trục-puly kép làm việc ở điều kiện khắc nghiệt và với tốc độ trục truyền rất lớn (n=1046 vòng/phút). Quy trình công nghệ chế tạo bộ truyền lực trục-puly kép gồm: Lập quy trình công nghệ gia công cho từng chi tiết thuộc bộ truyền (ở đây ta lập quy trình công nghệ cho chi tiết điển hình đó là chi tiết trục- puly kép), chế tạo các chi tiết của bộ truyền, cân bằng động bộ truyền.