Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi: 31

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ truyền lực trục - poly động cơ B2-500 trên giàn khoan dầu khí (Trang 32)

2 .3 Tính kiểm nghiệm trục theo độ bền mỏi:

3.1.3. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi: 31

Với vật liệu chi tiết đã cho là thép 40Cr, dạng sản xuất đơn chiếc, ta có thể dùng các loại phôi: Phôi dập, phôi cán, phôi rèn và phôi đúc.

Đặc điểm của từng loại phôi: * Phôi dập:

- Ưu điểm:

+ Vật dập có độ bóng và độ chính xác cao hơn phương pháp rèn tự do. Khi áp dụng những phương pháp đặc biệt thì độ chính xác có thể đạt được rất cao.

+ Cơ tính của vật dập cao, đồng đều do giai đoạn nén khối gây ra.

+ Có thể dập được những chi tiết có hình dáng phức tạp, tiết kiệm được kim loại do hệ số sử dụng vật liệu cao hơn so với rèn tự do, thao tác đơn giản, không cần thiết có những bậc thợ cao.

+ Đạt năng suất lao động cao, dễ cơ khí hoá và tựđộng hoá. - Nhược điểm:

+ Giá thành chế tạo khuôn thường lớn, thường áp dụng cho sản xuất loạt lớn hàng khối.

+ Đòi hỏi công suất thiết bị lớn do đó hạn chế trọng lượng của vật dập. * Phôi cán:

- Ưu điểm:

+ Nâng cao chất lượng của phôi.

+ Năng suất đạt được rất cao (do tính liên tục)

- Nhược điểm: Chỉ cán được những sản phẩm không phức tạp lắm. * Phôi rèn:

- Ưu điểm:

+ Phương pháp gia công có tính linh hoạt cao, phạm vi gia công rộng (có thể gia công được vật nhỏ từ vài gam đến vài trăm tấn), có thể gia công được những vật lớn hơn so với dập thể tích.

+ Có thể chế tạo được những chi tiết có hình dáng, kích thước, khối lượng rất khác nhau.

+ Có khả năng biến tổ chức hạt thành tổ chức thớ phức tạp, do đó làm tăng khả năng chịu tải trọng của vật liệu.

+ Dụng cụ và thiết bị tương đối đơn giản cho nên vốn đầu tư ít và tính linh hoạt trong sản xuất cao.

+ Nâng cao chất lượng kim loại đặc biệt là kim loại đúc. - Nhược điểm:

+ Độ bóng và độ chính xác đạt được không cao.

+ Sựđồng đều trong cả một loạt sản phẩm là không cao. + Lượng dư lớn, hệ số sử dụng vật liệu thấp.

+ Hệ số sử dụng vật liệu thấp do đó hiệu quả kinh tế không cao. + Năng suất thấp đặc biệt là khi rèn bằng tay.

+ Hình dáng, chất lượng phụ thuộc nhiều vào tay nghề công nhân. * Phôi đúc:

- Ưu điểm:

+ Sản phẩm đúc có thểđược chế tạo từ nhiều loại vật liệu.

+ Có thểđúc được những sản phẩm từđơn giản đến phức tạp, từ nhỏđến rất lớn. + Sản phẩm đúc có thể đạt được độ chính xác, độ nhẵn khá cao với những phương pháp đúc đặc biệt.

+ Tạo ra trên vật đúc các lớp vật liệu có cơ tính khác nhau. + Có thể cơ khí hoá, tựđộng hoá, năng suất cao.

- Nhược điểm:

+ Chưa tiết kiệm được kim loại do hệ thống rót, do sai hỏng… + Tỷ lệ phế phẩm còn cao vì khuyết tật đúc khá nhiều.

+ Kiểm tra khuyết tật khó khăn.

Vì hình dáng chi tiết không phức tạp lắm, các bậc ít thay đổi nên chọn phôi là phôi cán. Là phương án đảm bảo gia công đạt năng suất, chất lượng cao và đảm bảo tính kinh tế nhất.

- Chọn phương pháp chế tạo phôi là cán nóng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo bộ truyền lực trục - poly động cơ B2-500 trên giàn khoan dầu khí (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)