2 .3 Tính kiểm nghiệm trục theo độ bền mỏi:
3.1.5. Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiế t 33
● Chọn chuẩn tinh:
+ Phân bốđủ lượng dư cho các bề mặt gia công
+ Đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt gia công với nhau. - Chú ý:
+ Nên chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính (thì khi đó vị trí chi tiết gia công sẽ giống vị trí chi tiết khi làm việc ⇒ cho độ chính xác cao nhất)
+ Nên chọn chuẩn sao cho tính trùng chuẩn càng cao càng tốt
+ Nên chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh thống nhất (khi đó giảm được số chủng loại đồ gá ⇒ giảm chi phí chế tạo ⇒ hạ giá thành của sản phẩm).
* Các phương án chọn chuẩn tinh
- Phương án 1: Chuẩn định vị là hai lỗ tâm côn ở hai đầu trục.
Phương án này khống chế năm bậc tự do chỉ còn duy nhất một bậc tự do không khống chế là quay quanh đường tâm chi tiết.
+ Ưu điểm:
Với chi tiết gá trên hai mũi tâm có thể gia công trên nhiều lần gá, đảm bảo lời khuyên chọn chuẩn tinh thống nhất.
Không gian gia công rộng, gia công hầu hết các mặt trụ ngoài đảm bảo kích thước tốt dù qua nhiều lần gá.
Có thể sử dụng kiểm tra sửa chữa, gá đặt chi tiết nhanh chóng. + Nhược điểm:
Mất công gia công lỗ tâm.
Khi gia công lỗ tâm chóng mòn và sinh nhiệt do ma sát sẽ làm biến dạng lỗ tâm, do đó phải sửa lại lỗ tâm khi bị mòn.
Độ cứng vững kém, phải dùng tốc để truyền chuyển động.
Có sai số chuẩn theo phương chiều trục nếu mũi tâm bên trái là mũi tâm cứng khi gia công trục bậc theo phương pháp chỉnh sẵn dao.
Chi tiết cần gia công thì dài, nặng nên gá đặt khó khăn hơn. - Phương án 2: Chuẩn định vị là mặt trụ ngoài kết hợp với lỗ tâm.
+ Ưu điểm:
Độ cứng vững cao hơn phương án 1 Khả năng truyền mômen cao. Gá đặt nhanh chóng.
Không có sai số chuẩn kích thước dọc trục. Không gian gia công rộng .
+ Nhược điểm:
Độđồng tâm của chi tiết được gia công kém.
Sự chính xác của mâm cặp ba chấu tựđịnh tâm làm giảm độ chính xác vị trí tương quan giữa các bề mặt.
Kết luận : Chọn chuẩn tinh là phương án 1
● Chọn chuẩn thô.
- Yêu cầu khi chọn chuẩn thô:
+ Đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan giữa các bề mặt không gia công với các bề mặt gia công.
+ Phân bốđủ lượng dư cho các bề mặt sẽ gia công. - Lời khuyên khi chọn chuẩn thô:
+ Theo một phương kích thước nhất định, nếu trên chi tiết có 1 bề mặt không gia công thì nên chọn bề mặt không gia công đó làm chuẩn thô.
+ Theo một phương kích thước nhất định, nếu trên chi tiết gia công có 2 hay nhiều bề mặt không gia công thì nên chọn bề mặt không gia công nào có yêu cầu đảm bảo độ chính xác về vị trí tương quan so với bề mặt gia công là cao nhất làm chuẩn thô.
+ Theo một phương kích thước nhất định, nếu trên chi tiết gia công có tất cả các bề mặt đều được gia công thì nên chọn bề mặt phôi của bề mặt nào yêu cầu phân bố lượng dư nhỏ và đồng đều nhất làm chuẩn thô.
+ Nếu có nhiều bề mặt đủ tiêu chuẩn làm chuẩn thô thì nên chọn bề mặt bằng phẳng trơn tru nhất làm chuẩn thô.