Lực lượng di cư góp phần làm phong phú bức tranh

Một phần của tài liệu Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng (Trang 114)

người tại Lâm Hà.

Lực lượng di cư đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu dân tộc Lâm Hà theo hướng tăng số lượng các tộc người có mặt tại đây. Trước năm 1975, vùng đất thuộc huyện Lâm Hà ngày nay vẫn là nơi cư trú chủ yếu của các tộc người bản địa như Cơ ho, Mạ thì kể từ năm 1976 trở đi, sự di cư của một lượng lớn các tộc người khác, đặc biệt là người Việt (Kinh) đến xây dựng kinh tế mới, đã dần đưa đến sự đảo lộn cơ cấu thành phần tộc người tại Lâm Hà. Người Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ ngày càng lớn và có sự bổ sung của nhiều tộc người không phải bản địa Tây Nguyên, đặc biệt là các tộc người có nguồn gốc từ miền Bắc.

Bảng 3.5Cơ cấu thành phần tộc người huyện Lâm Hà

Đơn vị: người TT Tộc người 1989 2011 1 Việt (Kinh) 43.088 106.389 2 Cơ ho 9.836 17.146 3 Nùng 746 4.265 4 Tày 292 2.781 5 Thái 1.233 1.875

115 6 Mạ 2.525 1.781 7 Hoa 325 873 8 Mường 15 455 9 Mơ nông 1.188 183 10 Khác 222 1.428

Nguồn: UBND huyện Lâm Hà.

So với năm 1989 có 20 tộc người, thì năm 2011 con số này đã tăng lên 30 (các tộc người mới là Ba Na, Sán Chay, Xơ đăng, Sán Dìu, Raglay, Stiêng, Bru Vân Kiều, Tà Ôi, Xinh Mun, La Chí, Chứt) nhưng dân số của các tộc người này tại Lâm Hà không nhiều (từ vài người đến vài chục người). Tác động mạnh mẽ đến bức tranh văn hóa của huyện Lâm Hà chính là do các tộc người có số lượng đông đúc kể trên, đặc biệt là người Việt (Kinh).

Người Việt (Kinh) chiếm hơn 77% dân cư Lâm Hà, là lực lượng chủ đạo tạo dựng nên bức tranh văn hóa ở đây. Khi di cư từ các nơi khác đến Lâm Hà, họ cũng đồng thời mang theo một số nét văn hóa của vùng xuất cư đến gieo mầm trên vùng đất mới. Người Hà Nội vùng kinh tế mới ngày trước đến nay vẫn nổi trội về truyền thống văn thơ, hiếu học. Cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình hộ kinh tế mới cũng có những nét khác biệt so với các hộ từ các vùng khác đến. Về mặt tôn giáo tín ngưỡng, các ngôi chùa cũng được người Việt (Kinh) ở đây xây dựng từ sớm, nổi tiếng nhất là Linh Ẩn tự tại thác Voi (Nam Ban) được xây dựng năm 1993, chùa Hà Lâm tại vùng Tân Hà do người dân Hà Tây (cũ) góp công xây dựng. Tại xã Mê Linh, người dân ở đây đã dựng đền thờ Hai Bà Trưng, gần đây tiến hành một số hoạt động kỷ niệm vào ngày giỗ của Hai Bà (ngày 6-1 âm lịch). Xã Tân Hà cũng tổ chức lễ hội vật hoặc dạy đấu vật vào một số dịp nhất định trong năm.

Bên cạnh những hoạt động văn hóa của người Việt (Kinh), các tộc người thiểu số khác cũng duy trì một số hoạt động văn hóa cổ truyền của mình như

116

sinh hoạt cồng chiêng của người Cơ ho; lễ hội ném còn, đàn Tính của người Tày... [49]

Một phần của tài liệu Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)