Lực lượng di dân góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển

Một phần của tài liệu Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng (Trang 106)

kinh tế huyện Lâm Hà

3.1.1.1 Diện tích trồng trọt tăng mạnh

Đây là một trong những đóng góp nổi bật nhất của lực lượng di cư đối với nền kinh tế Lâm Hà. So với hơn 2 vạn nhân khẩu thời kỳ vùng kinh tế mới chỉ gieo trồng được chưa đầy 6.000ha trong hơn 10 năm thì chính những người

107

di cư đến đây đã góp phần quan trọng nhất làm tăng diện tích gieo trồng lên mức như hiện nay.

Trong những năm 1985-1999, trung bìnhkhoảng 5 năm diện tích gieo trồng lại tăng gấp đôi. Sau 25 năm (1985-2010), diện tích gieo trồng của huyện Lâm Hà đã tăng hơn 12 lần, điều này phản ánh sự tích cực của người di cư trong việc tăng nhanh diện tích trồng trọt ở Lâm Hà. Diện tích gieo trồng đặc biệt tăng mạnh vào những năm 1990 (thập kỷ cà phê) với diện tích tăng thêm đạt 27.285ha (so với giai đoạn 2000-2010 chỉ tăng 8.365ha, tức cao hơn gấp 3,2 lần). Đây cũng là tình hình chung của tỉnh Lâm Đồng: thập niên 1990 diện tích gieo trồng của tỉnh tăng 117.126ha, gấp 1,6 lần so với thập niên 2000.

Tình hình sử dụng diện tích gieo trồng có sự thay đổi rõ rệt. Từ năm 1995 trở về trước, đại bộ phận diện tích gieo trồng được sử dụng để trồng các loại cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày thì từ năm 1996, các loại cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là chè, cà phê, dâu tằm) đã bao phủ hơn 50% diện tích trồng trọt của huyện và tỷ lệ này luôn gia tăng qua hàng năm. Các loại cây công nghiệp lâu năm (CNLN) đã đóng góp hơn 67% giai đoạn 1990-1999 và 87,8% giai đoạn 2000-2010 vào tổng giá trị ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trong số các loại cây CNLN thì cà phê là loại cây có diện tích tăng nhanhnhất và chiếm phần lớn tỷ trọng trong cơ cấu cây CNLN của huyện.

Bảng 3.1Tỷ trọng (%) các loại cây CNLN trong cơ cấu cây CNLN huyện Lâm Hà1990-2010

1990 1995 1999 2000 2005 2010

Chè 10,7 6,2 1,8 1,2 2 0,9

Cà phê 72,6 63,4 91,6 95,5 90,4 95,6

Dâu tằm 16,7 30,4 6,6 3,3 7,6 3,5

108

Biểu 3.1 Diện tích (ha) các loại cây CNLN chính của huyện Lâm Hà 1990-2010

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà.

Chính nhờ diện tích trồng cà phê tăng nhanh như vậy cho nên Lâm Hà từ một huyện mới lập với 643ha cây cà phê đã trở thành huyện có diện tích cà phê đứng thứ hai toàn tỉnh (sau Di Linh), cùng hai huyện Di Linh và Bảo Lâm trở thành khu vực chuyên canh cà phê của Lâm Đồng. Diện tích gieo trồng cà phê của ba huyện này luôn chiếm hơn 75% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh. Có thể nói, cây cà phê đóng góp một phần rất quan trọng vào GDP của huyện Lâm Hà, nhịp điệu lên hay xuống của nền kinh tế Lâm Hà chính là do loại cây này quy định. 1990 1995 1999 2000 2005 2010 375 554 489 433 706 369 2550 5692 24294 34436 32061 39445 589 2735 1737 1203 2681 1457 Dâu tằm Cà phê Chè

109

3.1.1.2. Góp phần chuyển biến phương hướng sản xuấtcủa huyện Lâm Hà

Phương hướng phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ [5, 99] của huyện Lâm Hà đã được xác định vào giữa những năm 1980 khi còn là vùng kinh tế mới Hà Nội. Điều chỉnh phương hướng sản xuất ban đầu của Trung ương cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương là nỗ lực to lớn của Đảng bộ và đồng bào vùng kinh tế mới và phương hướng sản xuất mới đã nhanh chóng khẳng định được tính đúng đắn của nó. Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên thuận lợi, Lâm Hà tập trung ưu tiên hàng đầu phát triển nông-lâm nghiệp mà trong đó trọng tâm là đẩy mạnh canh tác các loại cây CNLN như đã trình bày ở trên.

Có thể thấy, tỷ trọng nông – lâm – thủy sản trong cơ cấu ngành kinh tế huyện Lâm Hà luôn chiếm tỷ lệ cao mặc dù có xu hướng giảm dần qua thời gian. Đây chính là xương sống của nền kinh tế huyện do những người dân Hà Nội ở Lâm Đồng định hình nên trong hơn 10 năm tồn tại của vùng kinh tế mới. Đây là một trong những di sản quan trọng nhất mà huyện Lâm Hà sau khi thành lập đã được thừa hưởng từ vùng kinh tế mới Hà Nội.

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của vùng kinh tế mới Hà Nội tại Lâm Đồng, lực lượng di dân đến Lâm Hà từ sau năm 1987 đã có những tác động chuyển biến tích cực đến phương hướng sản xuất này theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Đây đồng thời cũng là khuynh hướng chung của cả nước kể từ sau Đại hội VI nhằm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.

110

Bảng 3.2 Tỷ trọng các ngành kinh tế trong cơ cấu ngành kinh tế huyện Lâm Hà 1988-2010 Đơn vị: % 1988 1999 2000 2010 Nông-Lâm-Thủy sản 84 77 69 62 Công nghiệp-XDCB 8 6 15 17 Dịch vụ 8 17 16 22

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà 1988-2010.

3.1.1.3 Lao động di cư góp phần nâng cao mức sống nhân dân Lâm Hà Lực lượng di cư đã đóng góp nguồn nhân lực quan trọng khai thác các thế mạnh kinh tế của Lâm Hà, qua đó góp phần nâng cao đời sống kinh tế của cộng đồng các cư dân trong huyện.

Bảng 3.3Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Lâm Hà 1990-2010

Đơn vị: triệu đồng 1990 1995 1999 2000 2005 2010 Tổng SPXH 30.699 140.459 431.154 403.250 880.893 2.738.638 GDP bình quân Lâm Hà 0,6 1,41 3,4 3,1 6,7 19,7 GDP bình quân Lâm Đồng 2,8 3,14 2,83 6,54 19,8

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà 1990-2010.

Nhìn chung, thu nhập bình quân huyện Lâm Hà liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 1990-1999 GDP bình quân tăng 4,8 lần, giai đoạn 2000-2010 tăng 7 lần, tuy nhiên nếu loại bỏ yếu tố lạm phát thì mức tăng bình quân giai đoạn 1990-1999 lại cao hơn so với giai đoạn 2000-2010 với tỷ lệ 4,88/2,931

.

111

Bước chuyển giữa hai thập niên 1999-2000 GDP suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cà phê, đây cũng là tình hình chung của Lâm Đồng và Tây Nguyên lúc đó. Tăng trưởng của GDP Lâm Hà chủ yếu đến từ khu vực tư nhân và kinh tế hộ gia đình (chiếm 89% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2000-2010), đây cũng là khu vực thu hút đại bộ phận lực lượng lao động trên địa bàn huyện.

3.1.1.3 Người di cư phát triển các mô hình kinh tế mới, các ngành nghề kinh doanh mới.

Mô hình kinh tế trang trại xuất hiện từ sau khi cơ chế quản lý kinh tế bắt đầu thay đổi và sự ra đời của huyện Lâm Hà vào cuối những năm 1980-đầu những năm 1990. Từ sau Đại hội Đổi mới năm 1986, Đảng bộ vùng kinh tế mới Hà Nội bắt đầu tính toán lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong vùng. Việc chuyển đổi sang phương thức hạch toán kinh doanh mới là một cuộc chuyển đổi khắc nghiệt mà không phải đơn vị kinh doanh nào cũng kịp thích nghi và tồn tại. Sau khi huyện Lâm Hà được thành lập, lãnh đạo huyện đã họp bàn rà soát các đơn vị kinh doanh yếu kém trên địa bàn và đi đến quyết định giải thể các nông trường hoạt động thua lỗ kéo dài, thực hiện bán trả chậm vườn cây của nông trường cho công nhân và các hộ xã viên có nhu cầu. Các hợp tác xã cũng được tinh giản hóa, loại bỏ bớt những chức năng không cần thiết, cồng kềnh để tập trung vào một số khâu hỗ trợ kỹ thuật nhất định như tưới tiêu, hỗ trợ đầu ra sản phẩm... Việc tư nhân hóa tài sản xã hội chủ nghĩa vào thời điểm này thực sự là vấn đề trăn trở của tập thể lãnh đạo huyện và cả người dân, đặc biệt diễn ra trong bối cảnh Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, trước thực trạng kinh doanh thua lỗ kéo dài khiến đời sống của người dân trong huyện lâm vào tình cảnh đói khổ kinh niên thì đổi mới là điều bắt buộc. Vụ mùa cà phê 1991-1992 được giá không chỉ có tác dụng cải thiện đời sống kinh tế người dân mà còn là sự động viên tinh thần

112

rất lớn, “một cái thở phào nhẹ nhõm” đối với tập thể lãnh đạo và người dân trước quyết định chuyển đổi của mình [50].

Việc bán trả chậm vườn cây của nông trường cho công nhân và xã viên dần dần đưa đến việc tập trung đất đai vào trong tay một số hộ có kinh tế khá giả để hình thành nên mô hình sản xuất mới: trang trại tập trung, từ nửa cuối thập niên 1990.Phần lớn các trang trại có quy mô trên dưới 10ha, thích hợp để tập trung phát triển các loại cây CNLN (chiếm 72% số lượng và 71,5% diện tích của các trang trại giai đoạn 2000-2010). Mức đầu tư trung bình một trang trại tăng dần, từ 302 triệu năm 2000, giảm nhẹ còn 299 triệu năm 2005 và tăng mạnh lên 536 triệu năm 2010. Nhìn chung, thu nhập của các hộ làm kinh tế trang trại khá cao so với mặt bằng chung toàn huyện (48 triệu năm 2000, 132 triệu năm 2005 và 244 triệu năm 2010), tuy nhiên có thể thấy mức độ sinh lời còn chưa tương xứng với khả năng của loại hình này (năm 2005, 1 đồng vốn bỏ ra thu về được 1,157 đồng, tương quan này năm 2010 là 1/1,274 đồng). Điều này cho thấy sự hạn chế của các chính sách hỗ trợ đối với trang trại, đặc biệt là thông tin thị trường và đầu ra sản phẩm đối với các trang trại trồng cây CNLN.

Một số ngành nghề kinh doanh mới cũng được đầu tư phát triển gần đây (2008-2010) như mô hình trồng hoa trong nhà kính tại xã Tân Văn trên cơ sở chuyển đổi 168ha đất lúa một vụ, bước đầu cho thu nhập khoảng 2 tỷ đồng/ha/năm; mô hình nuôi cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi) tại hồ Đạ Sa xã Liên Hà cho thu nhập khoảng 9 tỷ đồng/ha/năm; mô hình trồng cà phê 4C; mô hình trồng chè chất lượng cao... Mặc dù hứa hẹn mang lại nguồn thu lớn nhưng do chi phí đầu tư lớn, quy trình kỹ thuật đòi hỏi phải tuân theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, cho nên các mô hình, ngành nghề kinh doanh mới này hiện chỉ dừng lại ở mức thí điểm chứ chưa được nhân rộng [77].

113

Một phần của tài liệu Qúa trình di dân và định cư ở Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)