E – marketing và công cụ mail marketing
3.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới
Internet marketing là lĩnh vực mới đầy tiềm năng, tuy nhiên sự tiếp cận và vận dụng của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này mới ở giai đoạn sơ khai.
Các chuyên gia cho rằng, trong những năm tới sẽ là thời gian của 3 xu hướng chủ đạo của tiếp thị trực tuyến: tiếp thị qua mạng di động, tiếp thị qua mạng xã hội và tiếp thị qua mạng quảng cáo mà doanh nghiệp cần phải quan tâm để thúc đẩy kinh doanh.
Marketing trực tuyến bao gồm nhiều hình thức khác nhau, một trong số những hình thức phổ biến đang thực hiện tại các công ty là thành lập trang web để giới thiệu về công ty, dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp; tiếp thị qua thư điện tử; tiếp thị và quảng cáo qua các công cụ tìm kiếm; đặt banner trên các website; tiếp thị và quảng cáo qua các kênh RSS hoặc blog. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Cimigo, với
hơn 30 triệu người dùng internet, số người dùng internet của Việt Nam hiện nhiều hơn tổng dân số của Australia, New Zealand và Singapore cộng lại. Phỏng vấn hơn 6.000 người tại các khu vực thành thị Việt Nam, trung bình cứ 10 người thì có 6 người sử dụng internet. Từ bà nội trợ cho đến các doanh nhân, số lượng người online đều đại diện cho số đông. Trong đó, 67% người dùng internet hàng ngày với 48% sử dụng các công cụ chat hàng tuần, 45% sử dụng mạng xã hội và 75% cho rằng internet giúp họ tìm được các sản phẩm mới.
Hình 3.1: Số người dùng Facebook tại Việt Nam. (Nguồn vtcdn.com)
Kết quả báo cáo thị trường truyền Thông Việt Nam do TNS Media thực hiện cho thấy, năm 2011, tổng phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam đạt 16.357 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2010, trong đó Internet chỉ chiếm 4,89% (năm 2010 là khoảng 3%), đạt giá trị khoảng 8.000 tỉ đồng.
Theo Cục Thống kê TPHCM, nếu có 89 doanh nghiệp sử dụng website để marketing và giao dịch trong 100 doanh nghiệp biết đến tiện ích này, thì chỉ có 3 doanh nghiệp có ý định tiếp tục đầu tư trong quá trình vận hành một website. Đáng chú ý là chia theo các lĩnh vực thì nhóm doanh nghiệp hoạt động thương mại, bán buôn chỉ có 28% có website, nhóm dịch vụ chỉ dừng lại ở 26% và nhóm xây dựng vận tại chiếm thấp nhất, 13%.
(Nguồn vtcdn.com)
Theo Trung tâm internet Việt Nam, tính tới tháng 8/2012 Việt Nam đã có hơn 31 triệu người dùng internet, chiến 35.4% dân số cả nước, với 66% sử dụng internet hàng ngày. Internet tác động rất lớn tới khả năng tiếp cận thông tin cũng như hành vi mua hàng của hơn 35% dân số Việt Nam. Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu hướng trên của thế giới. Việt Nam đã có hơn 120 triệu thuê bao di động (gấp 1,5 dân số cả nước); giá thành Smartphones ngày càng giảm và còn tiếp tục giảm. Chỉ trong một vài năm tới đa số điện thoại ở Việt Nam sẽ là smartphones, kèm theo cước internet ngày càng rẻ với nhiều khuyến mại hấp dẫn sẽ là những xúc tác mạnh tăng tỉ lệ truy cập internet qua điện thoại di động. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, “doanh nghiệp cần thiết kế các ứng dụng, website có thể truy cập dễ dàng từ các thiết bị di động. Các từ khóa, quảng cáo và landing page ngắn gọn, người tiêu dùng sẽ không dành nhiều thời gian để gõ hay đọc trên smartphone”, ông Hoàng Anh Tuấn, phó GĐ khối Admarket của Admicro thuộc Vccorp chia sẻ thêm. Trong khi đó, nói về mạng xã hội, ông Hoàng Kim Tước, GĐ phát triển và hoạch định chính sách của facebook chia sẻ, “Vượt qua cả Đài loan, Indonesia, Philippine, tính tới tháng 9/2012 Việt Nam có tới 13.1 triệu người dùng Youtube, trung bình mỗi người xem 137 video/ ngày (Comscore). Số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới 24/10/2012 lên tới 9.117.480 người, tăng 5.479.000 người dùng trong vòng 6 tháng vừa qua. Trung bình 1 ngày, Facebook có thêm hơn 30 nghìn người Việt Nam tham gia mạng xã hội này”.
Tựu chung lại, Internet khiến mọi thứ thay đổi vô cùng nhanh chóng. Vì vậy doanh nghiệp luôn cần cập nhật thông tin để điều chỉnh chiến lược và kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với xu hướng mới của người dùng thì mới có thể đứng vững được trong “chiến trường”.