CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA CÁC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ứng dụng email marketing cho các website bán lẻ sách trực tuyến ở Việt Nam (Trang 39)

E – marketing và công cụ mail marketing

3.1CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA CÁC NGHIÊN CỨU

3.1.1 Những kết quả đạt được

Thông qua nghiên cứu các lý thuyết, các tài liệu nghiên cứu có trước và thực tế thu thập dữ liệu sơ cấp, nhóm có các kết luận về vấn đề nghiên cứu:

Tập khách hàng nhận được email marketing về sách nằm trong lứa tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Trong đó tập khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 35 là tập khách hàng được chú trọng hơn và là tập khách hàng tiềm năng nhất. Đây cũng là độ tuổi được tiếp xúc, làm việc và tìm hiểu về các phương thức, công nghệ truyền thông nhiều hơn cả. Hơn nữa đây cũng là độ tuổi dễ tiếp thu những phương thức truyền thông mới đó.

Có khá nhiều khách hàng đã và đang nhận email marketing về sách và họ cảm thấy chất lượng email giới thiệu sách hiện nay tạm được.

Cũng giống như việc quyết định mua sách ở một cửa hàng sách thì ta luôn xem qua nội dung của cuốn sách đó xem nó viết về vấn đề gì, có phải là vấn đề ta quan tâm không? Thì khi nhận được một email marketing về sách, khách hàng cũng muốn biết về nội dung tóm tắt của cuốn sách đó qua email marketing. Ngoài ra còn có khách hàng muốn biết về giá cả của sản phẩm hay những khách hàng khó tính thì muốn biết địa chỉ nơi bán sách để họ có thể đến tận nơi xem và yếu tố thẩm mỹ cũng là yếu tố không thể thiếu khi ta trình bày một email marketing giới thiệu sản phẩm tới khách hàng.

Theo số liệu điều tra được thì có 40% khách hàng muốn nhận được email ngắn gọn, dễ nhìn và trong email đó thì cần phải có đầy đủ thông tin nơi bán sách và link liên kết đến sản phẩm. Ngoài ra ta cũng nên chèn hình ảnh sản phẩm vào để khách hàng có thể dễ dàng hiểu và cảm nhận về sản phẩm hơn.

Nhu cầu tìm hiểu tri thức của nhân loại là không bao giờ ngừng, vì vậy mà việc gửi các email marketing về sách đến khách hàng là cần thiết và cần phải điều chỉnh hợp lý, lựa chọn tần xuất gửi, loại sản phẩm riêng cho từng đối tượng cụ thể.

3.1.2 Những tồn tại chưa giải quyết

Tuy đã có những khách hàng đã và đang nhận email quảng cáo từ các website bán sách nhưng lại có khá nhiều khách hàng chưa bao giờ đăng ký nhận email marketing về sách và về cơ bản thì họ đều không biết có các email marketing này. Bên cạnh đó thì cũng có những khách hàng đã hủy việc đăng ký nhận email marketing và cả những khách hàng không muốn nhận email marketing.

Tỷ lệ mở email sẽ không đạt hiệu quả tốt khi có những khách hàng cảm thấy không thích và thấy khó chịu khi nhận được một email marketing nên đã đánh dấu là đã đọc hoặc spam. Do đó ta cần phải chú trọng đến tiêu đề của email sao cho hấp dẫn để khách hàng không nghĩ đó là một thư rác và không thấy khó chịu về nó.

Có những doanh nghiệp chèn quá nhiều hình ảnh trong email marketing vì vậy dung lượng email tăng lên và quá trình tải email bị chậm lại gây khó chịu cho người nhận hay là có những email quá dài làm cho người nhận ngại không muốn đọc. Do đó mà hiệu quả mở các email sau là không cao.

Có nhiều email gửi đi mà không có tiêu đề hoặc với những tiêu đề dài dòng hay là tiêu đề chưa làm nổi bật được nội dung của email thì khách hàng sẽ coi đó là những email rác, spam.

Gửi quá nhiều email marketing trong cùng một khoảng thời gian tới một khách hàng trong khi đó thì khách hàng khác lại không nhận được một email nào trong một khoảng thời gian dài.

3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại

Chưa có nhiều khách hàng biết đến email marketing về sách. Chiến dịch quảng bá bằng email marketing của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ chưa được mở rộng, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Có những khách hàng đã hủy việc đăng ký nhận email marketing và cả những khách hàng không muốn nhận email marketing hay là những khách hàng đã nhận email nhưng lại coi nó là spam, đánh dấu là đã đọc. Chất lượng email chưa được tốt và tiêu đề chưa hot, chưa hấp dẫn, chưa đánh đúng vào tâm lý người nhận. Doanh nghiệp chưa hiểu được khách hàng của mình đang mong muốn và có nhu cầu về sản phẩm sách nào, chưa phân loại đối tượng khách hàng.

Do doanh nghiệp muốn giới thiệu quá nhiều về sản phẩm của mình mà không để ý đến dung lượng và việc trình bày dẫn đến email dài, nhiều chữ và dung lượng email quá lớn.

Tiêu đề quá dài, chưa làm nổi bật được nội dung của email. Doanh nghiệp chưa có nhiều kỹ năng về việc gây chú ý của người đọc đến email của mình hoặc là doanh nghiệp có ý nghĩ sai lầm rằng tiêu đề không quan trọng trong việc khách hàng có mở email hay không.

Chưa quan tâm nhiều đến việc gửi các email hay là tần xuất gửi email chưa được phân bổ hợp lý đối với từng đối tượng riêng. Doanh nghiệp chưa phân loại khách hàng thành các tập khách hàng theo mong muốn, nhu cầu, sở thích của họ để việc gửi email đi được thành công hơn.

3.1.4 Những hạn chế của nghiên cứu và những vấn đề nghiên cứu tiếp theo3.1.4.1 Những hạn chế của nghiên cứu: 3.1.4.1 Những hạn chế của nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu của nhóm là ngắn cho công việc nghiên cứu nên kết quả thu thập được còn hạn chế.

Nguồn lực của nhóm không nhiều và cũng chưa có đủ uy tín để có thể lấy được những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu chuyên sâu từ các doanh nghiệp bán sách.

Việc tìm dữ liệu thứ cấp rất khó khăn khi mà những dữ liệu này các doanh nghiệp không công khai.

Số phiếu điều tra nhóm thu thập được chưa nhiều nên kết quả có thể chưa có sự chính xác cao.

3.1.4.2 Những vấn đề nghiên cứu tiếp theo:

Tập mẫu lớn hơn

Tìm nhiều dữ liệu thứ cấp hơn.

Thiết lập bảng câu hỏi phong phú hơn.

Mở rộng vấn đề nghiên cứu hơn với nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác. Nghiên cứu các công cụ khác

3.2 DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ QUAN ĐIỂM GIẢI QUYẾT (THỰC HIỆN) VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG CỤ EMAIL MARKETING CHO CÁC DOANH VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG CỤ EMAIL MARKETING CHO CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ SÁCH TRỰC TUYẾN

3.2.1 Dự báo tình hình trong thời gian tới (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Internet marketing là lĩnh vực mới đầy tiềm năng, tuy nhiên sự tiếp cận và vận dụng của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này mới ở giai đoạn sơ khai.

Các chuyên gia cho rằng, trong những năm tới sẽ là thời gian của 3 xu hướng chủ đạo của tiếp thị trực tuyến: tiếp thị qua mạng di động, tiếp thị qua mạng xã hội và tiếp thị qua mạng quảng cáo mà doanh nghiệp cần phải quan tâm để thúc đẩy kinh doanh.

Marketing trực tuyến bao gồm nhiều hình thức khác nhau, một trong số những hình thức phổ biến đang thực hiện tại các công ty là thành lập trang web để giới thiệu về công ty, dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp; tiếp thị qua thư điện tử; tiếp thị và quảng cáo qua các công cụ tìm kiếm; đặt banner trên các website; tiếp thị và quảng cáo qua các kênh RSS hoặc blog. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của Cimigo, với

hơn 30 triệu người dùng internet, số người dùng internet của Việt Nam hiện nhiều hơn tổng dân số của Australia, New Zealand và Singapore cộng lại. Phỏng vấn hơn 6.000 người tại các khu vực thành thị Việt Nam, trung bình cứ 10 người thì có 6 người sử dụng internet. Từ bà nội trợ cho đến các doanh nhân, số lượng người online đều đại diện cho số đông. Trong đó, 67% người dùng internet hàng ngày với 48% sử dụng các công cụ chat hàng tuần, 45% sử dụng mạng xã hội và 75% cho rằng internet giúp họ tìm được các sản phẩm mới.

Hình 3.1: Số người dùng Facebook tại Việt Nam. (Nguồn vtcdn.com)

Kết quả báo cáo thị trường truyền Thông Việt Nam do TNS Media thực hiện cho thấy, năm 2011, tổng phí quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam đạt 16.357 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2010, trong đó Internet chỉ chiếm 4,89% (năm 2010 là khoảng 3%), đạt giá trị khoảng 8.000 tỉ đồng.

Theo Cục Thống kê TPHCM, nếu có 89 doanh nghiệp sử dụng website để marketing và giao dịch trong 100 doanh nghiệp biết đến tiện ích này, thì chỉ có 3 doanh nghiệp có ý định tiếp tục đầu tư trong quá trình vận hành một website. Đáng chú ý là chia theo các lĩnh vực thì nhóm doanh nghiệp hoạt động thương mại, bán buôn chỉ có 28% có website, nhóm dịch vụ chỉ dừng lại ở 26% và nhóm xây dựng vận tại chiếm thấp nhất, 13%.

(Nguồn vtcdn.com)

Theo Trung tâm internet Việt Nam, tính tới tháng 8/2012 Việt Nam đã có hơn 31 triệu người dùng internet, chiến 35.4% dân số cả nước, với 66% sử dụng internet hàng ngày. Internet tác động rất lớn tới khả năng tiếp cận thông tin cũng như hành vi mua hàng của hơn 35% dân số Việt Nam. Việt Nam sẽ không nằm ngoài xu hướng trên của thế giới. Việt Nam đã có hơn 120 triệu thuê bao di động (gấp 1,5 dân số cả nước); giá thành Smartphones ngày càng giảm và còn tiếp tục giảm. Chỉ trong một vài năm tới đa số điện thoại ở Việt Nam sẽ là smartphones, kèm theo cước internet ngày càng rẻ với nhiều khuyến mại hấp dẫn sẽ là những xúc tác mạnh tăng tỉ lệ truy cập internet qua điện thoại di động. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu, “doanh nghiệp cần thiết kế các ứng dụng, website có thể truy cập dễ dàng từ các thiết bị di động. Các từ khóa, quảng cáo và landing page ngắn gọn, người tiêu dùng sẽ không dành nhiều thời gian để gõ hay đọc trên smartphone”, ông Hoàng Anh Tuấn, phó GĐ khối Admarket của Admicro thuộc Vccorp chia sẻ thêm. Trong khi đó, nói về mạng xã hội, ông Hoàng Kim Tước, GĐ phát triển và hoạch định chính sách của facebook chia sẻ, “Vượt qua cả Đài loan, Indonesia, Philippine, tính tới tháng 9/2012 Việt Nam có tới 13.1 triệu người dùng Youtube, trung bình mỗi người xem 137 video/ ngày (Comscore). Số người dùng Facebook tại Việt Nam tính tới 24/10/2012 lên tới 9.117.480 người, tăng 5.479.000 người dùng trong vòng 6 tháng vừa qua. Trung bình 1 ngày, Facebook có thêm hơn 30 nghìn người Việt Nam tham gia mạng xã hội này”.

Tựu chung lại, Internet khiến mọi thứ thay đổi vô cùng nhanh chóng. Vì vậy doanh nghiệp luôn cần cập nhật thông tin để điều chỉnh chiến lược và kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình cho phù hợp với xu hướng mới của người dùng thì mới có thể đứng vững được trong “chiến trường”.

3.2.2 Xu hướng phát triển của E – marketing

E – marketing đang phát triển rất nhanh chóng trong thế kỷ 21 và hình thành nên những phân nhánh khác nhau như: Email, Social, Mobile… Cơ hội và thách thức cho markter đang ở phía trước, bạn hãy tham khảo những xu hướng phát triển E – marketing mà các chuyên gia đề cập đến và nắm bắt thời cơ dành cho mình.

Infographics dự báo chuyên gia về xu hướng phát triển E – marketing: Những chuyên gia đầu ngành đều cho rằng thời gian tới E – marketing sẽ khẳng định hiệu quả các vấn đề mới như “Big Data”, “3D Printing”, ” Mobile marketing”…

Hình 3.3: Những nhận định dự báo về sự phát triển Emarketing (Nguồn Infographics)

3.3 CÁC ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP VỚI VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG CỤ EMAIL MARKETING TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ SÁCH ĐIỆN TỬ MARKETING TẠI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ SÁCH ĐIỆN TỬ 3.3.1 Cách thức gửi email marketing

Phần mềm gửi email marketing

Nên sử dụng phần mềm email marketing trực tuyến của một nhà cung cấp có uy tín như http://www.vinaContact.com, http://www.bizmail.vn …

Thời điểm gửi email

Thời điểm thích hợp nhất cho việc gửi email marketing là từ khoảng 17h đến 20h từ thứ 3 đến thứ 6. Giữa buổi sáng thứ 7 và sáng chủ nhật. Khách hàng khi đó có nhiều thời gian rảnh rỗi và có thể sẽ đọc kỹ email.

Tần suất gửi email

Mỗi kế hoạch gửi email theo tuần hay theo tháng sẽ có hiệu quả nhất định khác nhau. Mỗi chiến dịch email nên có lựa chọn cho khách hàng để đăng ký, đăng nhập và lựa chọn tần suất nhận email riêng của họ. Sau đó, có thể lập một lịch trình gửi email riêng cho từng khách hàng. Bên cạnh đó, cũng cần phải chắc chắn rằng, mỗi email gửi đi cần phải có một giá trị nhất định nào đó đối với người nhận cuối cùng. Một email hàng tháng với nhiều thông tin hữu ích sẽ mang lại nhiều giá trị hơn một email hàng tuần với ít thông tin cần thiết cho người nhận.

3.3.2 Xây dựng nội dung email marketing

Nội dung Email Marketing thường bao gồm những phần sau: Tên người gửi email

Tiêu đề của Email

Tiêu đề phần nội dung thư của Email (có thể không có) Nội dung của Email

Link chèn liên kết trong Email

Hình ảnh trong phần nội dung của Email (có thể không có) File đính kèm Email (có thể không có)

Với tên người gửi email:

Nên để là tên riêng của người gửi hoặc tên của tổ chức (nếu tổ chức có uy tín và cũng có chút danh tiếng). Không nên đặt tên tùy tiện hoặc những ký tự vô nghĩa.

Với tên tiêu đề email: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiêu đề Email là yếu tố mấu chốt để khách hàng mở Email ra, chỉ cần khách hàng mở Email ra đồng nghĩa với việc đã thành công tới 50% (thay vì cho vào mục spam hoặc xóa). Tiêu đề cần phải thỏa mãn những yếu tố sau đây:

Tiêu đề của Email phải mang tính nóng, giật gân hoặc đánh trúng vào tâm lý người dùng, kích thích tính tò mò của khách hàng. Dùng những ký tự viết hoa ở những từ hoặc cụm từ cần nhấn mạnh.

Tiêu đề phải dễ nhận biết, dễ đọc, dễ hiểu (điều này rất quan trọng khi có nhiều đối thủ cùng gửi mail tới khách hàng.)

Tiêu đề nên hướng đến đối tượng, làm sao để khách hàng cảm thấy bức thư này không phải là bức thư quảng cáo hay thư rác mà là bức thư gửi cho mình vậy (Chỉ cần thêm các từ: Gửi anh…Gửi chị; Em xin gửi anh; Em xin gửi chị…); nếu tiêu đề thư có đề tên người gửi thì càng tốt.

Nếu tiêu đề tốt thì dù khách hàng không hề mở bức thư đó cũng khiến khách hàng vô tình ghi nhớ về thương hiệu thể hiện trên tiêu đề.

Với tên tiêu đề phần nội dung email:

Tiêu đề phần nội dung của Email có thể không có. Tiêu đề này thường được viết to hơn bình thường nhằm nhấn mạnh về nội dung tổng quát của đoạn văn muốn thể hiện bên dưới.

Với nội dung chính email:

Nội dung thư của email (không bao gồm phần ảnh bạn chèn nếu có) Nội dung phải đảm bảo các yếu tố sau:

Thứ nhất: Gắn gọn nhưng vẫn đủ truyền tải lượng thông tin. Nội dung quá nhiều chữ hoặc quá dài sẽ khiến khách hàng thoát ra khỏi bức thư ngay lập tức.

Thứ hai: Nên sử dụng các thành phần màu sắc trong font chữ (không quá hai màu) nên sử dụng màu đỏ rực hoặc xanh nước biển để in đậm và phóng to những gì muốn nói với khách hàng.

Thứ ba: Tránh những lỗi chính tả, không lạm dụng chữ in nghiêng, gạch chân và chèn link

Với link chèn liên kết trong email:

Nội dung Email chỉ là nội dung sơ lược muốn truyền tải tới khách hàng hãy dẫn link về website chủ để tăng tính chi tiết và cụ thể cho nội dung muốn truyền tải. Chú ý: Website riêng của công ty hoặc sản phẩm là yếu tố tiên quyết khi thực hiện email marketing, quảng cáo bằng Email mà khách hàng không thể liên lạc hoặc truy cập vào website làm giảm khả năng bán hàng vì website là công cụ kiểm chứng những gì mà Email nói!

Với hình ảnh trong phần nội dung email:

Hình ảnh làm tăng nên tính sinh động hoặc là bằng chứng cho những gì viết trong bức thư, nên để những hình ảnh khiến khách hàng có thể dễ hiểu nhất. Chú ý kích thước và tên của hình ảnh, kích thước quá lớn khiến khách hàng khó lòng tải Email hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ khó có thể gây chú ý. Số lượng hình ảnh cần phải hạn chế

Một phần của tài liệu Ứng dụng email marketing cho các website bán lẻ sách trực tuyến ở Việt Nam (Trang 39)