Quyền không bị áp dụng các luật có hiệu lực hồi tố, không bị xét xử ha

Một phần của tài liệu Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam (Trang 53)

hai lần về cùng một tội phạm

Quyền không bị áp dụng các luật có hiệu lực hồi tố đã được nội luật hóa trong pháp luật hình sự Việt Nam một cách tương đối đầy đủ kể từ khi BLHS năm 1986 có

hiệu lực đến nay. Theo Nguyên tắc chung của pháp luật hình sự Việt Nam là “bất hồi tố”, tức là không áp dụng đối với những hành vi đã xảy ra trước khi có văn bản pháp luật mới. Theo Điều 2 BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009 thì chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Điều 7 BLHS thì điều luật áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành khi hành vi ấy được thực hiện. Như vậy hành vi phạm tội phải được quy định trong BLHS, phải xảy ra sau khi đạo luật hình sự đã có hiệu lực thi hành và trước khi đạo luật đó mất hiệu lực. Từ nguyên tắc chung về áp dụng pháp luật hình sự, Khoản 2 Điều 7 BLHS quy định: Điều luật quy định một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn không áp dụng đối với hành vi phạm tội đã được thực hiện khi điều luật đó được ban hành, trừ trường hợp luật quy định khác. Như vậy, Khoản 2 chỉ liên quan đến trường hợp luật đặt ra một tội phạm mới hoặc một hình phạt nặng hơn.

Thực hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, luật hình sự Việt Nam cho phép vận dụng nguyên tắc hồi tố trong trường hợp có lợi cho người phạm tội. Đây chỉ là việc vận dụng nguyên tắc trong một số trường hợp cụ thể được quy định rõ trong BLHS và các văn bản liên quan (Nghị quyết của Quốc hội về thi hành Bộ luật hình sự). Theo khoản 3 Điều 7 BLHS quy định: “Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”[24]

Trong sự thống nhất với việc cấm hồi tố, việc quy định cho phép hồi tố trong một số trường hợp cụ thể không làm ảnh hưởng bất lợi đến quyền lợi, nghĩa vụ của người phạm tội, được cộng đồng quốc tế thừa nhận và khuyến khích.

Một phần của tài liệu Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam (Trang 53)