Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền được xét xử công bằng:

Một phần của tài liệu Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam (Trang 39)

Những nét tương đồng với luật quốc tế và những hạn chế, bất cập

Việt Nam là một trong những quốc gia đã gia nhập công ước ICCPR rất sớm từ năm 1982, gia nhập tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước về quyền trẻ em. .. Trong quá trình nội luật hóa đưa những quy định trong các văn kiện nói trên về quyền con người, trong đó có quyền được xét xử công bằng vào pháp luật quốc gia, Đảng và Nhà nước ta đã tích cực đưa những nội dung về quyền con người, trong đó có quyền được xét xử công bằng vào hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam một cách tương đối đầy đủ và hoàn thiện.

Trong hệ thống pháp luật quốc gia Việt Nam, thì quyền được xét xử công bằng đã bao quát đầy đủ các nội dung của quyền được xét xử công bằng theo các tinh thần của quốc tế. Cụ thể như sau:

2.1.1. Quyền bình đẳng trước tòa án, được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị và công khai

Trong pháp luật Việt Nam thì quyền bình đẳng được ghi nhận trước tiên tại điều 52 Hiến pháp 1992 “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, tại Điều 63 Hiến pháp 1992 nêu: “Mọi công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”[20]. Quyền này sau đó được cụ thể hóa trong các Bộ luật và luật cụ thể.

Trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) thì quyền bình đẳng được ghi nhận tại các Điều 5 nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, tại điều 19 BLTTHS “Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi của đương sự đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh

luận dân chủ trước tòa án”[25]. Tại điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật , trước tòa án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp”[23].

Quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập và không thiên vị được nội luật hóa trong hệ thống pháp luật Quốc gia Việt Nam tại các điều 16 BLTTHS “Khi xét xử, thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, tại điều 18 BLTTHS quy định “Việc xét xử của tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự, theo yêu cầu chính đáng của họ thì tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai”. Quyền này còn được ghi nhận trong BLTTDS tại các điều 12 “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” . Điều 16 BLTTDS quy định về vấn đề đảm bảo sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự “Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thư ký tòa án, viện trưởng Viện kiểm sát, kiểm sát viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng đánh giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện quyền hạn của mình”.

Như vậy, nhìn chung tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm nói riêng và sự độc lập xét xử của Tòa án nói chung phải gồm hai nội dung cơ bản sau:

Một là, các phán quyết của Tòa án, cụ thể là của thẩm phán và hội thẩm đối với bất kỳ vụ án nào, đối với bất kỳ cấp xét xử nào khi được đưa ra phải đảm bảo chí công vô tư, khách quan, không chịu bất cứ sự can thiệp, hạn chế bất hợp pháp của cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào;

Hai là, các phán quyết này chỉ và phải dựa trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án và các quy định của pháp luật hiện hành. Nói một cách khác, “pháp luật” là tối thượng, là căn cứ “duy nhất” để thẩm phán và hội thẩm dựa vào đó mà quyết định.

Theo các quy định nêu trên thì quyền bình đẳng và được xét xử bởi tòa án độc lập, không thiên vị và công khai đã được nội luật hóa một cách đầy đủ trong pháp luật quốc gia của Việt Nam. Đây là một trong những quy định mang tính tích cực, phù hợp với các quy định của quốc tế về quyền được bình đẳng, được xét xử bởi tòa án độc lập và không thiên vị.

Tuy nhiên, quy định về quyền này trong pháp luật Việt Nam vẫn còn có

những hạn chế, bất cập:

Thứ nhất: Do cách thức tổ chức hệ thống tòa án tác động mạnh mẽ đến sự

độc lập của tòa án khi xét xử. Ở nước ta, hệ thống tòa án được tổ chức theo cấp hành chính (lãnh thổ) nên sẽ có những hạn chế làm ảnh hưởng đến tính độc lập của tòa án, những hạn chế này có nguyên nhân từ việc tòa án có những mức độ khác nhau phải chịu sự chi phối của chính quyền địa phương. Nhiều khi cơ quan xét xử bị chi phối, tác động, can thiệp… phức tạp từ phía cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong hệ thống các cơ quan Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội…Thực tế một số người do không chịu được áp lực, không dám chịu trách nhiệm trước áp lực phức tạp, sợ “mất vị trí” nên đã không làm đúng theo quy định của pháp luật , dẫn đến vi phạm nguyên tắc này.

Thứ hai: Không độc lập về tài chính của cơ quan xét xử cũng là một trong

những yếu tố chi phối sự độc lập của tòa án. Hiện nay, ở nước ta Ngân sách cho hoạt động xét xử vẫn chưa được độc lập, chưa có sự ưu tiên về tài chính cho hoạt động của tòa án. Chính vì vậy mà tại Nghị Quyết 49/NQ-TW “về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” khẳng định “Nhà nước đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước.

Một phần của tài liệu Quyền xét xử công bằng và vấn đề bảo đảm quyền xét xử công bằng ở Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)