Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng cả trong các vụ án hình sự và phi hình sự. Và việc bảo vệ có hiệu quả các quyền con người phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận thường xuyên với một tòa án có thẩm quyền, độc lập và không thiên vị, có thể thực thi công lý một cách công bằng. Để đảm bảo vấn đề xét xử công bằng được bảo vệ và thực thi tốt trên thực tế đòi hỏi nhiều yếu tố, như hệ thống luật pháp, hệ thống tòa án, tính chuyên nghiệp của công tố viên và Luật sư...
Thực tế, khi nhìn bao quát theo quan niệm luật pháp của các tổ chức giám sát quốc tế, có thể thấy rõ ràng, quyền được xét xử công bằng thường xuyên bị vi phạm ở nhiều nơi trên thế giới. Chẳng hạn, phần lớn các vụ được Ủy ban nhân quyền thụ lý theo Nghị định thư không bắt buộc, trên thực tế thường liên quan đến nghi vấn về việc vi phạm các quyền được xét xử công bằng ở giai đoạn tiền xử án hoặc xử án.
Có thể thấy rằng quyền được xét xử công bằng thường xuyên bị vi phạm và vi phạm ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có nhiều lý do kể cả lý do khách quan và chủ quan để dẫn đến việc vi phạm quyền được xét xử công bằng.
Như vậy, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền được xét xử công bằng là một thách thức toàn cầu, không những ở những nước chậm phát triển, đang phát triển mà ở cả những nước phát triển. Đó là một thách thức toàn cầu của toàn nhân loại. Đòi hỏi sự nổ lực toàn cầu.
Chương 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG Ở VIỆT NAM