Ánh giá chung v công tác khai thác Đề

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại bảo việt hà nội (Trang 61)

Trên thực tế, tuy các công trình được thi công ở khắp nơi trên cả nước nhưng do các doanh nghiệp hành nghề thiết kế và tư vấn thường có trụ sở tại các thành phố lớn nên các doanh nghiệp nếu có ý định tham gia bảo hiểm thì sẽ mua bảo hiểm tại các thành phố này. Đó cũng là thực trạng tại Bảo Việt Hà Nội. Trong các đơn đã cấp cũng có đơn bảo hiểm cho các dự án ở các tỉnh, thành phố khác như ở Tuyên Quang, Hải Phòng. Như vậy, số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội là không đáng kể khi xét đến số lượng khách hàng tiềm năng trên thị trường. Phạm vi triển khai nghiệp vụ này còn quá hạn hẹp và có thể khẳng định rằng việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng của nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV đang bị phớt lờ ở Bảo Việt Hà Nội.

Mặc dù nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV có tiềm năng rất lớn nhưng tại Bảo Việt Hà Nội vẫn chưa có đại lý nào được đào tạo chuyên môn về việc triển khai nghiệp vụ này. Sau khi được hướng dẫn từ phía Tổng Công ty, khi mới đưa vào triển khai, Bảo Việt Hà Nội cũng có tổ chức tập huấn cho các cán bộ trong Công ty, nhưng thực tế số người khai thác nghiệp vụ này còn rất hạn chế, chủ yếu vẫn là những cán bộ đã từng đi sâu nghiên cứu nghiệp vụ thực hiện còn những cán bộ khác đa số vẫn còn rất bỡ ngỡ trong việc triển khai nghiệp vụ này. Tuy vậy, vẫn có 2 Đơn bảo hiểm do Phòng bảo hiểm quận Hoàn Kiếm khai thác được. Nó đã thể hiện sự cố gắng của các cán bộ

phòng bảo hiểm Hoàn Kiếm trong việc dám tiếp cận triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới.

2.2.2. Công tác phòng h n ch t n th tđề ạ ế ổ ấ

So với các loại hình bảo hiểm khác thì công tác đề phòng hạn chế tổn thất của nghiệp vụ BHTN bao giờ cũng khó, đặc biệt là trong BHTN nghề nghiệp, bởi vì rủi ro được bảo hiểm ở đây thực chất là những lỗi bất cẩn, sơ ý của NĐBH. Đây là những rủi ro thuần túy, không thể biết trước được, và nhà bảo hiểm cũng rất khó có thể kiểm soát được. Hợp đồng bảo hiểm TNNN cho KTS & KSTV bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý đối với bên thứ ba của NĐBH, nhưng bên thứ ba ở đây không được nêu đích danh cụ thể trong hợp đồng. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhà bảo hiểm cũng chưa thể biết được mình sẽ phải thay mặt NĐBH để bồi thường cho đối tượng nào, vào thời điểm nào và đặc điểm, tính chất của đối tượng đó ra sao. Bởi vậy, trên thực tế công ty bảo hiểm cũng chỉ có thể thực hiện các công việc quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất bằng một số biện pháp có tính khả thi nhất. Công ty bảo hiểm có thể theo dõi, thường xuyên nhắc nhở NĐBH thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với công việc. Cụ thể, đối với BHTNNN KTS & KSTV, NBH có thể thường xuyên cung cấp các thông tin về công nghệ trong xây dựng cho NĐBH để giúp NĐBH tránh được những sai sót có thể xảy ra về mặt thiết kế hoặc thường xuyên đến hiện trường thi công để kiểm tra, nhắc nhở các kỹ sư thực hiện công việc giám sát. NBH có thể kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng thêm các nhân viên của NĐBH, đảm bảo về trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức của họ để tránh những bất cẩn hoặc các tổn thất về sau.

Một việc mà công ty cũng có thể thực hiện để đề phòng hạn chế tổn thất, đó là việc chú ý thu thập, phân tích đầy đủ các thông tin trong Giấy yêu cầu bảo hiểm. Những thông tin trong Giấy yêu cầu bảo hiểm sẽ giúp cho Công ty

đồng bảo hiểm như: NĐBH, tính chất công việc được bảo hiểm, quy mô và khả năng rủi ro tổn thất… Những thông tin này là cơ sở để Công ty phân loại rủi ro và có thể đề ra những biện pháp cụ thể để hạn chế rủi ro tổn thất đối với một đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều khi công việc này chưa được quan tâm, chú ý đúng mức, Giấy yêu cầu bảo hiểm nhiều khi chưa được kê khai đầy đủ, đa số thông tin trong Giấy yêu cầu bảo hiểm được kê khai nhưng vẫn còn rất sơ sài.

2.2.3. Công tác giám nh v gi i quy t b i th ngđị à ả ế ồ ườ

Một điều đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm TNNN cho KTS & KSTV mặc dù được triển khai cho đến nay đã được hơn 10 năm (từ 2002) song vẫn chưa có vụ khiếu nại nào đòi giải quyết bồi thường xảy ra, thậm chí cũng chưa có sự cố nào được thông báo về cho Bảo Việt Hà Nội. Tuy nhiên, không phải vì thế mà công ty được phép xao nhãng, chủ quan đối với công tác giám định, giải quyết bồi thường. Cần lưu ý rằng, đối với mỗi sản phẩm bảo hiểm, chi bồi thường mới chính là khoản chi lớn nhất. Chính vì vậy, đối với những đơn bảo hiểm mà thời hạn bảo hiểm vẫn còn hiệu lực, công ty phải quan tâm, không được lơi là, hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp có thể xảy ra khiếu nại đòi bồi thường, đồng thời công ty cũng phải cố gắng trong khâu khai thác nhằm đảm bảo phí thu được đủ lớn để bồi thường trong trường hợp phát sinh khiếu nại. Bởi vì, hạn mức trách nhiệm bồi thường của mỗi Đơn bảo hiểm là hàng chục tỷ đồng, trong khi phí bảo hiểm thu được của nghiệp vụ này cho đến nay mới chỉ có hơn một 5 tỷ đồng.

Công tác giám định và giải quyết bồi thường thể hiện uy tín của NBH vì trách nhiệm của NBH thể hiện rõ nhất khi có thông báo về sự cố hoặc tổn thất của NĐBH. Khâu này được thực hiện tốt sẽ là cơ sở vững chắc cho Công ty trong suốt quá trình hoạt động. Nguyên tắc của công tác giám định bồi thường là phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan và trung thực. Thực hiện

tốt khâu này là điều rất khó và cũng là cái đích cho NBH phấn đấu nhằm đáp ứng được lòng tin của khách hàng vào công ty trong điều kiện tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Bởi vì khách hàng chính là người quảng cáo có hiệu quả hơn cả cho uy tín của công ty. Không những thế làm tốt công tác này giúp bồi thường chính xác, đầy đủ góp phần giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo thêm khách hàng mới, mà còn có tác dụng không nhỏ trong đánh giá và quản lý rủi ro ở kỳ sau, năm sau tốt hơn cũng như việc xác định phí bảo hiểm ở kỳ tương lai tốt hơn, sát với thực tế hơn.

Hiện nay, quy trình bồi thường của nghiệp vụ này được áp dụng triển khai thống nhất trong toàn bộ hệ thống Bảo Việt và được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 4 - Quy trình bồi thường nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV

(I)

(Nguồn: Bảo Việt Hà Nội)

Báo tái bảo hiểm Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ

Tính toán bồi thường

Ý kiến đóng góp

Trình duyệt

Thông báo bồi thường

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ bồi thường:

Trong trường hợp nhận được khiếu nại của NĐBH, chuyên viên bồi thường phải ghi sổ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra các chứng từ được cung cấp cho Bảo Việt:

- Công văn/thư thông báo khiếu nại/đòi bồi thường của bên thứ ba - Bản sao Giấy yêu cầu bảo hiểm/Đơn bảo hiểm

- Các biên bản giám định tai nạn (kèm theo sơ đồ xảy ra tai nan, nếu có) - Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (nếu cần thiết)

- Bản điều tra tai nạn của cơ quan chức năng nhằm phân rõ trách nhiệm - Biên bản hòa giải (nếu có)

- Quyết định của tòa án

- Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (nếu có)

Bước 2: Kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ

Đối chiếu với các điều kiện, điều khoản, các điểm loại trừ của Đơn bảo hiểm và các điều khoản bảo hiểm bổ sung để xem xét khiếu nại có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không.

Nếu xét thấy khiếu nại không thuộc phạm vi bảo hiểm, phải lập tức thông báo cho khách hàng bằng văn bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu khiếu nại có khả năng thuộc phạm vi bảo hiểm, cần phải trao đổi với NĐBH về phương hướng giải quyết vụ việc, khả năng hòa giải hay vấn đề phòng hạn chế tổn thất thuê mướn luật sư, lấy ý kiến nhân chứng, bảo lưu vật

chứng, khi vụ việc được đưa ra tòa án… Luôn luôn lưu ý rằng điều kiện tiên quyết của Đơn bảo hiểm này là NĐBH không được phép thương lượng, chấp nhận trách nhiệm hoặc bồi thường cho người thứ ba khi chưa có sự cho phép của Bảo Việt.

(1) Trong trường hợp khiếu nại phát sinh có hạn mức trách nhiệm ước tính cao hoặc nguyên nhân, diễn biến vụ việc phức tạp, công ty phải báo cáo hoặc chuyển hồ sơ khiếu nại ban đầu về Tổng công ty để xem xét và quyết định.

Bước 3. Tính toán bồi thường:

Trên cơ sở xem xét trách nhiệm bảo hiểm, việc tính toán bồi thường có thể được thực hiện như sau:

- Nếu vụ việc có khả năng hòa giải, cơ sở tính toán bồi thường được thực hiện dựa trên cơ sở khiếu nại của bên thứ ba và các khoản chi phí đối với thương tật thân thể và đối với thiệt hại về tài sản.

- Nếu vụ việc phải đưa ra tòa án, cơ sở bồi thường được dựa trên phán quyết của tòa án và phạm vi bồi thường của Đơn bảo hiểm (lưu ý là chi phí thuê mướn luật sư cũng thuộc trách nhiệm bảo hiểm).

Bước 4. Trình duyệt:

Phòng trình lãnh đạo công ty xem xét và ký duyệt bồi thường. Trường hợp lãnh đạo có ý kiến chỉ đạo xem xét lại, phòng giải trình lại và tham khảo thêm ý kiến đóng góp của các phòng liên quan.

Bước 5. Thông báo bồi thường:

Trường hợp có tái bảo hiểm chỉ định cho các công ty bảo hiểm nước ngoài thì trước khi thông báo số tiền bồi thường cho khách hàng, phải thông báo cho các công ty nhận tái bảo hiểm biết trước và chỉ thông báo cho khách

hàng khi có xác nhận của các công ty nhận tái bảo hiểm. - Thông báo cho khách hàng về số tiền bồi thường.

- Chuyển thông báo bồi thường cùng tờ trình bồi thường đã được lãnh đạo duyệt cho phòng kế toán để chuyển tiền bồi thường. Chỉ chuyển trả tiền bồi thường sau khi đã nhận được giấy bãi nại của khách hàng.

- Làm công văn thông báo về Tổng công ty để theo dõi thống kê và đòi tái bảo hiểm (nếu có).

Bước 6. Xử lý tài sản hỏng (nếu có).

2.3. ánh giá t ng h p k t qu hi n qu kinh doanh nghi p vĐ ổ ợ ế ả ệ ả ệ ụ

Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một việc làm không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động một cách có hiệu quả. Chỉ có phân tích hoạt động kinh doanh mới giúp doanh nghiệp đánh giá được toàn diện hoạt động kinh doanh của mình, thấy được những điểm đã đạt được, những tồn tại cần giải quyết, thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai… Trên cơ sở kết quả phân tích số liệu thống kê, doanh nghiệp tiến hành lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch cũng như dự báo được xu thế phát triển trong tương lai.

Doanh nghiệp bảo hiểm cũng vậy, ngoài việc phân tích tổng hợp toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, họ còn phải phân tích kết quả và hiệu quả của từng nghiệp vụ, nhờ đó hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm, bao gồm hoàn thiện biểu phí, cách tính phí, phạm vi bảo hiểm, cách giám định bồi thường.

Như chúng ta đã biết, kết quả kinh doanh được xác định bằng chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi. Song không giống như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh khác, hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm không chỉ dừng lại việc tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí, mà hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm còn chính là việc thực hiện một cách đầy đủ các mục tiêu đề ra với mục tiêu cao nhất là bồi thường, hỗ trợ tài chính cho khách hàng tham gia bảo hiểm khi không may gặp rủi ro để đưa họ về tình trạng tài chính trước khi gặp tổn thất. Đối với một doanh nghiệp bảo hiểm, muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì cùng với việc phải tăng cường tổng thu còn phải chú ý tới các khoản chi sao cho việc chi phải tiết kiệm, chi đúng mục đích và theo đúng chế độ quy định của Bộ Tài chính.

Lợi nhuận nghiệp vụ = Tổng thu nghiệp vụ – Tổng chi nghiệp vụ

Tại Bảo Việt Hà Nội, là một trong 126 thành viên của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, doanh thu chủ yếu có được là từ doanh thu phí bảo hiểm. Phần này đã trình bày ở phần kết quả khai thác ở trên. Do vậy, trong phần đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh nghiệp vụ này, chúng ta chủ yếu đi vào phân tích yếu tố chi phí của nghiệp vụ. Như chúng ta đã biết, trong bảo hiểm TNNN cho KTS & KSTV thường có hai hình thức: bảo hiểm theo dự án và bảo hiểm theo năm. Tại Việt Nam do đặc thù là nghiệp vụ này mới triển khai, trình độ quản lý của bản thân các doanh nghiệp đối với nghiệp vụ này còn nhiều hạn chế nên chủ yếu mới chỉ thực hiện bảo hiểm theo dự án. Với hình thức bảo hiểm theo dự án, thời hạn bảo hiểm rất khó xác định chính xác, nó có thể là một vài tháng, một năm hay nhiều năm tùy thuộc vào tiến độ thực hiện công trình, quy mô dự án lớn hay nhỏ. Có những trường hợp tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa hết hạn bảo hiểm và cũng chưa hề xảy ra rủi ro tổn thất phải bồi thường. Do vậy, để xác định chính xác các khoản chi phí tương ứng với doanh thu từ các đơn bảo hiểm này là một việc rất khó. Và ta cũng chỉ có thể xem xét chi phí của nghiệp vụ này một cách tương đối so với doanh thu. Vì thế, lợi nhuận của nghiệp vụ này cũng mới chỉ có tính chất

tương đối, tạm thời.

Chi phí nghiệp vụ này bao gồm các khoản chi: - Chi khai thác

- Chi đề phòng hạn chế tổn thất - Chi trích lập dự phòng

- Chi bồi thường.

Chi quản lý: Bao gồm các khoản chi cho cán bộ nhân viên theo kết quả khai thác, chi giám định, chi văn phòng phẩm…

Bảng 2.5: Chi phí cho nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV tại Bảo Việt Hà Nội (2010-2013)

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm2010 2011 Năm2012 Năm2013 Tổngcộng Chi khai thác 135,460 265,740 347,065 480,335 1.228,599 Chi đề phòng hạn chế tổn thất 12,395 18,327 23,450 29,650 83,822 Chi trích lập dự phòng 342,714 903,516 937,076 1.152,80 4 3.336,110 Chi quản lý 62,312 111,637 156,180 196,938 527,067 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi bồi thường - - - -

Tổng chi phí 552,881 1.299,220 1.463,771 1.859,727 5.175,598

(Nguồn: Bảo Việt Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên có thể có một số nhận xét như sau:

Chi bổi thường là khoản chi lớn nhất trong tổng chi phí đối với một nghiệp vụ BH, tuy nhiên nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV lại chưa phát sinh trách nhiệm bồi thường, đây là một dấu hiệu đáng mừng khẳng định được uy tín và trình độ của người tiến hành nghiệp vụ, đảm bảo mức độ tin cậy trong việc giám định tiến hành hợp đồng.

Các khoản chi còn lại như chi quản lý, chi đề phòng hạn chế tổn thất đều tăng. Đây là những khoản chi trong định mức, được công ty ấn định theo một

tỷ lệ nhất định so với doanh thu. Vì doanh thu tăng cho nên các khoản chi này cũng tăng theo, sự gia tăng này là đáng khích lệ, nó không làm tổn hại đến lợi nhuận của công ty, mà thậm chí sự gia tăng ấy còn phản ánh sự tăng trưởng

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại bảo việt hà nội (Trang 61)