Quá trình hình th nh v phát trin ca công ty B oVi tH Ni ộ

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại bảo việt hà nội (Trang 41)

Công ty Bảo Việt Hà Nội được thành lập từ năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ - TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ Tài chính với nhiệm vụ là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn Thủ đô. Khi mới thành lập có tên gọi là Chi nhánh Bảo hiểm Hà Nội trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam có trụ sở đặt tại số 07 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước có những chuyển mình căn bản, thị trường hàng hoá và thị trường vốn trong nước nói chung và Hà nội nói riêng cũng trở nên sôi động, đặt bảo hiểm thương mại trước yêu cầu mới trong sự nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 17/02/1989, Bộ Tài Chính đã ra quyết định 27/TCQĐ -TCCB chuyển Chi nhánh bảo hiểm Hà Nội thành Công ty bảo hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội), có trụ sở đặt tại 15C Trần Khánh Dư - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. Tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm tiếp tục diễn ra gay gắt. Đã có hơn 20 Doanh nghiệp bảo hiểm với nhiều thành phần kinh tế hoạt động trên địa bàn Hà Nội. Trước tình hình đó sau khi đã cổ phần hóa và trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt Việt Nam một thành viên của Tập đoàn Tài Chính - Bảo hiểm Bảo Việt, tháng 01/2008 Công ty Bảo hiểm Hà Nội đã đổi

tên thành Công ty Bảo Việt Hà Nội.

Khi mới thành lập Công ty Bảo Việt Hà Nội chỉ có 10 cán bộ với 1 phòng nhỏ làm trụ sở thì đến nay đã trở thành một đơn vị kinh tế vững mạnh, có trụ sở khang trang với gần 160 cán bộ và 16 văn phòng đại diện ở tất cả các quận, huyện, cùng với mạng lưới đại lý, cộng tác viên phủ kín các địa bàn dân cư trên thành phố Hà Nội, sẵn sàng phục vụ nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các cá nhân và tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư cũng như mọi thành phần kinh tế khác.

Công ty Bảo Việt Hà Nội là một doanh nghiệp bảo hiểm có quá trình hoạt động và phát triển lâu dài, do đó đã có một cơ sở khá đầy đủ và kinh nghiệm tích luỹ được trong gần 30 năm qua, Công ty ngày càng khẳng định vị thế và vai trò của mình đối với ngành bảo hiểm nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Công ty Bảo Việt Hà Nội trong những năm gần đây luôn có tốc độ tăng trưởng khá cao, doanh thu tăng dần qua các năm, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không ngừng được cải thiện.

Đạt được những thành tích cao như hiện nay, đã thể hiện sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên trong công ty trong việc quyết tâm thực hiện hoàn thành kế hoạch Tổng công ty giao. Từ đó công ty ngày càng khẳng định được uy tín và thương hiệu hàng đầu trên thị trường bảo hiểm, là sự lựa chọn tin cậy của khách hàng.

2.1.1.2 . C c u t ch c v b máy qu n lý c a công ty B o Vi t H N iơ ấ ổ ứ à ộ ả ủ ả ệ à ộ

Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, Bảo Việt Hà Nội chú trọng củng cố kiện toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu phát triển của công ty trong tình hình mới. Cơ cấu tổ chức

của công ty Bảo Việt Hà Nội bao gồm:

- Ban giám đốc: gồm 01 giám đốc và 03 phó giám đốc. - Các phòng ban trực thuộc công ty.

+ Các phòng chức năng: Phòng Tổng hợp, phòng Tài Chính - Kế Toán, phòng Hành chính - quản trị, phòng Quản lý đại lý, phòng Tin học, phòng Marketting.

+ Các phòng nghiệp vụ: Phòng Bảo hiểm Cháy và các rủi ro đặc biệt, phòng Rủi ro - kỹ thuật, phòng Bảo hiểm Phi hàng hải, phòng bảo hiểm hàng hải, phòng bảo hiểm Y tế, phòng Quốc phòng, phòng Nghiệp vụ I, phòng Nghiệp vụ II.

+ 14 văn phòng đại diện trên tất cả các quận, huyện cùng mạng lưới đại lý, cộng tác viên trên khắp địa bàn thành phố.

2.1.1.3. Ho t ng kinh doanhạ độ

Với tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, nhu cầu tham gia bảo hiểm ngày càng cao, đặc biệt Thủ đô Hà Nội lại là trung tâm kinh tế chính, BVHN đã tận dụng yếu tố thuận lợi này liên tục triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới phù hợp với điều kiện, tập quán của đối tượng khách hàng trên địa bàn Hà Nội. Tính đến năm 2013, Bảo Việt Hà Nội đã triển khai được trên 72 nghiệp vụ bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm của Bảo Việt phân theo 3 nhóm bảo hiểm chính:

• Bảo hiển tài sản - kỹ thuật, bao gồm:

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa. - Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt.

- Bảo hiểm thân tàu biển, tàu thủy. - Bảo hiểm máy móc, thiết bị điện tử.

- Bảo hiểm tài sản trong khai thác dầu khí v.v…. • Bảo hiểm trách nhiệm, bao gồm:

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Bảo hiểm trách nhiệm tàu biển, tàu sông.

- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. - Bảo hiểm trách nhiệm công cộng. - Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. • Bảo hiểm con người, bao gồm:

- Bảo hiểm toàn diện học sinh. - Bảo hiểm sinh mạng cá nhân. - Bảo hiểm tai nạn hành khách.

- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe. - Bảo hiểm khách du lịch.

- Bảo hiểm con người hỗn hợpv.v…

Kết quả doanh thu chung của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2010 - 2013 qua bảng số liệu như sau:

Chỉ tiêu Năm Doanh thu thực hiện (triệu đồng) Doanh thu kế hoạch (triệu đồng) Số tiền bồi thường (triệu đồng) Số nghiệp vụ khai thác 2010 425,462 421.416 209.226 66 2011 475.823 465.639 220.386 68 2012 535.792 519.128 239.193 70 2013 609.647 581.030 296.624 72

(Nguồn: Bảo Việt Hà Nội)

Doanh thu phí tăng đều đặn hàng năm, tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 12,18%/năm, từ 425,462 tỷ đồng năm 2010 đến 609,647 tỷ đồng năm 2013. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh gay gắt của thị trường Bảo hiểm Việt Nam nhưng BVHN vẫn luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra, tăng doanh thu một cách đều đặn. Riêng trong năm 2013, trong 24 phòng khai thác trực tiếp, có 19 phòng hoàn thành kế hoạch trong đó một số phòng có mức tăng trưởng cao:

+ Phòng Y tế: doanh thu tăng trưởng trên 35% so với năm 2012

+ Có 2 phòng doanh thu tăng trưởng trên 23% so với năm 2012 (Sóc Sơn, Đống Đa)

+ 12 phòng doanh thu tăng trưởng trên 10% so với năm 2012 (Hoàng Mai, quản lí đại lí, phi hàng hải, Thanh Trì, Hoàn Kiếm, Gia Lâm, Hai Bà Trưng, PVKS số 7, Long Biên, Marketing, Cầu Giấy, Đông Anh.

Tỷ lệ bồi thường từ năm 2010 đến năm 2012 giảm dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ bồi thường năm 2013 là 48,66%, với số chi bồi thường là 296,624 tỷ đồng, tăng so với năm 2012 (năm 2012 tỉ lệ bồi thường là 44,64%, năm 2012 tỷ lệ bồi thường là 44,64% , số chi bồi thường 239,193 tỷ đồng).

Bảng 2.2: Doanh thu các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội (2010 - 2013)

(Đơn vị: triệu đồng) Năm Nhóm nghiệp vụ 2010 2011 2012 2013 1.Nhóm BH tàu và hàng hóa 37.526 46.964 40.336 37.641 2.Nhóm BH tài sản, kỹ thuật và trách nhiệm 98.665 97.829 104.055 103.483 3. Nhóm BH phi hàng hải 269.232 310.094 368.807 444.978 4. Nhóm BH máy bay 20.039 20.936 22.594 23.545

(Nguồn: Bảo Việt Hà Nội)

Doanh thu của các nhóm nghiệp vụ BH có sự tăng, giảm qua các năm trong giai đoạn 2010 – 2013. Năm 2013 do ảnh hưởng của thị trường vận tải biển tiếp tục giảm mạnh, các doanh nghiệp gặp khó khăn, hàng tồn kho còn nhiều, lượng hàng hóa vận chuyển giảm dẫn tới doanh thu của nhóm nghiệp vụ BH này cũng bị giảm đáng kể.

Nhóm nghiệp vụ BH tài sản, kỹ thuật và trách nhiệm là nhóm nghiệp vụ chịu nhiều ảnh hưởng từ những khó khăn kinh tế. Doanh thu nhóm nghiệp vụ này năm 2011có doanh thu giảm nhưng đến năm 2012 lại tăng do tình hình kinh tế đã có nhiều chuyển biến,tuy nhiên năm 2013 doanh thu lại giảm do những chính sách cắt giảm đầu tư công của Chính phủ đối với những dự án công trình giao thông, thủy lợi, nhiều dự án bị ngừng phê duyệt, dừng triển khai… đặc biệt tác động đến nhóm nghiệp vụ BHTN làm doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm Mọi rủi ro xây dựng – CAR và Mọi rủi ro lắp đặt – EARgiảm mạnh, đồng thời nợ đọng trong xây dựng lớn, hầu như không có công trinh khởi công mới trong lĩnh vực nhà ở, văn phòng, điện lực…

Nổi bật lên hẳn so với các nhóm ngành khác nhóm nghiệp vụ BH phi hàng hải lại có mức doanh thu tăng cao đáng kể, trung bình hàng năm đóng góp trên 66% doanh thu toàn công ty và các năm đều có mức tăng trưởng cao. Nhóm nghiệp vụ BH máy bay tăng đều đặn qua các năm trong giai

đoạn này.

2.2. Th c tr ng tri n khai b o hi m TNNN KTS & KSTV t i B o Vi t H N iự ạ ể ả ể ạ ả ệ à ộ giai o n 2010-2013đ ạ

2.2.1 Công tác khai thác

2.2.1.1 N i dung quy trình khai thácộ

Khai thác là khâu đầu tiên của quy trình triển khai một sản phẩm bảo hiểm, đóng vai trò tiền đề và là cơ sở cho toàn bộ quá trình kinh doanh sản phẩm bảo hiểm đó. Với quy tắc hoạt động kinh doanh “lấy số đông bù số ít” nên việc đầu tư khai thác được nhiều hợp đồng sẽ tạo điều kiện thuận lợi lớn cho công ty trong việc tạo lập quỹ tài chính tập trung, đảm bảo cho việc chi trả hay bồi thường nếu như không may rủi ro xảy ra.

Theo sự quản lý của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, BVHN thời gian này được phép ký kết các hợp đồng BHTNNN KTS & KSTV có giá trị không quá lớn. Cụ thể, những đối tượng sau đây không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm thuộc phân cấp tại BVHN: doanh nghiệp có tổng doanh thu phí tư vấn, thiết kế một năm trên 10 tỷ đồng; doanh nghiệp hành nghề thiết kế và tư vấn có số lượng cán bộ quản lý, các chuyên gia kỹ thuật trên 40 người; doanh nghiệp hành nghề thiết kế và tư vấn 100% vốn nước ngoài hoặc các dự án 100% vốn nước ngoài muốn tham gia BHTNNN KTS & KSTV nhưng theo mẫu đơn bảo hiểm của nước ngoài hoặc trong trường hợp khách hàng lớn hay công việc yêu cầu được bảo hiểm có tính kỹ thuật phức tạp.

Quy trình khai thác nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV đối với hợp đồng trong phân cấp tại Bảo Việt Hà Nội được mô tả theo sơ đồ 2 như sau:

Sơ đồ 2- Quy trình khai thác nghiệp vụ BHTNNN KTS & KSTV

Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc

- Khai thác viên Ghi sổ theo dõi cá

nhân - Khai thác viên Bản điều tra đánh giá rủi ro - Khai thác viên - Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ Phân cấp khai thác Hồ sơ, số liệu của

khách hàng

- Khai thác viên - Lãnh đạo

-

+

Điều khoản, Biểu phí bảo hiểm của nghiệp vụ BHTNN

KTS & KSTV

- Lãnh đạo

Khách hàng phải có Giấy yêu cầu bảo hiểm bằng văn bản

- Khai thác viên Quy chế quản lý ấn

chỉ

- Khai thác viên - Kế toán viên

Vào sổ khai thác/thống kê

(Nguồn: Bảo Việt Hà Nội)

Tiến hành đàm phán, chào phí

Chấp nhận Bảo hiểm

Nhận thông tin Thu thập thông tin

Phân tích, tìm hiểu Đánh giá rủi ro

Theo dõi thu phí Tiếp nhận và giải

quyết sự vụ mới

Thông báo Tái bảo hiểm

Cấp đơn BH Thu phí BH Trên phân cấp Tái BH Xem xét đề nghị bảo hiểm

(+): Chấp nhận (-): Từ chối

Công việc cụ thể từng giai đoạn trong quy trình khai thác BHTNNN KTS & KSTV:

Bước 1. Nhận thông tin từ khách hàng

- Khai thác viên có nhiệmvụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, gửi hoặc trao đổi các thông tin về bảo hiểm nhằm giới thiệu nghiệp vụ bảo hiểm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

- Khai thác viên chủ động khai thác nguồn tin từ khách hàng (hoặc qua các cơ quan quản lý, đại lý, cộng tác viên, môi giới, cơ quan thông tin đại chúng).

- Kiểm tra các thông tin do khách hàng trả lời trong bản câu hỏi.

Bước 2. Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro:

- Thông qua các số liệu thống kê về khách hàng để tư vấn cho lãnh đạo về chính sách khách hàng, về công tác quản lý rủi ro.

- Căn cứ vào các thông tin được cung cấp, khai thác viên tự đánh giá rủi ro để có thể đưa ra một mức chào phí bảo hiểm cho đối tượng được bảo hiểm.

- Đề xuất cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ hoặc lãnh đạo đơn vị khi thấy cần thiết có sự tham gia của giám định viên đánh giá rủi ro từ các cơ quan chuyên môn khác hoặc của tổ chức nước ngoài.

Bước 3. Xem xét đề nghị bảo hiểm:

- Trên cơ sở các thông tin nhận được từ khách hàng kết hợp với báo cáo đánh giá rủi ro và các số liệu thống kê cũng như các chính sách khách hàng, khai thác viên phải đề xuất và lập phương án bảo hiểm hoặc tờ trình từ chối

nhận bảo hiểm để lãnh đạo phòng nghiệp vụ hoặc lãnh đạo công ty duyệt cấp Đơn bảo hiểm.

- Trong trường hợp không thuộc phân cấp khai thác của công ty, các bước sẽ được tiến hành theo sơ đồ khai thác trên phân cấp (sơ đồ 3).

Bước 4. Chào phí:

Sau khi được lãnh đạo phê duyệt phương án bảo hiểm, cán bộ khai thác tiến hành chào phí và điều kiện bảo hiểm cho khách hàng.

Bước 5. Ký kết hợp đồng:

Khách hàng đồng ý mức phí, điều kiện bảo hiểm và gửi Giấy yêu cầu bảo hiểm.

Bước 6: Cấp Đơn bảo hiểm:

Khi được khách hàng đồng ý, cán bộ khai thác tiến hành cấp Đơn bảo hiểm cho khách hàng và thu phí bảo hiểm.

Bước 7. Theo dõi thu phí và giải quyết sự vụ mới:

- Phòng khai thác lưu Đơn và theo dõi các phát sinh mới. - Phòng kế toán lưu Đơn để theo dõi thu phí.

- Chuyển Đơn về Tổng công ty để thống kê và tái bảo hiểm. - Hồ sơ thuê giám định viên đánh giá rủi ro bên ngoài (nếu có).

Bảo Việt Hà Nội chỉ thực hiện các hợp đồng trong phân cấp, còn đối với các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hoặc phức tạp như đã đề cập ở trên thì công ty có thể chuyển lên trên để khai thác theo quy trình xử lý khai thác trên phân cấp như sơ đồ 3 dưới đây:

Sơ đồ 3- Quy trình khai thác BHTNNN KTS & KSTV trên phân cấp

Trách nhiệm Tiến trình Mô tả công việc

- Khai thác viên

I

Nhận thông tin từ Đơn vị cơ sở

- Ghi sổ theo dõi cá nhân

- Khai thác viên - Lãnh đạo phòng nghiệp vụ

Xem xét đề xuất của Đơn vị

- Tình hình thị trường, thống kê tổn thất của đối tượng bảo hiểm

- Khai thác viên - Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ - Xem xét + Chào phí - Phân cấp khai thác - Hồ sơ, số liệu của khách hàng - Các bộ phận liên quan ý kiến các bộ phận liên quan (nếu cần) - Lãnh đạo Tổng Công ty (nếu cần) - Chấp nhận + - Khai thác viên phòng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp kiến trúc sư và kỹ sư tư vấn tại bảo việt hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w