7. Cấu trúc khóa luận
3.2.5.2. Hỗ trợ, khuyến khích sản xuất
a. Hỗ trợ thành lập mới
Hợp tác xã (HTX): HTX thành lập mới đƣợc ngân sách hỗ trợ 1 lần với số kinh phí 20 triệu đồng/HTX.
Tổ hợp tác (chỉ điều chỉnh đối với lĩnh vực thủy sản): Tổ hợp tác thành lập mới đƣợc ngân sách hỗ trợ 1 lần kinh phí thành lập, với mức hỗ trợ 10 triệu đồng/Tổ hợp tác.
Hiệp hội kinh tế ngành hàng, khi thành lập mới đƣợc hỗ trợ 1 lần kinh phí thành lập, mức 15 triệu đồng/hiệp hội.
b. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cán bộ HTX.
Các thành viên Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, cán bộ kinh doanh 2 năm đƣợc đào tạo, tập huấn ngắn hạn 1 lần, mức hỗ trợ theo quy định hiện hành của nhà nƣớc.
Hỗ trợ 100% học phí đào tạo nâng cao trình độ cho các chức danh Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán trƣởng, cán bộ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ đƣơng nhiệm. Các đối tƣợng đƣợc quy định tại khoản này có cam kết bằng văn bản làm việc cho hợp tác xã ít nhất 5 năm sau khi tốt nghiệp, trƣờng hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi thƣờng toàn bộ kinh phí đã đƣợc hỗ trợ.
c. Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại
Ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí lập hồ sơ (đo vẽ bản đồ địa chính, phí lệ phí) để cấp giấy chứng nhận trang trại nhƣng tối đa không quá 3 triệu đồng/trang trại. Trang trại đã đƣợc cấp “Chứng nhận trang trại” đƣợc hỗ trợ kinh phí phòng các loại dịch bệnh nguy hiểm (lùn sọc đen đối với lúa, ngô; lở mồm long móng đối với gia súc; tai xanh đối với lợn; H5N1 đối với gia cầm; đốm trắng, taura đối với tôm) khi có nguy cơ phát dịch cao, mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/trang trại.
Hỗ trợ 100% kinh phí để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho nông dân, các chủ trang trại theo các chƣơng trình đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.
d. Hỗ trợ sản xuất giống:
Hỗ trợ kinh phí mua hạt giống:
Sản xuất giống nguyên chủng: Tổ chức, cá nhân có tƣ cách pháp nhân và đủ điều kiện sản xuất giống nguyên chủng theo quy định pháp luật hiện hành, sản xuất giống nguyên chủng phục vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đƣợc ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí mua giống siêu nguyên chủng, mức hỗ trợ theo định mức sản xuất giống và giá hiện hành (chỉ đƣợc hỗ trợ một lần đối với một loại giống).
Sản xuất giống xác nhận: Tổ chức, cá nhân có tƣ cách pháp nhân và đủ điều kiện sản xuất giống theo quy định pháp luật hiện hành, sản xuất giống xác nhận phục vụ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (chỉ áp dụng đối với giống lần đầu đƣa vào sản xuất đại trà) đƣợc ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí mua giống nguyên chủng hoặc siêu nguyên chủng, mức tối đa không quá 100 triệu đồng/giống (chỉ đƣợc hỗ trợ một lần đối với một loại giống).
Hỗ trợ kinh phí kiên cố hóa kênh mƣơng: Đối với vùng sản xuất giống tại các huyện, thành phố, thị xã có quy mô từ 20 ha trở lên nếu kênh tƣới tiêu chƣa đƣợc kiên cố hóa, đƣợc ngân sách hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng, tối đa không quá 300 triệu/vùng sản xuất.
Khảo nghiệm giống mới: Ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí khảo nghiệm sản xuất các loại giống mới đƣợc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyển chọn, tổng kinh phí mỗi năm 200 triệu đồng.
Sản xuất thử: Giống mới đã qua khảo nghiệm thành công đƣa vào sản
xuất thử đƣợc hỗ trợ phần chênh lệch giữa giá giống mới và giá giống sản xuất chủ lực tại địa phƣơng cấp huyện, mỗi năm ngân sách hỗ trợ không quá 300 triệu đồng trên địa bàn toàn tỉnh.
3.2.5.3. Chính sách đầu tư
Tăng cƣờng nguồn lực đầu tƣ cho nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ cơ sở hạ tầng các vùng chuyên canh.
Có chính sách thu hút nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển sản xuất.
Triển khai thực hiện tốt các chính sách tín dụng nhằm giúp ngƣời dân, các thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn vốn vay.
Thành lập bộ phận tƣ vấn chính sách tại phòng Nông nghiệp xã để thực hiện trợ giúp nông dân trong việc lập dự án sản xuất, tiếp cận nguồn vốn vay.
3.2.5.4. Tăng cường thể chế, nâng cao năng lực quản lý của xã
Củng cố và kiện toàn bộ máy hành chính của xã. Xã nên có các cán bộ chuyên trách về nông nghiệp.
Xây dựng chính sách, triển khai chƣơng trình hành động phát triển nông thôn bền vững, quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Tăng cƣờng mạng lƣới nông – lâm – ngƣ nghiệp, xây dựng mô hình VACR. Thực hiện chính sách giải tỏa, đền bù, giải quyết việc làm ổn định cuộc sống cho nông dân trong xã.
KẾT LUẬN
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng của xã Sơn Lâm. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp bền vững là nhiệm vụ hàng đầu của quá trình CNH – HĐH nói chung và nông nghiệp nói riêng. Phát triển nông nghiệp bền vững thông qua ba phƣơng diện : bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trƣờng. Yếu tố kinh tế đóng vai trò qua trọng nhất nhƣng không vì mục đích kinh tế mà bỏ qua khía cạnh môi trƣờng. Hủy hoại môi trƣờng sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến con ngƣời.
Trong thời gian qua, nền nông nghiệp của xã đã có những bƣớc phát triển quan trọng. Nền nông nghiệp đang dần chuyển từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp theo phƣơng thức truyền thống sang nền sản xuất kinh doanh hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang chuyển dịch đúng hƣớng với việc hình thành ngày càng rõ nét các vùng chuyên môn hóa tập trung, chăn nuôi trang trại. Mặt khác, cơ sở hạ tầng và thu nhập của các tầng lớp cƣ dân nông thôn ngày càng tăng, các hộ nông dân bắt đầu có tích lũy, đời sống vật chất và tình thần đƣợc cải thiện rõ nét.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt đƣợc còn không ít thách thức đang đặt ra với sự phát triển nông nghiệp ở xã. Trình độ lao động còn thấp so với yêu cầu đạt ra của sự phát triển; nền nông nghiệp vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún; cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chƣa đồng bộ; thu nhập của cƣ dân nông thôn còn bấp bênh, tình trạng dƣ thừa lao động ở khu vực nông nghiệp cũng rất đáng lo ngại; khoa học kỹ thuật chƣa đƣợc áp dụng nhiều vào sản xuất; thiên tai thƣờng xuyên xảy ra và ngƣời dân nơi đây có thể phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trƣờng do chƣa có ý thức bảo vệ.
Phát triển nền nông nghiệp bền vững là một trong những biện pháp phát triển bền vững kinh tế - xã hội của xã Sơn Lâm, nó sẽ tạo nền tảng thúc đấy phát triển về mọi mặt, toàn diện và triệt để. Phát triển nông nghiệp bền vững xã Sơn Lâm sẽ cung cấp nhiều sản phẩm sạch cho ngƣời dân tiêu dùng, góp phần vào phát triển chung của xã, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định, nâng cao cuộc sống của ngƣời dân và bảo vệ môi trƣờng sinh thái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phát triển nông nghiệp bền vững thành phố Đà Nẵng, luận văn thạc
sỹ kinh tế, Đặng Thị Á.
2. Phát triển nông nghiệp bền ở Hải Dương, luận văn thạc sỹ ngành kinh tế chính trị, Phạm Thị Thanh Thủy.
3. Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, Vũ Văn Nâm, luận văn
thạc sỹ kinh tế.
4. Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam của tác giả
Nguyễn Xuân Thảo, NXB CTQG, Hà Nội, 2004.
5. Phát triển bền vững ở Việt Nam – Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng của GS.TSKH Nguyễn Quang Thái và PGS.TS Ngô
Thắng Lợi. NXB Lao động – xã hội, 2007.
6. Một số vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn của Đặng Kim
Sơn và Hoàng Thu Hà, NXB Thống Kê, 2002.
7. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2006), Phát triển nông
nghiệp, nông thôn bền vững, Hội Nghị Phát triển bền vững toàn
quốc lần thứ 2.
8. Vũ Trọng Hồng (2008), “Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển
bền vững nông nghiệp và nông thôn”, Tạp chí Cộng sản, Chuyên
đề cơ sở.
9. Phạm Thị Khanh (2005), “Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp bền
vững ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị.
10. Nguyễn Văn Lạng (2005), “Để phát triển nông nghiệp - nông thôn
bền vững”, Tạp chí Hoạt động khoa học.
11. Nguyễn Từ (2005), Nông nghiệp Việt nam trong phát triển bền vững, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững : thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Nguyễn Văn Khang.
13. Niên giám thống kê huyện Hƣơng Sơn. 14. Báo cáo thông kê xã Sơn Lâm.
15. Báo cáo Brundtland, 1987. Hoạt động của Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển thế giới.
16. Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới và phát triển bền vững , 2002. (còn gọi là Hội nghị Rio + 10 hay Hội nghị thƣợng đỉnh Johannesburg)
17. Food and Agriculture Organization, Trade and Food Security : Conceptualizing the Linkages (2002), Rome.
18. FAO, (2005), Participatory policy development for sustainable agriculture and rural development, Rome.
19. http://giamngheo.molisa.gov.vn/VN/NewsDetail.aspx?ID=73&CateI D=4