Quy hoạch nông nghiệp

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp bền vững xã sơn lâm - huyện hương sơn - tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 52)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2.1.1. Quy hoạch nông nghiệp

Khai thác tiềm năng đất đai hiệu quả: Thực hiện tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp giai đoạn 2 nhằm tối thiểu hoá số thửa trên hộ, quy thành vùng thuận tiện cho hộ nông dân sản xuất, khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất để sản xuất trang trại, sản xuất hàng hoá và hoàn chỉnh việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân.Trên cơ sở kết quả chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2 để tiến hành lập các quy hoạch sản xuất.

+ Quy hoạch cây giống chủ lực để bố trí cây trồng hợp lý đáp ứng sản xuất hàng hoá;

+ Quy hoạch vùng chuyên canh, thâm canh để đƣa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và giống mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lƣợng giá trị hàng hoá ở tất cả các đồng lúa của các xóm.

+ Quy hoạch các vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, trồng màu, rau sạch

+ Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung quy mô 8,00 ha ở khu vực đồng Dốc Đá (Lâm Trung); 5 ha ở đồng Đá Mòn (Lâm Khê), loài nuôi chủ yếu là Hƣơu, trâu, bò, lợn... Đồng thời khuyến khích một số trang trại của các hộ tại các khu vực rừng hộ quy mô từ 2 ha trở lên, đảm bảo khoảng cách với khu dân cƣ để bảo đảm vệ sinh môi trƣờng.

+ Ƣu tiên đƣa cơ giới hoá vào sản xuất đảm bảo 70% diện tích đất sản xuất đƣợc làm bằng máy; đƣa máy sạ hàng vào quá trình gieo hạt và máy gặt vào thu hoạch chiếm 50% bằng cơ giới hoá.

+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất và chất lƣợng các loại cây trồng. Thực hiện tốt việc luân canh cây trồng để tăng khả năng chống chịu, thích

ứng của các loại cây trồng, áp dụng công thức luân canh cây trồng hợp lý để tăng vụ nhƣ: Lúa Đông xuân + lúa Hè thu ; Lạc hoặc ngô Đông xuân -đậu Hè thu - cây vụ Đông nhằm khai thác tối đa hệ số sử dụng đất tăng vụ, tăng sản lƣợng và giá trị trên đơn vị diện tích.

Cải tạo đồng ruộng: sử dụng các chế phẩm sinh học có tác dụng cải tạo đất với hiệu quả cao nhƣ chế phẩm HN - 2000 đã đƣợc Liên hiệp Khoa học Công nghệ hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) sản xuất thành công và giới thiệu ở Lâm Đồng năm 2004 và một số tiến bộ khoa học khác.

Việc cải tạo ruộng đất cần kết hợp với dồn điền đổi thửa nhằm đƣa cơ giới hoá vào sản xuất và thu hoạch.

a. Vùng trồng lúa tập trung

Vùng I: Xứ đồng Quan Lớn thuộc thôn Đồng Đền. Phía Bắc giáp khu dân

cƣ, phía Nam giáp rừng sản xuất, phía Đông giáp suối Đập Quét. Diện tích khoảng 4,00 ha, vùng này ít ngập lụt, thổ nhƣỡng tốt, tƣới tiêu thuận lợi cả 2 vụ Đông Xuân và Hè thu.

Vùng II: Khu vực giáp trƣờng Mần non xóm Lâm Thọ. Diện tích khoảng

2,50 ha. Ngoài ra còn trên 20 ha rải rác ở các thôn.

Chọn tạo và cơ cấu nhóm giống lúa Lai ngắn ngày có năng suất cao nhƣ TH3-3, HYT 108, PC6, lúa thuần PC6, QR1 gieo cấy vụ Hè thu cho các xứ đồng.

b. Vùng trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày

Diện tích đất chuyên trồng màu 12,54 ha.

Vùng trồng trọng điểm là các khu vực vƣờn hộ của xóm Lâm Giang. Công thức luân canh: Lạc xuân - Đậu xanh hè thu - Ngô (rau) vụ đông;

Quy hoạch vùng trồng rau sạch, rau an toàn: 4,00 ha ở xóm Lâm Giang.

c. Kinh tế vườn

Cải tạo vƣờn tạp

Đẩy mạnh phát triển các loại bƣởi đƣờng, cam bù …ở tất cả các vƣờn hộ các đơn vị xóm:

+ Dự kiến quy hoạch trồng mới 3,0 ha cam bù ở xóm Lâm Giang.

+ Trồng cây ăn quả với diện tích trên 5,00 ha nằm xen khu dân cƣ và ven chân đồi ở các xóm toàn xã.

+ Diện tích còn lại trồng xen với các cây ngắn ngày khác.

Bảng 8 : Tổng hợp định hƣớng phát triển sản xuất trồng trọt Hạng mục ĐVT Hiện trạng 2010 Định hƣớng phát triển 2015 2020 Lúa Tấn 462,31 650,00 700,00 Ngô Tấn 220,17 250,00 280,00 Lạc Tấn 74,69 80,00 85,00 Đậu Tấn 48,00 50,00 55,00

(Nguồn : Kế hoạch phát triển xã Sơn Lâm giai đoạn 2010 – 2020) d. Chăn nuôi

Quy hoạch mô hình chăn nuôi trang trại

Sơn Lâm là xã miền núi của huyện, có diện tích đất tự nhiên lớn, đây là 1 tiềm năng, lợi thế của xã về phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, xã cần khuyến khích tạo điều kiện để nhân dân đầu tƣ xây dựng các mô hình trang trại phù hợp với điều kiện thực tế địa phƣơng, của từng hộ gia đình; tìm kiếm những vật nuôi mới vào chăn nuôi sản xuất. Đặc biệt xã có ngành nuôi

hƣơu sao lâu năm, có số lƣợng đàn hƣơu tƣơng đối lớn nên chú trọng phát huy thế mạnh này.

Hình 6 : Trang trại nuôi hươu của hộ dân xã Sơn Lâm.

Các trang trại ở bất cứ loại hình nào cũng cần thể hiện tính sản xuất hàng hoá nhằm đƣa vào thị trƣờng với khối lƣợng nông sản ngày càng cao; năng suất, hiệu quả kinh doanh trên một đơn vị diện tích tăng lên. Các trang trại sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả sẽ góp phần khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, nguồn vốn.

Các mô hình, trang trại chăn nuôi phát triển sẽ giải quyết việc làm cho một phần lực lƣợng lao động nông nhàn trong nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế chung của địa phƣơng.

Do đó, vận động ngƣời dân yên tâm đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất. Xã có những chính sách phù hợp giúp tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển, định hƣớng cho ngƣời nông dân từ bỏ sản xuất tự cung, tự cấp, vƣơn tới sản xuất hàng hoá với quy mô gắn với thị trƣờng, đồng thời tạo nhu cầu thúc đẩy nhanh tiến trình hợp tác kinh tế trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.

Tập trung phát triển một số vật nuôi chủ lực nhƣ hƣơu, bò, lợn và gia cầm, hạn chế chăn nuôi hộ gia đình, vận động nhân dân tham gia vào vùng chăn nuôi

tập trung mới quy hoạch và trang trại nông lâm kết hợp. Đặc biệt chú trọng phát triển đàn Hƣơu từ 2.189 lên trên 3.000 con vào năm 2015 và nhân hơn gấp đôi tới năm 2020 phát triển thành vùng, làng chăn nuôi.

Ngoài nhung hƣơu, địa phƣơng còn có một thế mạnh về phát triển đàn trâu bò, phấn đấu tới năm 2015 tổng đàn trâu bò đạt trên 1.000 con, trong đó bò lai Zêbu 20%, hƣớng phát triển đàn bò theo hƣớng trang trại có quy mô từ 100 con trở lên theo mô hình các nhóm hộ phối hợp HTX NN cùng quản lý, gia trại có quy mô từ 6 con trở lên do hộ gia đình làm chủ;

Tổng đàn lợn trên 1.000 con, nạc hoá 80%, theo hƣớng giảm tối đa nuôi nông hộ để phát triển thành các khu chăn nuôi tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng và an toàn dịch bệnh;

Gia cầm đạt 20.000 con, phát triển theo mô hình vừa thả vƣờn vừa khuyến khích nuôi trang trại phục vụ nhu cầu trong huyện, tỉnh;

Hỗ trợ 100% dịch vụ thú y và một phần con giống tại các vùng trang trại tập trung, chuyển giao tập huấn xây dựng vùng chăn nuôi bền vững, an toàn dịch bệnh.

Bảng 9 : Tổng hợp định hƣớng phát triển chăn nuôi giai đoạn 2010 - 2020 TT Năm Hƣơu (Con) Trâu (Con) (Con) Lợn (Con) Gia cầm (Con) Ong (Đàn) 2010 2.050 100 717 230 6.200 275 2011 2.500 125 800 300 6.900 280 2012 2.900 140 820 430 7.450 295 2013 3.800 160 895 480 9.000 320 2014 4.000 170 950 600 15.000 350 2015 3.200 180 900 800 20.000 380 2020 6.400 250 1.600 1.500 38.000 600

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp bền vững xã sơn lâm - huyện hương sơn - tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)