Ngành nông nghiệp:

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp bền vững xã sơn lâm - huyện hương sơn - tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 40)

7. Cấu trúc khóa luận

2.3.1.Ngành nông nghiệp:

Ngành nông nghiệp xã Sơn Lâm thời gian qua đã đạt đƣợc những kết quả tƣơng đối khả quan. Cơ cấu kinh tế của xã có chuyển biến tích cực theo hƣớng hiệu quả khai thác đƣợc tiềm năng của xã, của mỗi vùng, mỗi thành phần kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hóa, CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn. Giá trị sản xuất trong trồng trọt chiếm gần 30%, khoảng 70% cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

2.3.2.1. Trồng trọt

Trên 90% hộ nông dân ở xã Sơn Lâm là sản xuất nông nghiệp. Trong đó cây lúa là cây chủ lực của xã, nó đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các nông hộ từ xƣa tới nay. Trong vài năm gần đây, chăn nuôi và ngành nghề dịch vụ

đang đƣợc chú trọng phát triển, nhƣng sản xuất lúa vẫn đƣợc coi là mũi nhọn trong phát triển kinh tế. Bởi xã có lợi thế về đất đai màu mỡ, nguồn nƣớc tƣới dồi dào, đảm bảo cho quá trình tƣới tiêu.

Hình 5: Thu hoạch lúa hè thu của người dân xã Sơn Lâm (2013)

Trong giai đoạn 2005 – 2013, diện tích đất sản xuất lúa ngày càng giảm, nhƣng năng suất và sản lƣợng ngày càng tăng, đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Diện tích trồng lúa giảm từ 85.2 ha năm 2005 xuống còn 83.0 ha năm 2010, đến năm 2013 chỉ còn 80.50 ha. Năng suất lúa năm 2005 là 41.90 tạ/ha với sản lƣợng đạt 356.99 tấn; tới năm 2010 năng suất lúa là 55.70 tạ/ha với sản lƣợng đạt 462.31 tấn; đến năm 2013 năng suất lúa là 60.65 tạ/ha với mức sản lƣợng 488.23 tấn.

Diện tích trồng lúa giảm trong khi đó năng suất và sản lƣợng lúa lại tăng, nguyên nhân là do ngƣời nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao.

Ngoài cây lúa là cây trồng chính của các nông hộ, thì cây công nghiệp ngắn ngày mà chủ yếu là lạc, ngô và đậu cũng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các ngƣời dân.

Đối với cây ngô, những năm gần đây đƣợc phát triển mạnh về cả diện tích gieo trồng và năng suất sản lƣợng do nhu cầu cho chăn nuôi tăng. Từ năm 2005 với diện tích 81.50 ha lên tới 82.90 ha năm 2010 và đến năm 2013 thì diện tích đã tăng lên 83.20 ha , năng suất bình quân đạt 28 tạ/ha, sản lƣợng ƣớc đạt 223.72 tấn, tổng giá trị ƣớc đạt 1,65 tỷ đồng.

Cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ đậu và lạc lại có xu hƣớng giảm về diện tích nhƣng năng suất và sản lƣợng thì tăng hoặc không giảm. Lạc năm 2005 với diện tích 48.85 ha, năng suất bình quân 13.80 tạ/ha, sản lƣợng ƣớc đạt 67.41 tấn, tổng giá trị đạt khoảng 707.5 triệu đồng; đến năm 2010 diện tích trồng lạc khoảng 42.20 ha, năng suất bình quân đạt 17.70 tạ/ha, sản lƣợng ƣớc đạt 74.72 tấn, tổng giá trị ƣớc đạt 1.12 tỷ đồng; năm 2013 vừa qua diện tích gieo trồng lại tiếp tục giảm xuống còn 35.50 ha nhƣng năng suất bình quân vẫn tăng 19.50 tạ/ha, sản lƣợng có giảm xuống 69.23 tấn, đạt gần 1,28 tỷ đồng giá trị sản xuất. Từ năm 2005 – 2013, diện tích gieo trồng đậu xanh liên tục giảm từ 69 ha xuống còn 57.5 ha, nguyên nhân do hiệu quả kinh tế mà nó mang lại không cao, ngƣời dân đã chuyển sang trồng những cây lƣơng thực khác nhƣ khoai lang, khoai sắn.

Kinh tế vƣờn trong giai đoạn vừa qua cũng có những chuyển biến đáng kể, diện tích trồng từ năm 2005 – 2013 có giảm, nhƣng không nhiều. Tổng diện tích đất vƣờn toàn xã có 50.50 ha, trong đó diện tích cây ăn quả 5,40 ha (cam 4,00 ha, các loại cây ăn quả khác 1,40 ha), sản lƣợng 8,00 tấn. Thu nhập từ vƣờn ƣớc đạt 1,32 tỷ đồng trong năm 2013. (Báo cáo thống kê của xã Sơn Lâm năm 2013). Tóm lại, những năm qua trồng trọt ở xã Sơn Lâm chuyển dịch cây trồng theo hƣớng gia tăng các loại cây trồng có giá trị cao và đem lại nhiều lợi nhuận, diện tích đã giảm theo từng năm nhƣng năng suất và sản lƣợng vẫn tăng nhờ ngƣời dân đầu tƣ hợp lý, biết sử dụng giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Bên cạnh những mặt làm đƣợc thì còn nhiều vấn đề bất cập đặt ra : thu nhập của ngƣời dân còn chƣa cao, không ổn định do giá cả thị trƣờng thấp, những mặt hàng bán ra với giá rẻ trong khi phải mua hàng tiêu dùng, giống cây trồng, phân bón…với chi phí cao; việc tiếp cận và mang máy móc kỹ thuật vào sản xuất còn khó khăn do Sơn Lâm là xã vùng núi, ngƣời lao động chủ yếu làm

việc theo kinh nghiệm bản thân, trình độ lao động thấp; vấn đề bảo vệ môi trƣờng còn chƣa đƣợc quan tâm nhiều, việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ , phân bón hóa học có dấu hiệu vƣợt quá giới hạn cho phép.

Bảng 3 : Tổng hợp hiện trạng giá trị trồng trọt giai đoạn 2005 - 2013

Stt Cây trồng Năm DT gieo trồng (ha) N.suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) GTSX (triệu đồng) 1 Lúa 2005 85.20 41.90 356.99 1,535.05 2010 83.00 55.70 462.31 2,773.86 2013 80.50 60.65 488.23 3,661.74 2 Ngô 2005 81.50 19.04 156.13 655.74 2010 82.90 26.85 220.17 1,321.02 2013 83.20 28.00 223.72 1,655.53 3 Lạc 2005 48.85 13.80 67.41 707.80 2010 42.20 17.70 74.69 1,120.41 2013 35.50 19.50 69.23 1,280.76 4 Đậu Xanh 2005 69.00 5.40 37.26 689.31 2010 60.00 8.00 48.00 1,200.00 2013 57.50 10.01 57.56 1,726.73 5 Kinh tế vƣờn 2005 47.00 894.00 2010 53.00 Ƣớc đạt 1,200.00 2013 50.50 1,328.00

Xét trồng trọt xã Sơn Lâm dƣới góc độ phát triển nông nghiệp bền vững :

+ Về mặt kinh tế : Sự phát triển của nông nghiệp đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã, có tăng trƣởng nhƣng chƣa thật sự ổn định; khoa học kỹ thuật chƣa đƣợc áp dụng nhiều vào sản xuất; trình độ lao động chƣa cao. Tuy nhiên, cơ cấu trồng trọt đã dần chuyển theo hƣớng hợp lý; gia tăng sản lƣợng, làm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa; đảm bảo cả chất lƣợng lẫn số lƣợng; đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân; năng suất sản xuất sản xuất và năng suất lao động tăng lên.

+ Về mặt xã hội : trồng trọt của xã đã đảm bảo cho ngƣời dân đƣợc nâng cao về vật chất và tinh thần; thu nhập ngày càng cao; khoảng cách giàu nghèo và tệ nạn xã hội giảm đi đáng kể; tỷ lệ lao động thất nghiệp rất ít.

+ Về mặt môi trƣờng : khai thác và sử dụng tài nguyên ở xã còn nhiều bất cập, chƣa hiệu quả. Việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón còn rất phổ biến gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí và suy giảm độ màu mỡ của đất.

2.3.1.2. Chăn nuôi

Những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục có những bƣớc phát triển đáng kể cả về lƣợng và chất, đặc biệt là chăn nuôi Hƣơu. Mặc dù có dịch bệnh diễn ra trên địa bàn nhƣng do có sự quyết liệt trong công tác phòng chống nên giảm thiểu đƣợc thiệt hại . Hình thức chăn nuôi trên địa bàn xã vẫn là nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, chƣa quy hoạch đƣợc khu chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại chăn nuôi công nghiệp chất lƣợng cao, nhƣng đã có sự chuyển đổi sang hƣớng sản suất hàng hoá và đã đem lại hiệu quả kinh tế.

Qua bảng số liệu thống kê về sản lƣợng và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, ta thấy đã có những sự chuyển đổi rõ nét. Đặc biệt là chăn nuôi hƣơu từ năm 2005 với số lƣợng khoảng 943 con đạt giá trị 2,05 tỷ đồng tới năm 2010 với số lƣợng 2109 con với giá trị khoảng 5,7 tỷ đồng, đến năm 2013 với số lƣợng lên tới 3580 con với giá trị đạt 9,07 tỷ đồng. Việc nuôi hƣơu tăng nhanh nhƣ vậy một phần do xã Sơn Lâm có điều kiện thuận lợi để chăn nuôi, một phần do nhu cầu nhung hƣơu trên thị trƣờng tăng lên.

Bảng 4 : Số lƣợng hiện trạng chăn nuôi 2005 - 2013

Vật nuôi

2005 2010 2013

Số lƣợng Số lƣợng Số lƣợng

Hƣơu 943(con) 2109(con) 3580(con)

Trâu, bò 253(con) 817(con) 1342(con)

Lợn 109(con) 230(con) 453(con)

Gia cầm 3203(con) 6200(con) 8435(con)

Ong 134(đàn) 275(đàn) 325(đàn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn : Báo cáo thống kê xã Sơn Lâm )

Ngoài việc đầu tƣ vào chăn nuôi hƣơu, xã còn tập trung phát triển chăn nuôi trâu bò. Đây là một trong những yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. một số khác thì để cung cấp thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng. Số lƣợng trâu bò cũng tăng lên đáng kể, từ năm 2005 mới có 253 con với giá trị khoảng 2,1 tỷ đồng, tới năm 2010 số lƣợng đã lên tới 817 con với giá trị 6,5 tỷ đồng, đến năm 2013 số lƣợng trâu bò có 1342 con với giá trị tƣơng đƣơng 8,4 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2005 – 2010,do ảnh hƣởng của dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh và dịch cúm gia cầm nên số lƣợng lợn và đàn gia cầm phát triển chậm. Từ năm 2010 – 2013, xã đã thực hiện tốt công tác tiêm phòng, kiểm soát phòng chống dịch bệnh nên đã hạn chế đƣợc việc tái phát dịch bệnh.

Bảng 5: Giá trị sản xuất chăn nuôi giai đoạn 2005 – 2013

ĐVT : Triệu đồng

Chăn nuôi

2005 2010 2013

Giá trị Giá trị Giá trị

Hƣơu 2050 5700 9076 Trâu, bò 2130 6536 8386 Lợn 407 920 1152 Gia cầm 312 640 950 Ong 435 825 1237 Tổng 5334 14621 20801

( Nguồn : Báo cáo thống kê xã Sơn Lâm)

Thời gian gần đây, phong trào nuôi ong trong xã đang phát triển nở rộ, từ năm 2005 toàn xã có 134 đàn với giá trị khoảng 435 triệu đồng tới năm 2010 đã có 275 đàn với giá trị 825 triệu, đến năm 2013 con số đã lên tới 425 đàn với giá trị đạt 1,27 tỷ đồng. Việc nuôi ong ở xã rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, chi phí bỏ ra cho việc nuôi ong khá thấp nhƣng kinh tế thu về từ đàn ong lại rất cao.

Xét ngành chăn nuôi của xã dƣới góc độ phát triển nông nghiệp bền vững : + Về mặt kinh tế : Chăn nuôi đã đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của xã, cơ cấu chăn nuôi đang dần chuyển qua nuôi những con mang lại giá trị cao hơn. Quy mô chăn nuôi ngày đƣợc mở rộng về cả số lƣợng và chất lƣợng; dần hình thành nuôi dƣới hình thức trang trại tập trung. Giá trị mà chăn nuôi đem lại ngày càng lớn, nhất là việc chăn nuôi hƣơu và nuôi ong.

+ Về mặt xã hội : Việc chăn nuôi mang lại thu nhập khá cao cho ngƣời dân, giúp có thêm thu nhập để nâng cao cuộc sống. Việc xóa đói giảm nghèo ngày càng đƣợc quan tâm, số lƣợng hộ nghèo giảm đi đáng kể trong giai đoạn 2005 đến nay. Mở rộng việc chăn nuôi sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời dân trong xã.

+ Về mặt môi trƣờng : phát triển chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua chƣa có tác động nhiều đến môi trƣờng, các chất thải từ việc chăn nuôi đền đƣợc sử dụng cho ngành trồng trọt.

2.3.1.3. Lâm nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã có 3.306,40 ha, chiếm 86,60% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng phòng hộ 1.395,70 ha, đất rừng sản xuất 1.910,70 ha, diện tích đƣợc giao khoán tận hộ gia đình 1.647 ha, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đƣợc trên 1.000 ha, số còn lại đang làm hồ sơ đề nghị cấp giấy GCNQDĐ; cây trồng chủ yếu là keo và các loại cây lấy gỗ khác, sản lƣợng khai thác hàng năm đạt 6.500 tấn. Diện tích đất rừng hiện có đảm bảo đƣợc yêu cầu phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo đảm môi trƣờng - đa dạng sinh học - cân bằng sinh thái. Tuy nhiên các nguồn lợi khai thác từ rừng trƣớc đến nay đem lại hiệu quả kinh tế chƣa cao. Thu nhập từ lâm nghiệp trong năm 2013 ƣớc tính khoảng 699 triệu đồng, chiếm 2,57% tổng thu của xã. Rừng trồng keo nguyên liệu bắt đầu khai thác cho thu nhập từ năm 2014.

Xét ngành lâm nghiệp của xã theo hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững : + Về mặt kinh tế : Cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2013 chuyển biến theo hƣớng chƣa hợp lý. Ngƣời dân ở đây còn chạy theo lợi nhuận trƣớc mắt, nhƣ trƣớc đây diện tích rừng chủ yếu trồng cây thông nhƣng do cây thông lâu đem lại thu nhập nên ngƣời dân lại phá bỏ và chuyển sang trồng cây keo. Diện tích rừng trồng ngày càng đƣợc mở rộng với quy mô lớn và đƣợc quan tâm đầu tƣ nhiều hơn.

+ Về mặt xã hội : Thu nhập của ngƣời dân đƣợc tăng thêm nhờ vào việc khai thác rừng trồng, nhƣng giá trị chƣa thật sự cao. Việc trồng keo đƣợc chú trọng nên tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời dân nhƣ trồng cây keo, thu hoạch keo.

+ Về mặt môi trƣờng : Nhìn chung việc khai thác rừng còn chƣa hợp lý, hiệu quả sử dụng chƣa cao khiến cho tài nguyên rừng đang bị suy kiệt. Việc đốt rừng làm nƣơng rẫy vẫn xảy ra, và nhiều khi gây ra cháy rừng gây thiệt hại lớn cho rừng tự nhiên. Việc khai thác keo đang gây ra ô nhiễm môi trƣờng do vỏ keo đƣợc bóc ra vứt bừa bãi, các xe tải lớn chở keo làm ảnh hƣởng xấu đến đƣờng giao thông và làm ô nhiễm không khí do khói bụi.

2.3.1.4. Thủy sản

Các hộ tham gia nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là tận dụng các ao, hồ trong các hộ gia đình dƣới hình thức thâm canh hoặc hình thức nuôi thả tận dụng kết hợp bán thâm canh.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn xã trong năm 2010 là 11,70 ha, loài nuôi chủ yếu cá trắm, mè, trôi. Sản lƣợng ƣớc đạt 4 tấn, thu nhập ƣớc tính khoảng 60 triệu đồng, chiếm 0,24% tổng thu nhập năm 2010.

Ngành thủy sản của xã chủ yếu là sản xuất tự cung tự cấp, chƣa có điều kiện để phát triển thành nuôi trồng quy mô lớn.

2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông nghiệp xã Sơn Lâm

Nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng tích cực, kết cấu hạ tầng từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng; hệ thống chính trị, an ninh - quốc phòng đƣợc giữ vững. Đây là những tiền đề quan trọng và thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế của xã vốn có xuất phát điểm thấp. Nền nông nghiệp của xã đã góp phần cải thiện cuộc sống của ngƣời dân về cả vật chất lẫn tinh thần. Tạo thu nhập, việc làm ổn định, giúp xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch mức sống.

Bên cạnh những thuận lợi, Sơn Lâm còn rất nhiều những khó khăn hạn chế cần tìm giải pháp khắc phục: chất lƣợng lao động thấp, cơ sở hạ tầng thiết yếu không đảm bảo, điều kiện tự nhiên, địa hình không thuận lợi, khí hậu khắc nghiệt thƣờng có bão lớn vào mùa mƣa và gió Tây Nam khô nóng vào mùa khô, nằm trong khu vực rốn lũ miền Trung gây ảnh hƣởng tiêu cực cho đời sống và sản xuất. Các yếu tố về nông hoá thổ nhƣỡng đất không thuận lợi, đất canh tác ít, chủ yếu là đất bạc màu, không phát huy đƣợc năng suất cây trồng trên đồng ruộng. Nguồn nƣớc tƣới tiêu cho nông nghiệp hạn chế. Địa hình dốc vào mùa mƣa thƣờng bị lũ ống, lũ quét.Trình độ dân trí không đều, lao động đƣợc phân bố chủ yếu trong ngành sản xuất nông nghiệp, lao động chƣa đƣợc đào tạo, dựa vào kinh nghiệm sản xuất là chính. Số lƣợng lao động qua đào tạo ít lại chủ yếu làm việc ngoài địa phƣơng.

Mặt khác, nền nông nghiệp ở xã Sơn Lâm còn phải đối mặt với nhiều thách thức nhƣ : hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên; giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp còn rất thấp; ruộng đất ở xã bị chia nhỏ, manh mún không phù hợp với yêu cầu của việc sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trƣởng một cách tùy tiện đã có dấu hiệu vƣợt quá giới hạn cho phép của môi trƣờng sinh thái, dẫn đến thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nƣớc và gây hại đến sức khỏe con ngƣời; quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp bền vững xã sơn lâm - huyện hương sơn - tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 40)