Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp bền vững xã sơn lâm - huyện hương sơn - tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 61)

7. Cấu trúc khóa luận

3.2.4. Giải pháp về bảo vệ môi trƣờng

Môi trƣờng nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các loại hoá chất nông nghiệp dẫn đến tàn dƣ thuốc lớn cũng gây ô nhiễm môi trƣờng nông thôn.

Việc phát triển tiểu thủ công, làng nghề và công nghiệp chế biến cần tránh các công nghệ sản xuất lạc hậu, qui mô sản xuất nhỏ, phân tán xen kẽ trong dân và hầu nhƣ không có thiết bị thu gom, xử lý chất thải, sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.

Nƣớc sinh hoạt và vệ sinh cũng là một vấn đề cấp bách, điều kiện vệ sinh môi trƣờng nông thôn vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, tỷ lệ số hộ có hố xí hợp vệ sinh chỉ đạt 28%-30%.

Bảo vệ môi trƣờng nông thôn không có nghĩa chỉ gìn giữ môi trƣờng trong sạch trong vùng mà còn cần có nhiều biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm có tính chất phòng ngừa đó là thực hiện đúng các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trƣờng gắn với an toàn thực phẩm, tiến tới hạn chế về cơ bản và thay thế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật độc hại.

Xây dựng mạng lƣới giao thông đồng bộ với xây dựng các hệ thống sinh thái, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng hệ thống cung cấp nƣớc sạch phải gắn với xử lý nƣớc thải.

Xây dựng chính sách và quy chế dịch vụ, thƣơng mại liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng duy trì và khôi phục nếp sống văn hoá lành mạnh có lợi cho môi trƣờng.

Tăng cƣờng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên, nhân dân về ý thức bảo vệ môi trƣờng nông thôn, hƣớng dẫn nhân dân thực hiện pháp luật, các biện pháp bảo vệ môi trƣờng.

Xây dựng và thực hiện các chính sách ngăn cấm việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ đất, nƣớc, không khí, đảm bảo khai thác hợp lý và phát huy thế mạnh.

Tiếp tục, hoàn thiện về chính sách đất đai, tài nguyên nƣớc, khoáng sản, môi trƣờng và đƣa các quy định pháp luật này vào cuộc sống nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, hạn chế tiến tới ngăn chặn tối đa mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, bảo vệ đa dạng sinh học.

Phát triển nền nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ trên cơ sở khai thác và hiện đại hóa những kinh nghiệm sản xuất truyền thống sẵn có của xã.

+ Sản xuất và sử dụng rộng rãi các loại giống cây trồng và con vật nuôi có khả năng kháng bệnh và sâu rầy. Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các thuốc thú y và thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc từ các chế phẩm hóa học.

+ Áp dụng biện pháp canh tác phòng chống sâu bệnh và cỏ dại mang tính tích cực, nhƣ đốt rơm rạ ngay sau khi thu hoạch, làm ải, tƣới tiêu nƣớc theo khoa học, trừ cỏ dại và chỉ dung phân hữu cơ.

+ Sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, thảo dƣợc để phòng chống sâu bệnh, kích thích sinh trƣởng cây trồng, vật nuôi. Giảm đến mức tối đa việc sử dụng các chế phẩm hóa học, nếu dùng thì phải đúng lúc, đúng cách, đúng liều lƣợng.

Tăng cƣờng mạng lƣới quan trắc về môi trƣờng, kiểm tra, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu phát triển nông nghiệp bền vững xã sơn lâm - huyện hương sơn - tỉnh hà tĩnh đến năm 2020 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)