Lựa chọn thị trường mục tiêu: Các nhà xuất bản đều có tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ xuất bản những mảng sách thế mạnh cho nhà mình. Nhưng trên thực tế, không ít nhà “lấn sõn” thực hiện không đúng chức năng nhiệm vụ, làm giảm uy tín của nhà xuất bản. Các nhà xuất bản còn yếu trong khâu điều tra, thăm dò nhu cầu thị trường. Số liệu trong ngành còn chậm cập nhật và khó khăn trong tiếp cận. Thông thường phải đến 6 tháng hoặc 1 năm mới cú cỏc báo cáo tổng kết ngành.
Chiến lược cạnh tranh còn chưa thực sự hiệu quả. Tình trạng “đội giỏ” xuất bản phẩm là khá phổ biến. Số bản sách mỗi năm đều tăng, nhưng chưa có nhiều những bản sách thực sự chất lượng về mặt nội dung. Ở Việt Nam còn thiếu những tủ sách thực thụ, có chất lượng và có mức ảnh hưởng đến độc giả công chúng; các tủ sách hầu hết là xơ xài, không có nét riêng biệt. Có một số nhà xuất bản bỏ công in tuyển tập của một số nhà văn, nhưng hình như chưa có nhà xuất bản nào nghĩ đến việc xây dựng một bộ sưu tập các tác
phẩm văn học của các tác giả lớn của Việt Nam, rồi đặt cho bộ sưu tập đó một cái tên và nõng nó thành một cái tên thực sự danh giá, có tính trường tồn. Cái tên đó có thể là “Tủ sách Tao Đàn”, “Tủ sách Nguyễn Du” hay bất kỳ một cái tên có ý nghĩa nào khác, miễn là nội dung của nó khiến người ta phải trầm trồ… Về mặt hình thức xuất bản phẩm ghi nhận những cải tiến trong thời gian gần đây, nhưng bên cạnh đó cũng có không ít bìa sách lôi kéo độc giả bằng cách “giật tớt”, nhiều bìa trình bày còn phản cảm, và còn đề sai cả tên họa sĩ trình bày… Trong cạnh tranh về bản quyền hẳn còn nhiều điều đáng nói. In lậu vẫn đang là một vấn nạn không chỉ đối với ngành xuất bản mà còn là vấn nạn đối với toàn xã hội. Đó cũng là lý do khiến cho các nhà xuất bản khó có thể cạnh tranh một cách công bằng. Chiến lược cạnh tranh về thương hiệu cũng chưa thực sự hiệu quả. Một số nhà xuất bản đã vận dụng được chiến lược tiếp thị khá thành công (thông qua quảng cáo, khuyến mãi, xây dựng trang web riêng, tham gia hội sách, giải thưởng sách, triển lóm…), nhưng còn nhiều nhà xuất bản chưa chú trọng đến hoạt động này.
Trong cơ cấu các ban ngành của nhà xuất bản còn vắng bóng phòng marketing. Ngay cả các nhà xuất bản lớn như: Giáo dục Việt Nam, Chính trị Quốc gia, Kim Đồng, Trẻ… cũng chưa có bộ phận marketing chuyên trách.
Nhìn vào cơ cấu tổ chức của nhà xuất bản Bách Khoa Hà Nội vắng bóng bộ phận marketing, mà chỉ có phòng kế hoạch kinh doanh và nhà sách Bách Khoa.
Trong cơ cấu tổ chức nhà xuất bản Trẻ, ta có thể thấy rõ: trong khối Kinh doanh-sản xuất- truyền thông có: bộ phận kho vận, các cửa hàng sách, phòng kế hoạch- sản xuất-kỹ mỹ thuật, phòng truyền thụng-bộ phận thư viện, nhưng không có phòng marketing.
Cơ cấu tổ chức nhà xuất bản Trẻ
Hiện nay trên tổng số 61 nhà xuất bản, chỉ có 25 nhà xuất bản có trang web riêng. Tuy nhiên, mức độ hoạt động hiệu quả của các trang web là không đồng đều. Trong đó, hoạt động có hiệu quả phải kể đến trang web của nhà xuất bản Kim Đồng, Trẻ...
Trang web của nhà xuất bản Kim Đồng có đa dạng các thư mục như: giới thiệu sách mới, giới thiệu tác giả, diễn đàn cho bạn đọc, lịch phát hành, hướng dẫn mua sách online, mua sách dài tập, giới thiệu các tủ sách hay, truyện tranh - mangan - comic, giải đáp những thắc mắc của độc giả… Các thông tin về sách cũng như về hoạt động của nhà xuất bản được cập nhật thường xuyên, cung cấp được thông tin mới mẻ một cách nhanh chóng cho bạn đọc, hoạt động ngày càng đi vào chăm sóc và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Giao diện trang web của nhà xuất bản Kim Đồng rất đa dạng thông tin và bắt mắt
Bên cạnh đó, nhiều nhà xuất bản tuy có trang web riêng nhưng chưa tận dụng được tiềm năng của trang web nhà mình để làm công cụ marketing và bán hàng. Các thông tin cú trờn website đa phần đều xơ xài, đơn giản và ít được cập nhật thường xuyên. Đây quả là một lãng phí lớn trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, khi kênh trực tuyến đang phủ khá nhiều ngành hàng: điện máy, điện thoại di động, sách, mỹ phẩm, ngân hàng, vộ mỏy bay… chủ
dụng internet năm 2008 (con số này dự báo sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam), về lâu dài, ngành bán hàng trực tuyến tại Việt Nam cũng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt như các nước Mỹ, Nhật, và châu Âu đã trải qua (tại Anh, doanh số bán lẻ trực tuyến hiện nay khoảng 19.5 tỉ bảng , chiếm 7% tổng doanh số bán lẻ theo Verdict Research).
Danh sách trang web của nhà xuất bản
STT Nhà xuất bản Địa chỉ trang web
1 Bách khoa Hà Nội nxbbachkhoa.hut.edu.vn 2 Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ VN bando.com.vn
3 Chính trị Quốc gia - Sự thật nxbctqg.org.vn 4 Công an nhân dân nxbcand.vn
5 Dân trí dantripublisher.cm.vn 6 Đại học Kinh tế Quốc dân nxb.neu.edu.vn
7 Đại học Sư phạm TP.HCM nxb.hcmup.edu.vn 8 Giáo dục Việt Nam nxbgd.vn
9 Khoa học và Kỹ thuật nxbkhkt.com.vn 10 Khoa học Tự nhiên và Công nghệ vap.ac.vn
11 Khoa học xã hội vass.gov.vn/nhaxuatban_khxh 12 Kim Đồng nxbkimdong.com.vn
13 Lao động nxblaodong.com.vn 14 Lao động xã hội nxbldxh.com.vn
15 Thế giới thegioipublishers.com.vn 16 Thông tin và Truyền thông nxbthongtintruyenthong.vn 17 Thống kê nxbthongke.com.vn
18 Từ điển Bách khoa nxbtdbk.vn 19 Tư pháp nxbtp.moj.gov.vn 20 Xây dựng nxbxaydung.com.vn 21 Thời đại nxbthoidai.com.vn 22 Y học xuatbanyhoc.vn 23 Hà Nội nxbhanoi.com.vn 24 Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh nxbhcm.com.vn 25 Trẻ nxbtre.com.vn
Chương 4. XÂY DỰNG MỘT CHIẾN LƯỢC KẾ HOẠCH CHO MỘT SẢN PHẨM CỤ THỂ
Mục tiêu mà doanh nghiệp xuất bản muốn đạt được trên thị trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu marketing. Con đường mà doanh nghiệp xuất bản dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược marketing. Chiến lược marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu marketing.