Tình hình lao động trẻ em

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng lao động trẻ em ở địa bàn phường nghĩa tân - quận cầu giấy – hà nội (Trang 25)

2.2.2.1. Các hình thức lao động trẻ em

Trẻ em làm việc cho gia đình của mình tham gia lao động giúp đỡ gia đình từ nhỏ. Hoạt động lao động của trẻ em để giúp đỡ gia đình ngoài giờ đi học được coi là việc làm rất cần thiết nhằm giáo dục ý thức lao động, kỉ luật lao động, tình yêu lao động, yêu người lao động, yêu thành quả lao động… Đồng thời còn là điều kiện để rèn luyện bồi dưỡng sự phát triển thể lực của trẻ em. Ở những gia đình có nghề truyền thống, hầu như trẻ em trong các gia đình này đều tham gia lao động từ nhỏ, các em được học nghề, truyền nghề ngay từ khi còn nhỏ tuổi và lớn lên chúng có thể tiếp nối nghề nghiệp của cha ông.

Phần lớn trẻ em được người lớn trong gia đình quan tâm dạy dỗ kèm cặp để phát huy mặt tích cực của lao động theo phương châm “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Tuy nhiên, nhiều gia đình nước ta nhiều gia đình còn nghèo, vì sự tồn tại của gia đình và trẻ em mà nhiều em phải làm việc quá nhiều thời gian, phải bỏ học để giúp đỡ bố mẹ lo cuộc sống. Có những em vì quá ham việc để kiếm tiền mà không thích đi học, bố mẹ các em cũng không giảng giải, tạo điều kiện và khuyến khích các em đi học. Có những gia đình không thấy được việc đi học của trẻ là cần thiết, không thể thiếu trong việc phát triển trong tương lai của con mình mà chỉ lao thu lợi trước mắt.Trẻ em làm việc cho gia đình mình thì xã pháp luật khó kiểm soát được và tác dụng điều chỉnh của pháp luật là rất hạn chế.

2.2.2.1.1. Trẻ em làm thuê

Tình trạng trẻ em làm thuê ở địa bàn phường Nghĩa Tân đang có xu hướng tăng lên nhưng chưa trở thành vấn đề lớn. Có thể chia ra 2 khu vực: Trẻ phải tham gia lao động nặng nhọc trong các cơ sở sản xuất như gò, hàn, sửa chữa máy móc. Trẻ còn phải phục vụ trong các hàng cơm, quán ăn, quán cà phê với thời lượng công việc tối đa lên tới 14h/ ngày. Nhưng mức lương của các em được hưởng không bằng 1/3 công sức mình bỏ ra. Qua phỏng vấn, 3 trẻ đã thừa nhận mức lương được hưởng một tháng là 600.000đ. Tuy nhiên, trẻ lại không dám phàn nàn về sự ngược đãi đó, trái lại trẻ thấy bằng lòng và chấp nhận công việc với mức thù lao không đủ chi cho cuộc sống hàng ngày ấy.

Trẻ đi ở cho các gia đình, làm thuê cho các nhà hàng, quán ăn, các cơ sở dịch vụ. Đa số các em được chủ đối xử tử tế, số ít bị chủ lạm dụng, bóc lột sức lao động, phải làm trong những điều kiện không tốt, bị ngược đãi, đặc biệt các em gái rất dễ bị chủ lạm dụng tình dục gây hậu quả nghiêm trọng cho các em. Trẻ phải đi làm thuê cho các quán bia, quán karaoke trá hình, nguy cơ trẻ bị lạm dụng tình dục là rất cao, đặc biệt với trẻ em nữ. Theo điều tra, có tới 5 trẻ nữ đã từng bỏ trốn khỏi quán karaoke và phòng chứa. Điều này cho thấy nguy cơ trẻ bị xâm hại ngày càng gia tăng, mức độ xâm hại ngày càng nghiêm trọng hơn. Một số trẻ may mắn hơn thì được làm thuê và đi ở cho các gia đình tại Hà Nội. Tuy nhiên số trẻ này lại bị ngược đãi và bóc lột về sức lao động, thường xuyên bị chửi mắng và đánh đập. Nhiều trẻ không thể chịu được đã phải bỏ việc.

Bên cạnh đó, một số trẻ do hoàn cảnh gia đình khó khăn, di cư tự do lên Hà Nội mưu sinh đã phải bỏ học theo bố mẹ làm ăn và phụ giúp kinh tế gia đình.

Bảng 2.4. Phân loại lao động trẻ em theo các hình thức lao động Hình thức Làm thuê cho các cơ sở sản xuất Lao động tự do Làm thuê tại các gia đình có điều kiện Theo bố mẹ đi làm ăn Số lượng trẻ 15 26 11 8

2.2.2.1.2. Trẻ em phải tự lo cho cuộc sống của mình

Chủ yếu là những trẻ từ nông thôn lên thành thị lang thang kiếm sống, các em không sống tại gia đình, tự mình lao động kiếm ăn, không đi học và không ai chăm sóc. Theo điều tra thực tế, số lượng trẻ lang thang kiếm sống trên địa bàn phường Nghĩa Tân có khoảng 13 em. Các em làm nghề chủ yếu là đánh giầy, bán hàng dạo (bán băng, đĩa, sách, báo,…)

2.2.2.2. Thời gian lao động của trẻ

Để đảm bảo quá trình tái sản xuất sức lao động đối với người lao động nói chung và lao động chưa thành niên nói riêng, Bộ Luật Lao động đó dành một chương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Theo Điều 68, Bộ Luật Lao động quy định thời giờ làm việc không quá 8 giờ

trong một ngày và 48 giờ trong một tuần. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ nhưng không được quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm. Theo quy định tại điều 122 Bộ luật lao động thì thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên làm thêm giờ, làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc do Bộ LĐ-TB&XH quy định.

Về thời giờ nghỉ ngơi: Người lao động được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 74, 75 Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đối với người lao động chưa thành niên (dưới 18 tuổi), thời gian nghỉ hàng năm là 14 ngày chưa kể ngày đi đường.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là trong khu vực sản xuất phi kết cấu và làm việc trong các cơ sở dịch vụ tại phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – Hà Nội hiện vẫn còn hiện tượng lao động người chưa thành niên phải làm việc với cường độ thời gian quá lớn. Điều này thể hiện rõ qua biểu sau:

Bảng 2.5. Thời gian lao động của trẻ Thời gian

lao động của trẻ

<8 giờ 8-10 giờ 10-12 giờ >12 giờ Tổng số

Số lượng trẻ

4 24 26 6 60

Sơ đồ 2.3. Biểu thể hiện thời gian lao động trẻ em tại phường Nghĩa Tân năm 2009

( Nguồn UBND Phường Nghĩa Tân 2009)

Qua biểu đồ ta nhận thấy: thời gian trẻ em phải lao động rất cao, vượt qua thời gian quy định của Bộ Luật động. Tỉ lệ trẻ phải lao động 8 – 10 giờ lên tới 40% số trẻ được điều tra; 42,7% số trẻ phải lao động từ 10 – 12h; một bộ phận không nhỏ số trẻ phải lao động với thời gian rất lớn là trên 12 giờ. Điều này dẫn tới tình trạng trẻ có nguy cơ đe dọa về mặt sức khỏe, dễ mắc các bệnh về thần kinh và suy nhược cơ thể.

2.2.2.3. Điều kiện làm việc của trẻ

Theo quy định của pháp luật trong quá trình lao động sản xuất, người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. Đối với lao động chưa thành niên, để đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, nhân cách và bảo đảm an toàn lao động của người lao động chưa thành niên Bộ lao động, Thương binh và xã hội – Bộ Y tế đó ban hành Thông tư liên bộ số 9-TT/LB (13/04/1995) quy định về các điều kiện lao động có hại và danh mục các công việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, nguy

hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại và các công việc quy định theo danh mục do Bộ LĐ-TB&XH – Bộ Y tế đã ban hành.

Ngoài các quy định về các điều kiện lao động có hại cho người lao động chưa thành niên, văn bản này còn ban hành kèm theo danh mục 81 loại công việc cấm sử dụng lao động chưa thành niên. Đây là những quy định nhằm bảo vệ sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực, nhân cách và bảo đảm an toàn lao động của người lao động chưa thành niên.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (trong đó có lao động là người chưa thành niên) và của người sử dụng lao động, Chính phủ căn cứ vào Bộ Luật Lao động, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác đã ban hành Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động. Văn bản này quy định rõ đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc xử lý vi phạm căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng để quyết định hình thức và mức phạt thích hợp. Đối với người lao động chưa thành niên, khi có hành vi vi phạm pháp luật lao động thì được giảm một nửa mức phạt quy định đối với hành vi vi phạm đó. Pháp luật quy định, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của người lao động chưa thành niên và hành vi xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm pháp luật lao động là tình tiết tăng nặng hình phạt (gấp đôi mức phạt đối với hành vi vi phạm đó). Đối với người sử dụng lao động, khi có bất kì hành vi vi phạm những quy định của pháp luật đối với người lao động là người chưa thành niên thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật (vi phạm về quyền và lợi ích hợp pháp; về giao kết hợp đồng; về tiền lương; về an toàn lao động và vệ sinh lao động; về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…)

Thực tế hiện nay, ngoài dịch vụ nhà hàng, quán ăn và các trẻ làm công việc đánh giầy, bán hàng rong, còn lại hầu hết các cơ sở sản xuất, dịch vụ trong điểm khảo sát đều chật hẹp, thiếu ánh sáng. Ngoài ra từng loại

công việc khác nhau có những bức xúc khác nhau như nghề hàn xì có độ ồn cao…Những yếu tố trên tác động không nhỏ tới sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ. Những trẻ lang thang kiếm sống phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị lôi kéo làm trái pháp luật, bị cướp tiền, phải đánh nhau để tranh địa bàn kiếm sống, phải chịu sự phân biệt đối xử. Theo thống kê của UBND phường Nghĩa Tân, trung bình hàng năm có 12-15 trẻ vi phạm pháp luật, chủ yếu là các vi phạm: cướp giật, móc túi, gây rối trật tự công cộng … Năm 2009, trên địa bàn phường xảy ra 3 vụ cướp giật điện thoại, 5 vụ móc túi do trẻ em trong độ tuổi 12-16 tuổi, chủ yếu là trẻ em đường phố gây ra. Cũng trong thời gian đó có 2 trẻ lang thang phải nhập viện do gây gổ, đánh nhau.

Tuy nhiên qua quá trình điều tra, chúng ta có thể nhận thấy một điều đáng lo ngại về mức độ hài lòng của trẻ so với điều kiện công việc hiện tại. Điều này được chứng minh cụ thể qua biểu sau:

Bảng 2.6. Mức độ hài lòng của trẻ với điều kiện lao động

Mức độ Không chấp nhận Bình thường Chấp nhận

Hài lòng Tổng số

Số lượng trẻ

31 13 37 6 60

Sơ đồ 2.4. Biểu thể hiện mức độ hài lòng của trẻ em với điều kiện công việc hiện tại tại phường Nghĩa Tân năm 2009

( Nguồn UBND phường Nghĩa Tân)

Qua biểu đồ ta nhận thấy đại bộ phận trẻ chấp nhận và hài lòng với điều kiện làm việc hiện tại của mình. Tỉ lệ trẻ không chấp nhận với điều kiện làm việc lên tới 62.3% số trẻ được điều tra. Điều đáng lo ngại có tới 10% trẻ hài lòng với điều kiện làm việc của mình. Nguyên nhân của thực trạng này một phần là do nhận thức của trẻ còn hạn chế, chưa được tiếp xúc với các quy định của pháp luật và hiểu được quyền trẻ em; một phần là do trẻ cần công việc để mưu sinh nên sợ bị đuổi việc.

2.2.2.4. Thu nhập của trẻ em lao động

Khi tham gia lao động, người lao động chưa thành niên được trả công theo lao động của mình. Theo quy định của Bộ Luật Lao động và quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động, tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu mà nhà nước quy

định. Theo quy định tại điều 56 và khoản 2 Điều 132 Bộ Luật Lao động và Điều 17 Nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương thì đối với người lao động chưa thành niên, nếu cũng làm việc như người lao động thành niên thì được trả lương như nhau. Đối với người lao động chưa thành niên đang học nghề, tập nghề, nếu trực tiếp làm ra sản phẩm thì được trả lương. Mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương cấp bậc của người lao động cùng làm công việc đó. Việc áp dụng mức lương tối thiểu, hệ thống thang bảng lương; chế độ trả lương (các chế độ phụ cấp, tiền làm thêm giờ…), tiền thưởng và các chế độ, chính sách khác đối với lao động chưa thành niên tuân theo các quy định của pháp luật lao động.

Thực trạng hiện nay, để kiếm sống và trợ giúp gia đình một số trẻ em đang làm thuê trong các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, đi ở trong các gia đình, trẻ lang thang kiếm sống ở phường Nghĩa Tân có mức thu nhập trung bình dưới 600.000 đ/tháng và một số ít có mức thu nhập trên 700.000 đ/tháng (Kết quả thu được qua điều tra thực tế).

Bảng 2.7. Mức thu nhập của lao động trẻ em phân theo nhóm tuổi Mức thu nhập hàng

tháng

Trẻ em dưới 15 tuổi Trẻ em từ 16 trở lên Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 400.000 – 500.000 500.000 – 600.000 600.000 – 700.000 Trên 700.000 2 8 6 1 11,76 47,06 35,29 5,89 0 15 18 10 34,88 41,86 23,26 Tổng 17 100,0 43 100,0

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng lao động trẻ em ở địa bàn phường nghĩa tân - quận cầu giấy – hà nội (Trang 25)