Nguyên nhân của thực trạng lao động trẻ em

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng lao động trẻ em ở địa bàn phường nghĩa tân - quận cầu giấy – hà nội (Trang 32)

Lao động trẻ em ở Việt Nam đã tồn tại từ lâu nhưng chỉ trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm chú ý từ thời điểm thực hiện công cuộc

đổi mới. Lao động trẻ em là vấn đề không chỉ ở Việt Nam mà nó đó trở thành một vấn đề mang tính quốc tế chủ yếu trong thập kỉ này.

Qua trưng cầu ý kiến về lý do trẻ phải đi làm thuê, phải đi làm kiếm sống, các em tự đánh giá cho thấy:

Bảng 2.8. Nguyên nhân của lao động trẻ em ở phường Nghĩa Tân Nguyên nhân của lao động trẻ em Kinh tế gia đình khó khăn Sở thích kiếm tiền Chán học Bạn bè lôi kéo Gia đình bắt buộc Lý do khác Số lượng trẻ 40 7 14 8 2 19 Tỉ lệ (%) 67 11,6 23,3 13,3 3,3 32,7

Sơ đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện nguyên nhân của lao động trẻ em tại phường Nghĩa Tân

( Nguồn sinh viên điều tra)

Có nhiều nguyên nhân tác động khiến trẻ phải làm thuê và tình trạng tăng số lượng trẻ em phải đi làm thuê kiếm sống, kiếm tiền. Trong đó có các nguyên nhân từ chủ sử dụng, gia đình, một phần do bản thân trẻ và điều kiện

kinh tế xã hội. Qua điều tra nhận có nhiều trường hợp lao động trẻ em xuất phát không phải do một mà còn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

2.2.3.1. Từ phía chủ sử dụng lao động

- Lợi nhuận: Đây thực sự là lý do quan trọng nhất, việc thuê mướn trẻ

em luôn có chi phí thấp hơn thuê người đó trưởng thành. Mặt khác, trẻ em khi tham gia lao động không tham gia công đoàn, điều này làm giảm chi phí đáng kể cho những chủ thuê mướn khi họ tăng giờ làm việc và tiết kiệm được các chi phí khác.

- Những lợi thế riêng có của trẻ em: trẻ có thể phát huy được lợi thế về hình thể nhỏ nhắn cùng với sự khéo léo của chúng.

-Dễ quản lý: Lao động trẻ em không gây ra những rắc rối cho giới chủ

như người lớn ví dụ như vi phạm kỷ luật, đình công. Bởi vì trẻ nhận thức chưa đầy đủ cũng như do hoàn cảnh gia đình, vì thế chúng không thể kêu ca, phàn nàn với bất cứ ai. Lao động trẻ em cũng dễ dàng hơn khi sử dụng bạo lực với các em để bắt ép làm theo ý muốn của chủ. Một điểm nữa là khi kinh tế gặp khó khăn thì sa thải lao động trẻ em cũng dễ dàng hơn nhiều so với lao động là người lớn.

2.2.3.2. Từ phía gia đình

Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ngoại trừ việc các em lao động như một việc làm đương nhiên góp phần cùng gia đình tăng thêm thu nhập, thì phần chủ yếu của lao động kiếm sống trên là do gia đình thực sự cúa khó khăn như gia đình đông con, bố hoặc mẹ bị bệnh đó mất,… buộc các em phải tìm cách lao động để tự kiếm sống góp phần nuôi gia đình. Mặt khác, khi lợi ích của những công việc của trẻ em được khẳng định thì rất có thể gia đình và bản thân các em cho rằng việc học tập của các em không còn nhiều ý nghĩa, vì thế từ vị thế là trẻ em tham gia lao động các em trở thành lao động trẻ em. Trong nhiều trường hợp, khi trong gia đình những người lao động chính ốm đau kéo dài, mất sức lao động hoặc chết thì việc trẻ em phải lao động cũng dễ xảy ra. Một số gia đình lại coi con cái như một loại

tài sản để cầm cố hoặc gán nợ. Số liệu điều tra cho thấy trong số trẻ em lang thang kiếm sống ở phường Nghĩa Tân có tới 73% do hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Ở phố Nghĩa Tân và phố Tô Hiệu, trong 20 em được khảo sát có tới 15 em mà gia đình cú từ 3 đến 7 anh chị em, còn lại thuộc gia đình có hai anh chị em. Sau khi tìm hiểu về việc sử dụng tiền công trong 20 em đó thì cú 8 em cho biết gửi tiền về cho gia đình và có 10 em giữ lại một phần cho bản thân, chỉ có 2 em sử dụng hoàn cho bản thân, em Quỳnh (nam) 16 tuổi làm công việc dắt xe ở quán cafe trên phố Tô Hiệu, quê ở Khoái Châu – Hưng Yên có hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly hôn, em ở với gia đình người chú, theo lời kể em đã làm công việc này được 2 năm, làm việc cả ngày với mức lương hiện tại là 700.000 và được nuôi ăn 2 bữa/ngày, em cho biết tiền lương hàng tháng chỉ đủ chi dùng các nhu cầu sinh hoạt, mua sắm và ăn sáng chứ không tiết kiệm được. Do bản thân không còn nơi nương tựa như gia đình tan vỡ do bố mẹ ly hôn, mồ côi bố mẹ, hoặc gia đình vô trách nhiệm không quan tâm gì đến con cái, hoặc vì nguyên nhân nào đó bị gia đình ghét bỏ. Số này chiếm khoảng 16%.

Bên cạnh đó, một số do học kém không thể tiếp tục theo học, hoặc do ảnh hưởng của lối sống tự do buông thả, được bạn bè rủ rê, nên đó bỏ học, tìm cách lao động kiếm sống vừa để tự khẳng định bản thân, vừa thoát ly sự bó buộc của gia đình. Số này chiếm khoảng 10%.

2.2.3.3. Từ phía xã hội

 Nghèo đói:

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay sự phân hóa giàu nghèo ngày một rõ rệt, nhất là giữa nông thôn và thành thị, cùng với những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến nếp sống của mọi tầng lớp đó làm cho tình trạng lao động trẻ em ngày càng tăng. Theo điều tra số lượng lao động trẻ em hiện tại ở phường Nghĩa Tân là 60 em (4/2011). So với số liệu thống kê của UBND Phường Nghĩa Tân năm 2009 thì con số nay tăng 1,25 lần. Tuy nhiên số lượng trẻ em tham gia lao động trong địa bàn không

ổn định mà có thể biến đổi lên , xuống tùy theo thời điểm (trong ngày, tuần, tháng, năm, mùa vụ, sự kiện, lễ hội…).

 Sự yếu kém trong công tác bảo vệ trẻ em:

Pháp luật nước ta quy định tuổi lao động của trẻ em là từ 15 tuổi. Điều này tạo cơ hội cho một số chủ sử dụng lao động lợi dụng để bóc lột sức lao động của trẻ em. Mặt khác ở nước ta việc thực thi pháp luật cũn nhiều bất cập, còn thiếu một hệ thống dịch vụ xã hội tốt dành cho trẻ em… làm cho tình trạng lao động trẻ em trầm trọng hơn.

2.2.4.Hậu quả của lao động trẻ em

2.2.4.1. Đối với trẻ lao động

 Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất:

Do trẻ em chưa phát triển toàn diện về cơ thể, sức đề kháng kém, trong khi điều kiện chăm sóc về dinh dưỡng đối với những trẻ em này hầu như không có. Các em dễ mắc các bệnh thông thường (cảm cúm, viêm họng…), bệnh thiếu máu, bệnh truyền nhiễm, cơ thể kém phát triển, cong vẹo cột sống, những tổn thương về xương, cơ, tổn thương cơ quan sinh dục, mất mát các bộ phận cơ thể…

 Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần:

Cuộc sống của trẻ em nông thôn lên thành thị kiếm sống rất gian truân; không có nhà ở, không được học hành, không được vui chơi, không ai dạy dỗ, chăm sóc. Nhiều nguy cơ, cạm bẫy các em dễ sa vào như: Phạm pháp, nghiện hút, mù chữ, bị bóc lột sức lao động, đặc biệt trẻ gái có thể bị đẩy vào con đường mại dâm. Những biểu hiện về mặt tinh thần như: chấn thương tâm lý, trầm cảm, tâm thần. Những tổn hại về mặt xã hội như: thiếu kỹ năng sống, nhận thức xã hội sai lệch và khó hòa nhập xã hội.

 Đối với gia đình và xã hội + Đối với gia đình:

- Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng thế hệ trẻ của đất nước, trẻ em sinh ra và lớn lên trong những gia đình bắt buộc phải lao động sớm, nhất là bị bắt buộc lao động và lao động quá sức, dễ có những tình cảm tiêu cực đối với chính gia đình của mình. Nhiều trường hợp trẻ em cho rằng cha mẹ và gia đình chúng coi chúng là công cụ kiếm tiền và không thương chúng; trong tương lai trẻ có khuynh hướng không coi trọng vị trí của gia đình.

- Những rủi ro mà trẻ em gặp phải trong quá trình lao động như thương tích, tai nạn, chấn thương tâm lý… đều ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của gia đình. Trong nhiều trường hợp trẻ em bị thương tích do lao động trở thành gánh nặng suốt đời cho gia đình, thành sự ân hận và nuối tiếc không thể nguôi ngoai cho cha mẹ cùng người thân.

+ Đối với xã hội:

Trẻ em là tương lai của xã hội, tất cả những ảnh hưởng tiêu cực của lao động sớm lên sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của trẻ em đều trực tiếp tác động đến sự phát triển của xã hội trong hiện tại và tương lai.

- Những hậu quả tiêu cực của lao động sớm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em làm gia tăng gánh nặng cho xó hội về mặt y tế, chăm sóc sức khỏe và phục hồi về chức năng tâm sinh lý.

- Bản thân một xã hội không thể được đánh giá là phát triển và tiến bộ khi vẫn còn tình trạng trẻ em phải tham gia lao động sớm.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng lao động trẻ em ở địa bàn phường nghĩa tân - quận cầu giấy – hà nội (Trang 32)