Nhóm giải pháp phục hồi: bảo vệ những trẻ em đang lao động

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng lao động trẻ em ở địa bàn phường nghĩa tân - quận cầu giấy – hà nội (Trang 42)

- Vận động người dân tham gia phòng chống lao động trẻ em: Người dân là người phát hiện và thông báo cho chính quyền hiệu quả nhất về

2.4.2. Nhóm giải pháp phục hồi: bảo vệ những trẻ em đang lao động

2.4.2.1. Cung cấp các dịch vụ bảo vệ và phục hồi

Trong giải pháp này, hệ thống bảo vệ trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống này cần có sự tham gia của nhân viên xã hội tại các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, nơi cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em. Khi trẻ em bị bắt buộc tham gia vào lao động trẻ em. Trẻ em đó cần được can thiệp ngay lập tức để chấm dứt tình trạng này. Trẻ có thể được đưa ra khỏi cơ sở sản xuất hoặc nơi làm việc thậm chí trẻ có thể bị cách ly khỏi gia đình. Biện pháp này phải được sử dụng một cách triệt để và kiên quyết để ngăn chăn và xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em.

Những trẻ em là nạn nhân của lao động trẻ em cần được cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục cơ bản hay các dịch vụ khác. Tuỳ theo lứa tuổi và nhu cầu cụ thể của các em mà thiết kế các dịch vụ tương ứng. Mục tiêu của các dịch vụ này là đảm bảo sức khoẻ về thể chất và tâm thần cho trẻ đông thời tạo ra các cơ hội về học văn hoá, học nghề để trẻ phát triển những tiềm năng của bản thân.

Những trẻ em làm việc để phụ giúp kinh tế thì cần được giám sát chặt chẽ để tránh trở thành lao động trẻ em hoặc bị lạm dụng lao động. Những ngừơi quan trọng trong việc này là: cán bộ bảo vệ trẻ em cấp cơ sở, giáo viên, nhân viên xã hội, cán bôi y tế và chính quyền địa phương. Bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy trẻ em đang bị lam dụng sức lao động cần phải được báo cáo và đưa vào diện quản lý, theo dõi chặ chẽ. Có cơ chế chia sẻ thông tin với các chương trình phát triển cộng đồng để phối hợp thực thi các biện pháp phòng ngừa.

2.4.2.3. Cải thiện những điều kiện làm công việc độc hại

Một trong những cách để hạn chế việc tham gia của trẻ em vào các công việc độc hại là loại bỏ những yếu tố độc hại ra khỏi công việc. Mặc dù biện pháp này không thỏa mãn được việc hạn chế hạn chế lao động trẻ em ngay nhưng nó có thể giảm bớt hoặc loại bỏ những nhân tố độc hại, nguy hiểm của công việc. Trong một số trường hợp, một biện pháp khá đơn giản lại có thể làm được những thay đổi lớn, như việc trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho các em làm công việc hàn xì, phu hồ. Ở một số nơi khác, trẻ em đánh giày thường phải đương đầu với cướp bóc, bạo lực, ở đây có thể tạp trung các em vào một khu vực được bảo vệ, như vậy có thể loại bỏ mối nguy hiểm cho các em, đồng thời tăng thu nhập cho các em. Biện pháp này có thể cho là “an toàn nghề nghiệp”, hướng tới giảm bớt những nguy hiểm, độc hại nghề nghiệp cho trẻ em. Mặc dù biện pháp này không thể đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của trẻ em nhưng nó có thể mang lại sự cải thiện to lớn trong cuộc sống của những trẻ em đang làm việc cũng như cho những người lao động trưởng thành làm việc cùng các em

2.4.2.4. Tăng cường sự bảo vệ của gia đình

Đối với hầu hết trẻ em, hàng rào bảo vệ đầu tiên chống lại những nguy hiểm và sự bóc lột chính là gia đình của các em. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, những gì phải là sự bảo vệ của tự nhiên, và gia đình không còn thực hiện được chức năng này nữa. Đôi khi chính bố mẹ đẩy con cái vào những hoàn cảnh nguy hiểm, có thể cố ý hay do không biết. Đối với

phần lớn những trẻ em đang làm việc trong hoàn cảnh độc hại, gia đình các em là một phần của vấn đề, tích cực hay thụ động. Tóm lại là chính gia đình đã xô đẩy trẻ em vào thị trường lao động và quyết định nơi làm việc của các em. Một cách để giảm những nguy hại trong công việc đối với trẻ em là khôi phục lại vai trò bảo vệ tốt hơn của gia đình.. Đây là chiến lược củng cố gia đình. Một trong những ưu điểm mà bảo vệ trẻ em theo cách này là có thể mang lại mức bao trùm trực tiếp, trọn vẹn với những chi phí thấp nhất có thể.

Kết luận chương 2.

Thông qua điều tra thực tế, phân tích số liệu về thực trạng lao động trẻ em và khảo sát trên 20 đối tượng tại địa bàn phường Nghĩa Tân – quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội ta nhận thấy tình trạng lao động trẻ em diễn ra vô cùng phức tạp và có chiều hướng ngày càng gia tăng lao ở địa bàn

phường với nhiều nguyên nhân khác nhau: từ phía gia đình, kinh tế xã hội, chủ sử dụng lao động và từ phía bản thân trẻ. Lao động trẻ em phải chịu những tổn thương về mặt thể chất, tinh thần và phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại tình dục. Thông qua nghiên cứu lao động trẻ em trên địa bàn phường, dựa vào các kiến thức và thực tế các giải pháp đã được và thực hiện, bản thân tôi cũng đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách và dịch vụ cũng như cách thức trợ giúp đối tượng lao động trẻ em, góp phần đẩy lùi, tiến đến xóa bỏ lao động trẻ em ở địa bàn nói riêng và cả nước nói chung. Đó là các nhóm giải pháp về ngăn ngừa và nhóm giải pháp về phục hồi: bảo vệ những trẻ em tham gia lao động; để những giải pháp này được áp dụng trên thực tế và phát huy có hiệu quả thì cần sự huy động nguồn lực rộng rãi (bao gồm cha mẹ và người giám hộ, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, người sử dụng lao động, người lao động và các tổ chức của họ, chính phủ nói chung và các cơ quan liên quan đến lao động trẻ em nói riêng) cùng kiên trì, chung tay góp sức thực hiện. Với vai trò kết nối nguồn lực của công tác xã hội, những yếu tố nguồn lực

được kể trên sẽ phát huy mạnh mẽ tác dụng của mình, có sự phối hợp cùng nhau trong giải quyết vấn đề lao động trẻ em.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng lao động trẻ em ở địa bàn phường nghĩa tân - quận cầu giấy – hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w