Công tác phòng bệnh bằng thuốc

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc (Trang 42)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.2. Công tác phòng bệnh bằng thuốc

Trong chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh bao giờ cũng có tầm quan trọng thiết yếu. Với sự phát triển mạnh về ngành chăn nuôi như xã Vân Hội thì hoạt động của công tác thú y càng được chú trọng. Hàng năm, công tác tiêm phòng được trạm thú y huyện Đông Anh lên kế hoạch triển khai gửi xuống xã, các thôn, xóm đã tổ chức thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi. Các thôn trấn đều có thú y viên, ban thú y xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trạm thú y huyện và ủy ban nhân dân xã thực hiện các kế hoạch tiêm phòng vaccine cho vật nuôi.

Kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm của UBND xã và trạm thú y tổ chức tiêm phòng 3 đợt trong năm.

Đợt 1: Tháng 3, 4 Đợt 2: Tháng 8, 9 Đợt 3: Tháng 12

Đối với đàn lợn: tiêm phòng 2 loại vaccine là Dịch tả lợn và tụ hyết trùng lợn.

Đối với đàn chó: tiêm phòng vaccine dại

Trong 6 tháng cuối năm 2010 toàn xã đã tiêm phòng được 3200 con lợn, 580 con trâu bò. Kết quả tiêm phòng đạt tỷ lệ cao đảm bảo cho việc phòng bệnh cho đàn gia súc trên địa bàn huyện.

Sử dụng vaccine phòng chống các bệnh truyền nhiễm quan trọng cho đàn gia cầm theo định kỳ.

- Tiêm phòng vaccine cúm H5N1 (riêng đối đàn gia cầm ngoài tiêm phòng định kỳ 2 lần / năm , do số lượng gia cầm rất lớn và luôn luôn có luân chuyển đàn nên hàng tháng phải tiến hành tiêm bổ sung) ; đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi của các hộ dân, đảm bảo an toàn không có dịch bệnh cúm xảy ra trên địa bàn xã Vân Hội.

- Đối với các loại vaccine phòng các bệnh như: Newcastle, Gumboro, IBND, ILT( bệnh Viêm thanh quản truyền nhiễm), Coryza, Đậu... thực hiện đầy đủ qui trình theo lịch sử dụng vaccine cho gà nuôi thương phẩm và cho gà đẻ trứng thương phẩm như trình bày ở bảng 1.2 và 1.3.

- Phòng bệnh bằng thuốc kháng sinh phòng định kỳ: Đối với các hộ chăn nuôi gà thịt và gà đẻ các hộ đã sử dụng thuốc kháng sinh phòng định kỳ mỗi tháng từ 2- 3 lần, tuỳ theo giai đoạn lứa tuổi của gà hoặc thời tiết thay đổi số lần phòng sẽ nhiều hơn. Các loại thuốc kháng sinh phòng bệnh cho gà như: Ampicillin, Doxycicline, Enrofloxacin, Colistin…

Trên địa bàn xã có các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi phục vụ nhu cầu chăn nuôi và phòng trị bệnh tật cho đàn gia súc gia cầm.

Bảng 4.5: Lịch phòng vaccine cho đàn gà thịt thương phẩm

Tuổi gà (ngày) Tên vacxin Phòng bệnh Cách dùng

5 Lasota Newcastle Nhỏ mũi, miệng

10 (GumD78)+ĐậuGum B Gumboro, Đậu gà Nhỏ miệng, chủng màng cánh 15- 16 IB- ND Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm. Nhỏ mũi , miệng

20-21 Gum A Gumboro Nhỏ miệng

35 Newcastle H1 Newcastle Tiêm bắp

Bảng 4.6: Lịch tiêm phòng vaccine cho đàn đẻ trứng thương phẩm

Tuổi gà

(ngày) Tên vacxin Phòng bệnh Cách sử dụng

3 Lasota Newcastle Nhỏ miệng

7 GumB (GumD78) Gumboro Nhỏ miệng10 IB-ND, Chủng đậu Newcastle, Viêm phế quản truyền nhiễm, Đậu gà Nhỏ mũi, miệng, chủng cánh

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w