Tình hình phát triển chăn nuôi đàn gia súc của xã:

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc (Trang 35)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi đàn gia súc của xã:

Đàn trâu bò của xã năm 2011 là: 604 con, trong đó có 36 con trâu và 568 con bò. Số lượng đàn trâu bò phân bố đều ở các thôn do không có đất bãi chăn thả, cộng với diện tích trồng cỏ không nhiều, để đảm bảo cho chăn nuôi trâu bò phát triển thì phải cung cấp đủ thức ăn bằng phương pháp tận dụng thức ăn xanh, sản phẩm phụ từ nông nghiệp như: thân cây ngô, rơm... , tận dụng sản phẩm phụ của các ngành nông nghiệp và ngành chế biến như bã bia, ngoài ra còn bổ sung thêm thức ăn tinh và các loại khoáng, Vitamin trong khẩu phần ăn. Do tận dụng được nhiều nguồn thức ăn và các sản phẩm phụ cho chăn nuôi trâu bò đã đem lại hiệu quả cho người chăn nuôi.

Đến nay chăn nuôi lợn ở xã Vân Hội đang dần được mở rộng về số lượng, tổng đàn lợn của toàn xã năm 2010 là 4000 con,trong đó lợn nái sinh sản 196 con,lợn đực giống 4 con, lợn thịt xuất chuồng 1400 con, lợn con xuất

chuồng 2400 con, tuy nhiên cuối năm 2010 đầu năm 2011 do dịch LMLM xảy ra trên địa bàn huyện đã ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng đàn lợn trên toàn xã. Chăn nuôi lợn ở xã chủ yếu vẫn theo hình thức nông hộ nhỏ lẻ từ vài đến vài trục con.

4.2.2. Tình hình phát triển phát triển chăn nuôi đàn gia cầm của xã:

Xã Vân Hội là khu vực tập trung đông dân cư, dân số nông nghiệp là 1.722 người chiếm 65%, đang ở độ tuổi lao động là.2.650 người.

Diện tích canh tác của xã là 287.45 ha. Bình quân một nhân khẩu nông nghiệp là 1054m2. Như vậy Xã Vân Hội thiếu lao động về nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại sẽ thu hút một phần lao động. Vân Hội tập trung chủ yếu là gia cầm. Trong đó chăn nuôi gà công nghiệp là chủ yếu và nhất là gà đẻ trứng thương phẩm.

4.2.2.1. Cơ cấu đàn gia cầm:

Tình hình phát triển chăn nuôi gia cầm của xã từ năm 2009 đến tháng 4 - 2011 được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.2: Cơ cấu đàn gia cầm của xã từ năm 2009-T4.2011 Loài gia cầm

Năm 2009 Năm 2010 T4-2011

Số lượng Tỷ lệ( %) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)

16.923 87,1 20.314 87,5 22.726 88,22

Vịt 1.751 9,06 2.012 8,66 2.014 7,8

Ngan,ngỗng 639 3,3 890 3,89 1.027 3,98

Tổng 19.313 100 23.216 100 25.767 100

Qua bảng 4.2 cho thấy số lượng đàn gia cầm tăng của xã tăng lên theo từng năm nhất là đàn gà có số lượng tăng đáng kể, Từ 116.923 con năm 2009 lên 20.314 con năm 2010,và chỉ trong 4 tháng đầu năm 2011 đã tăng lên 22.726 con, số lượng đàn vịt tăng từ 1751 con năm 2009 lên 2012 con năm 2010, ngan ngỗng cũng tăng lên đáng kể từ 639 con năm 2009 lên 1027 con đầu năm 2011 do chúng có giá trị kinh tế cao.

Ngành chăn nuôi gà đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Chăn nuôi gà của Xã Vân Hội được tập trung chủ yếu ở các thôn là: Chấn Yên, Thôn Vân Giữa, Thôn Vân Tập. Tại nhiều hộ gia đình chăn nuôi gà là nguồn thu nhập chính của gia đình giúp người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Điều này đã chứng minh do chủ trương chính sách phát triển kinh tế của xã là đúng đắn.

4.2.2.2. Hình thức chăn nuôi:

Chăn nuôi gà dưới 3 hình thức.

- Thâm canh: là hình thức chăn nuôi gà thịt gia công,gà sinh sản, vịt sinh sản với qui mô lớn, mức độ thâm canh cao, nuôi nhốt an toàn và vệ sinh thú y, con giống thức ăn và mạng lưới tiêu thụ có địa chỉ rõ ràng.

- Bán thâm canh: nuôi hỗn hợp gà và vịt sinh sản, hỗn hợp gà và vịt thịt với qui mô trung bình, chăn nuôi mang tính hàng hóa nhưng sử dụng thức ăn bán công nghiệp. Một phần thức ăn được cung cấp từ hệ thống trồng trọt của nông hộ, nuôi bán chăn thả.

- Chăn nuôi nhỏ lẻ: Mang tính tận dụng, qui mô nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu cải thiện của gia đình, 1 phần nhỏ bán cho cộng đồng làng xã, mang tính hàng hóa nhỏ.

Trong 3 hình thức chăn nuôi trên thì hình thức chăn nuôi thâm canh đã được áp dụng ở 1 số hộ trong thôn Vân Giữa, Thôn Chấn Yên, đem lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi bán thâm canh vẫn là hình thức được người dân trong xã áp dụng nhiều nhất, chăn nuôi kết hợp với

trồng trọt theo mô hình VAC cũng đem lại hiệu quả khá cho người chăn nuôi. Chăn nuôi nhỏ lẻ thường khó quản lý về phòng dịch nhất nhưng vẫn tồn tại trong tập quán chăn nuôi của người dân địa phương. Hầu như >90% số hộ đều có gia cầm nuôi nhỏ lẻ từ vài trục đến 100 con.

Tỷ lệ các loại gà nuôi trong địa bàn Xã Vân Hội như sau: - Gà đẻ trứng thương phẩm chiếm 80% trong đó :

- Gà Ai Cập : 13.500 con

- Giống gà Lương phượng: 4.500 con

- Giống gà ROSS, gà Lương phượng nuôi thương phẩm : 2500 con . - Gà ta, ta lai và một số giống gà khác 2240 con .

4.2.2.3. Tình hình chuồng trại

Qua điều tra ở các hộ chăn nuôi gà, hầu hết các hộ chăn nuôi đều xây dựng chuồng trại trên đất thổ cư hẹp với diện tích từ 200 đến 500 m2. Với mật độ nuôi từ 300 đến 1000 con trong diện tích chuồng trại từ 100 đến 200 m2, khoảng cách các nhà nuôi gần sát nhau, vì vậy đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, vệ sinh phòng bệnh không tốt. Hậu quả: gà thường mắc một số bệnh truyền nhiễm gây tỷ lệ chết cao, hiệu quả kinh tế thấp. Đồng thời, chăn nuôi với mật độ dày xen kẽ trong khu dân cư là nguy cơ khiến cho bệnh truyền nhiễm lây lan mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân, đặc biệt nguy hiểm với những bệnh có khả năng lây sang người.

Tuy nhiên cũng có một số trang trại đã có sự chuyên môn hóa, nuôi theo hình thức thâm canh, chuồng trại đảm bảo đủ yêu cầu thông thoáng sạch sẽ và xa khu dân cư do chuyển đổi đất ruộng sang xây dựng chuồng trại theo nghị quyết 32 của chính phủ.

4.2.2.4. Thức ăn, nước uống sử dụng trong chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm chủ yếu theo hướng công nghiệp do vậy các hộ thường sử dụng cám đã chế biến của các hãng cám sản xuất như: Hy-Gro,

nhiều trên thị trường có chất lượng phù hợp với chăn nuôi công nghiệp. Một số trang trại lớn đã đầu tư máy trộn cám tự cung cấp cám cho việc chăn nuôi. Nguồn cung cấp nguyên liệu và kỹ thuật do một số công ty phân phối hướng dẫn công thức chế biến cám hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi gà, góp phần làm giảm giá thành của cám, tăng hiệu quả trong chăn nuôi.

Nguồn nước sử dụng trong chăn nuôi: chủ yếu sử dụng nước giếng khoan. Các hộ gia đình xây bể lọc dùng cho sinh hoạt gia đình và đồng thời được sử dụng trong chăn nuôi gà. Đối với chăn nuôi thuỷ cầm các hộ chăn nuôi thường tận dụng những ao, hồ rộng để tận dụng nguồn nước chăn thả, là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Trong tình hình như vậy, Đảng ủy- UBND Xã Vân Hội đã và đang khuyến cáo đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư đông người, tạo điêù kiện xây dựng các trang trại chăn nuôi vơí qui mô lớn không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w