2.3.3.1. Căn bệnh
Gumboro do Birna virus gây ra, bệnh gây cho gà ở các lứa tuổi khác nhau, thường là ở gà 2- 12 tuần tuổi, thường mắc nặng nhất là ở gà 3-6 tuần tuổi, virus có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường.Các chất sát trùng có thể tiêu diệt virus nhanh chóng. Bệnh gây chết với tỷ lệ cao.
2.3.3.2. Triệu chứng bệnh
Thể ẩn: Bệnh thường ít có biểu hiện lâm sàng, bệnh thường xảy ra đối với gà dưới 3 tháng tuổi: gà ủ rũ, xù lông, xã cánh, mệt mỏi, giảm ăn, thậm chí bỏ ăn và thường đứng tụ lại một góc, con vật sốt cao, uống nước nhiều, tiếng kêu sợ hãi, một số ỉa chảy, gà tự rỉa lông nhau hoặc mổ lỗ huyệt của nhau. Thường sau 3-5 ngày con vật trở lại bình thường.
Thể lâm sàng: Thường xảy ra với gà từ 3- 8 tuần tuổi gà sốt cao, ủ rũ, lờ đờ, bỏ ăn.
2.3.3.3. Bệnh tích
Thể ẩn: Rất ít khi biểu hiận.
Thể lâm sàng: Túi fabricius sưng to gấp 2-3 lần so với bình thường, có hiện tượng xuất huyết nhưng đến giai đoạn cuối của bệnh thì túi fabracius teo lại. Bề mặt của các cơ quan nhất là cơ đùi, ngực có hiện tượng xuất huyết điểm tạo ra vết bầm tím. Dạ dàytuyến xuất huyết trừ phần đỉnh. Ruột chứa nhiều nước, dịch nhớt màu xanh hoặc vàng trắng.
2.3.3.4. Phòng trị * Điều trị:
Với nguyên tắc giải nhiệt, trợ lực, chống viêm, loại trừ bội nhiễm, cung cấp đầy đủ nước và hộ lý để tránh cho gà dẫm đạp lên nhau.
Tiêm kháng thể Gumboro cho đàn gia cầm mắc bệnh (1ml/con).
Khi đàn gà bị bệnh Gumboro nếu chưa 1 lần sử dụng vaccine phòng bệnh Newcastle thì nhất thiết phải cho uống vaccine lasota để phòng bệnh Newcastle. Vì ngay sau khi bị bệnh thì tế bào túi Fabricius chưa bị phá hủy nhiều nên cho uống vaccine gà vẫn tiếp nhận và sản sinh kháng thể.
* Phòng bệnh
Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, môi trường kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bảo đảm khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng. Khi có bệnh xảy ra phải sát trùng chuồng trại, cách ly gà ốm, để trống chuồng trại, cách ly gà ốm, để trống chuồng nuôi ít nhất 2 tháng. Muốn phòng bệnh hiệu quả khi nuôi phải sử dụng vaccine phòng chống cho gà Gumboro cho gà theo đúng lịch trình.