Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc (Trang 31)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1.Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Vân Hội là một xã nhỏ của huyện tam Dương, cách trung tâm thành phố Vĩnh Yên 5km về phía Đông có vị trí tiếp giáp với các địa phương lân cận là:

Phía Bắc giáp xã Duy Phiên – Tam Dương. Phía Nam giáp xã Hợp Thịnh – Tam Dương. Phía Đông giáp Thành Phố Vĩnh Yên.

Phía Tây giáp xã Hoàng Lâu – Tam Dương.

Vân Hội là một xã đồng bằng của huyện Tam Dương, có vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần.

4.1.1.2. Thời tiết khí hậu

Cũng như khí hậu chung của tỉnh, Vân Hội chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có 4 mùa rõ rệt.

- Lượng mưa trung bình là: 1650mm/năm. - Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 - Nhiệt độ trung bình khoảng 230C

- Mùa hè từ 25- 330C cao nhất là 400C - Mùa đông 13- 200 lạnh nhất là 60c - Độ ẩm trung bình năm 75- 80%

Với nhiệt độ, độ ẩm như trên thuận lợi cho cây trồng phát triển nhưng thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh là những yếu tố bất lợi cho vật nuôi cũng như sản xuất nông nghiệp nói chung.

4.1.1.2. Đất đai:

Đất là nguồn tài nguyên đặc biệt đóng vai trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Trải qua thời gian dài khai thác và sử dụng Vân Hội hiện nay có cơ cấu sử dụng đất như sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu sử dụng đất tại xã Vân Hội năm 2011.

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 396.26 100

Đất sản xuất nông nghiệp 287.45 72.54

Đất trồng cây hàng năm 277.18 69.95

Đất trồng cây lâu năm 0.9 0.227

Đất thổ cư 49.76 12.55

Đất chuyên dùng 56.87 14.35

Đất ao hồ 1.9 0.48

Đất chưa sử dụng 0.28 0.08

(Số liệu do ban thống kê xã cung cấp)

Qua bảng 4.1 trên cho thấy Vân Hội là 1 xã có diện tích nhỏ với tổng diện tích đất tự nhiên là 396.26 ha, chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp là 287.45 ha chiếm 72.54% tổng diện tích đất tự nhiên chủ yếu trồng các loại cây hàng năm như: lúa, ngô, và các loại cây rau màu khác như: Rau cải, bí xanh, ớt, cà chua...trong dó điển hình là các loại cây rau màu cung cấp lượng rau xanh lớn cho người dân trong và ngoài tỉnh. Là 1 xã đồng bằng nên xã không có đất lâm nghiệp cũng như diện tích trồng cây lâu năm rất nhỏ 0.9ha chủ yếu trồng các loại cây như xoài, táo, ổi, mít...

Đất chuyên dùng có diện tích 56.87ha chiếm 14.35% tổng diện tích đất tự nhiên, diện tích đất này dùng để xây dựng các công trình công cộng như: Đất trụ sở cơ quan,công trình sự nghiệp (48.72ha), đất tín ngưỡng tôn giáo (1.02ha), đất nghĩa địa (3.92 ha), trường học, đường xá...

Đất thổ cư có diện tích 49.76 ha, chiếm 12.55% phục vụ xây nhà ở cố định cho người dân trong xã.

Đất ao hồ có diện tích 1.9ha chủ yếu dùng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, thủy cầm và dự trữ nước tưới tiêu cho trồng trọt.

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội:

Trong những năm gần đây xã không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, đầu tư xây dựng ơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống.

Hệ thống điện: 100% các gia đình sử dụng điện cho thắp sáng và sinh hoạt. Số hộ sử dụng điên trong kinh doanh, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.

Về giao thông vận tải: Xã có tuyến quốc lộ 2C đi Lập Thạch, Tuyên Quang chạy qua nối liền trung tâm văn hóa giữa các tỉnh Tuyên Quang- Hà Nội…Các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã được mở rộng, 100% các tuyến đường giao thông trong xã đã được bê tông hóa nên việc đi lại của người dân rất thuận lợi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nền kinh tế của xã luôn được phát triển và ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 2009 -2010 là 18%, thu nhập bình quân đầu người 7000.000đ/ người / năm.

Dân số và lao động: Vĩnh Phúc là 1 tỉnh có tốc đọ phất triển công nghiệp cao thu hút nhiều lao động từ khu vực nông thôn, chủ yếu từ độ tuổi 18- 35, lao động còn lại làm nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ và người già chiếm tới 70% trong tổng số lao động làm nông nghiệp, Đây cũng là 1 hạn chế cho việc chuyển giao và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Toàn xã có 5 thôn với tổng số dân là 4275 người. + Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là 1,62%.

Trung bình 5,8 khẩu/hộ. Số lao động làm nông nghiệp là: 2,2lao động/hộ. Số lao động có trình độ đạt 26%.

Đời sống nhân dân trong xã đang từng bước được nâng lên, được sự quan tâm của các cấp các ngành cho nhân dân vay vốn với lãi xuất ưu đãi để

xóa đói giảm nghèo, số hộ nghèo đã giảm xuống 6,5%, số hộ khá giàu tăng lên 3,12%, số hộ đói không còn.

Công tác thông tin tuyên truyền :

+ Xã Vân Hội có một tổng đài phát thanh có nhiệm vụ: luôn kịp thời thông tin trực tiếp cho người dân; đặc biệt là những vấn đề khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách sản xuất để phát triển kinh tế. Trên 90% các hộ dân đều có đài và vô tuyến truyền hình.

+ Bưu điện xã nằm ở trung tâm xã được mở thường xuyên với các tài liệu, sách báo cho nhân dân.

+ Xã kết hợp với phòng nông nghiệp huyện thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn nhân dân cách làm kinh tế hộ, đưa ra chương trình khuyến cáo, mở rộng mô hình chăn nuôi trang trại VAC với các dự án qui mô lớn và nhỏ, phương pháp chăn nuôi và phòng bệnh cho vật nuôi.

Giáo dục, y tế

Được sự quan tâm của các cấp các ngành và nhân dân toàn xã hệ thống giáo dục của xã ngày càng được nâng cao, xã có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học, và 1 trường mầm non khang trang với đầy đủ trang thiết bị học tập đảm bảo cho trẻ em trong độ tuổi đến trường được học tập trong điều kiện tốt nhất.

Cơ sở y tế trong những năm qua đã được cải thiện và nâng cấp để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của bà con trong xã. Đồng thời trạm y tế xã thực hiện tốt các công tác tiêm phòng định kì cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại xã Vân Hội – Tam Dương – Vĩnh Phúc (Trang 31)