TMCP BIDV Chi Nhánh Đồng Nai-Pgd Biên Hùng
Trang 15 Hoạt động cho vay của Ngân hàng dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời.
Khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn (gốc) và lãi với thời gian xác định ghi trong hợp đồng. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với khách hàng và là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển.
Ngân hàng cho vay dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ Ngân hàng. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, Ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay.
* Quy trình cho vay của NHTM Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
Thông thường hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp bao gồm: - Đơn đề nghị vay vốn.
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. - Hồ sơ về khoản vay.
- Hồ sơ về bảo đảm tiền vay.
Bước 2: Thẩm định trước khi cho vay
Thẩm định khách hàng vay vốn
Cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng vay vốn theo những nội dung sau:
- Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. - Thẩm định đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.
- Phân tích quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng mình và với các tổ chức tín dụng khác.
- Chấm điểm và xếp loại khách hàng.
Thẩm định dự án và phương án vay vốn của khách hàng. Nội dung thẩm định như là:
- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của kỳ trước, khả năng tăng trưởng của kỳ này.
Trang 16 - Đánh giá sơ bộ dự án đầu tư.
- Đánh giá thị trường, mục tiêu, khả năng tiêu thụ sản phẩm. - Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án.
- Đánh giá rủi ro của dự án.
Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký kết hợp đồng tín dụng
Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng phải ra quyết định chấp thuận hay không chấp thuận cho vay, lập tờ trình lãnh đạo phê duyệt. Việc quyết định cho vay trên cơ sở các thông tin thu thập, phân tích từ khâu thẩm định, ngoài ra còn dựa trên các thông tin thu thập từ thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Ngân hàng…
Ký kết hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng là văn bản mang tính pháp luật xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ tín dụng, đồng thời phải tuân thủ các điều khoản của luật. Nội dung của hợp đồng tín dụng bao gồm:
- Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân (nếu có). - Mục đích sử dụng vốn vay.
- Số tiền ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng. - Lãi suất, mức phí, thời hạn cho vay.
- Các loại đảm bảo.
- Điều kiện và kỳ hạn giải ngân.
- Điều kiện thanh toán và các điều kiện khác có liên quan.
Sau khi ký kết hợp đồng, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng quản lý giải ngân.
Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng tiền vay
- Giải ngân: Là việc ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức cho vay đã cam kết theo hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra và giám sát khoản vay: Là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đúng tiến độ, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Bước 5: Thu nợ, lãi, phí, và xử lý phát sinh
Trang 17 Cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ, thu lãi, phí (nếu có) theo từng hợp đồng đã ký cho từng dự án.
- Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay: + Trả nợ trước hạn.
+ Gia hạn nợ.
+ Chuyển nợ quá hạn. + Xử lý thu hồi nợ quá hạn.
+ Xử lý các phát sinh khác: Giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ. + Phát mại tài sản cầm cố, thế chấp.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Khi khoản cho vay được thu hồi đầy đũ cả nợ gốc và lãi vay thì coi như nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng đã được thực hiện, Ngân hàng sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản, lập biên bản giao nhận tài sản (nếu có), đồng thời tất toán khoản vay, chuyển hồ sơ tín dụng vào lưu trữ.