Quy trình TTNK bằng L/C tại NHTMCP Bản Việt còn tiềm ẩn nhiều mặt hạn chế nhất định, do kinh nghiệm thực hiện TTQT tại Ngân hàng còn non trẻ. Vì vậy, để khắc phục được những sai sót có thể xảy ra và góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán thì việc kiểm soát chặt chẽ quy trình TTNK bằng L/C là thực sự cần thiết.
- Quy trình thanh toán phải luôn cập nhật, bổ sung, s a đổi trực tiếp từ các quy trình thực tế của các TTV và từ những thay đổi về điều lệ và quy định của International Chamber of Commerce - Phòng hương mại Quốc tế (ICC) cho phù hợp với quy trình thanh toán của thế giới.
- Cần có những chính sách ràng buộc với những khách hàng mở L/C có số dư nợ còn quá lớn, không cho tiếp tục ký quỹ nếu như xét thấy đơn vị kinh doanh không hiệu quả. Như vậy, có thể tránh khỏi dư nợ ảnh hưởng đến lợi ích của Ngân hàng và việc thanh toán cũng diễn ra thuận lợi hơn.
- Bên cạnh đó, do các hoạt động TTQT bằng L/C NK đa số bằng vốn vay, vì thế, khi hết hạn mức vay tại ngân hàng này, khách hàng phải tìm đến ngân hàng khác xin cấp một hạn mức tín dụng khác, đây là tình trạng chung hiện nay của các doanh nghiệp NK. Vì vậy, Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi về hạn mức tín dụng đối với những khách hàng có uy tín.
- Để thực hiện tốt công tác TTQT, phòng TTQT cần kết hợp với phòng Tín dụng để thẩm định giá dự án, quản lý tài sản đảm bảo, đánh giá chính xác năng lực tài chính doanh nghiệp, xếp loại chất lượng tín dụng cho từng đối tượng khách hàng, trên cơ sở đó xây dựng những hạn mức mở L/C, hạn mức chiết khấu bộ chứng từ. Đồng thời, NHTMCP Bản Việt cũng cần nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại quốc tế và phát triển dịch vụ bao thanh toán.