Một số giải pháp cơ bản nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học ảnh hưởng của thiên chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông hiện nay (Trang 44)

giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil hiện nay.

Chúng ta phải xác định: Hoạt động tôn giáo nói chung và Thiên Chúa giáo nói chung phải nhằm tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiêp hoá - hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Để đạt được mục tiêu quan trọng của công tác tôn giáo nói chung và Thiên Chúa giáo nói riêng trên địa bàn huyện Đăk Mil hiện nay, chúng ta cần phải có các giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng; chú trọng xây dựng nền tảng đạo đức trong Đảng, trong xã hội.

Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị, tư tưởng, bồi đắp ý chí kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng độc lập dân tộc hắn liền với chủ nghĩa xã hội cho cán bộ, đảng viên và đoàn viên, hội viên, các tổ chức chính trị - xã hội; đặc biệt chú ý nâng cao nhận thức, bồi dưỡng lý tưởng công sản cho thế hệ trẻ.

Tạo bước chuyển tiếp căn bản trong công tác tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền các văn bản của Đảng; mở rộng đối tượng, nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục lý luận chính trị.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách rộng khắp, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, chống suy thoái về tư tưởng, đạo đức, chính trị lối sống. Bối dưỡng lòng yêu thương con người, lỗi sống trung thực giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đề cao ý thức gần dân, học dân, trọng dân, có trách nhiêm với dân trong cán bộ, công chức, nhất là Đảng viên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn. Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đưa Cuộc vận động đi vào và chiều sâu và đạt hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa gắn với việc thực hiện cuộc vân động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Thứ hai, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị; công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ an ninh quốc gia.

Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình,cao chất lượng sinh hoạt, học tập của các tổ chức Đảng cơ sở, tăng cường sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Đảng viên. Giữ vững kỷ luật, lỷ cương trong Đảng và trong xã hội, nhất là kỷ luật phát ngôn. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm trọng những cán bộ sai phạm, những phần tử có biểu hiện lệch lạc về tư tưởng, nhận thức; đẩy mạnh công tác chống “Diễn biến hòa bình” trong nội bộ.

Nâng cao nhận thức của cấp ủy các cấp, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành và cán bộ đảng viên về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, chống lộ lọt thông tin, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; chấp hành nghiêm túc Quy định số 57 – QĐ/TW, ngày 3/5/2007 của Bộ chính trị khóa X về một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ và các quy định về bảo vệ bí mật quốc gia, quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin tài liệu “mật”, “tuyệt mật”, “tối mật”.

Thứ ba, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tăng cường công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội; giải quyết kịp thời, dứt điểm các vấn đề bức xúc của nhân dân.

Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng, hoạch định các chủ trương đường lối; giải quyết kịp thời dứt điểm, có kết luận rõ ràng, khách quan những vấn đề gây bức xúc trong nhân dân, làm thất bại âm mưu lợi dụng để kích động quần chúng chống đối lại chủ trương, đường lối, chính sách, của Đảng và Nhà nước.

Tăng cường sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân. Chủ động, kịp thời cung cấp, định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội đối với những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề có khả năng tác động trực tiếp đến quyền lợi, lợi ích của nhân dân khi triển khai các chương trình, dự án kinh tế, xã hội có quy mô lớn.

Thứ tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các loại hình tuyên truyền, tăng cường công tác văn hóa, văn nghệ.

Thực hiện tốt Chỉ thị 17 – CT/TW, ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X) về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới.

Phòng văn hóa và thông tin, Đài truyền thanh huyện và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên triển khai đồng bộ các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, đảng viên và nhân dân về đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; về bản chất, âm mưu, thủ đoạn, tính chất nguy hiểm của hoạt động “Diễn biến hòa bình”, nguy cơ “tự diễn biến” trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân trước các luận điệu tuyên truyền, kích động các thế lực thù địch. Tăng thời lượng các buổi phát thanh đặc biệt ở các thôn, bon, đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số hiểu được âm mưu, thủ đoạn chia rẽ dân tộc, tôn giáo, gây mất ổn định chính trị của bọn Fulro; nhận thức đúng chính sách tôn giáo, chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.

Tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, các ngành, các cơ quan, đơn vị có liên quan; đảm bảo triển khai thống nhất, đồng bộ và chủ động các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định; phát hiện nhanh chóng, phản ứng kịp thời, có hiệu quả các luận điểm sai trái, xuyên tạc, phủ định Chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng nói chung, các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính

quyền về các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng; vạch trần âm mưu, thủ đoạn kích động tâm lý bất mãn, chống đối, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng, chống nguy cơ “tự diễn biến” trong cán bộ, đảng viên.

KẾT LUẬN

Đăk Mil là một vùng đất đặc thù, là một huyện miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, thuộc vùng đất cực Nam Tây Nguyên. Trong các tôn giáo trên địa bàn huyện thì Thiên Chúa giáo có sự phát triển mạnh mẽ nhất với số lượng tín đồ khá đông. Đăk Mil là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng nên trước kia cũng như hiện nay, bọn phản động trong nội địa và các thế lực phản động bên ngoài luôn ra sức chống phá với nhiều chiêu bài dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền. Chính những đặc điểm đó có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong khi đó, đường lối chủ trương của Đảng chỉ là phương hướng, mẫu số chung cho toàn quốc thực hiện. Muốn tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương cụ thể của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương, Đảng bộ Huyện phải áp dụng nhuần nhuyễn quy luật về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái đặc thù để đề ra những nhiệm vụ, quyết sách sát hợp. Nếu chỉ nắm được cái chung, cái phổ biến mà bỏ qua cái riêng, đặc thù hoặc hiểu chưa đúng về chúng, thì phong trào cách mạng trong huyện khó tránh khỏi những sai lầm tổn thất.

Chính nắm những yếu tố cực kì quan trọng này đã giúp Đảng bộ Huyện lãnh đạo giải quyết thành công hàng loạt vấn đề khó khăn phức tạp. Từ đó, đã tạo môi trường hòa bình, ổn định để nhân dân các dân tộc trong huyện chăm lo làm ăn phát triển kinh tế - xã hội, đưa quê hương tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách vững chắc.

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Mil nói chung và các tín đồ theo Thiên Chúa giáo nói riêng vốn có truyền thống đoàn kết. Truyền thống đó xuyên suốt trong quá trình định cư, lập nghiệp, cố kết xây dựng và bảo vệ quê hương. Khi tổ chức Đảng đầu tiên ra đời ở Đăk Mil đến nay, truyền thống đoàn kết đó không ngừng được bồi đắp và phát huy. Là một huyện có nhiều dân tộc, nhiều tôn giáo, luôn bị kẻ thù tìm cách chống phá, trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc đối với Đảng bộ Đăk Mil càng được coi trọng.

Ngày nay, với phương châm của Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam là: “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, các tín đồ theo Thiên Chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil ngày càng khẳng định tính chất gắn bó với Đảng, với Nhà nước và với nhân dân các dân tộc trong huyện, bắt nhịp và dung hòa với đời sống tư tưởng, tinh thần thế giới

hiện đại. Những đóng góp của Thiên Chúa giáo về phương diện đạo đức, lối sống là rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì Thiên Chúa giáo có những hạn chế nhất định. Bước sang thế kỉ XXI, trong quá trình xây dựng nền đạo đức mới không phải mọi chuẩn mực của Thiên Chúa giáo hiện vẫn còn có ý nghĩa, bởi suy cho cùng, Thiên Chúa giáo vẫn không thoát khỏi những hạn chế của tôn giáo nói chung. Trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay, các thế lực chính trị thù địch lợi dụng một số phần tử cực đoan trong Giáo hội Thiên Chúa giáo và một số phần tử nhẹ dạ cả tin, để chống phá cách mạng, đi ngược lại lợi ích dân tộc, âm mưu sử dụng ngọn cờ nhân quyền gắn với tôn giáo hòng xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì vậy, một mặt phải duy trì được những mặt tích cực của Thiên Chúa giáo, mặt khác phải luôn cảnh giác chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo của kẻ địch. Thiên Chúa giáo phải thay đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, phát huy hết vai trò tích cực của mình để góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học ảnh hưởng của thiên chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w