Khái quát về thiên Chúa giáo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn triết học ảnh hưởng của thiên chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông hiện nay (Trang 27)

Thiên Chúa giáo được các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và nước ta truyền vào nước ta từ thế kỉ XVI. Quá trình du nhập tồn tại và phát triển triển qua nhiều diễn biến phức tạp.

Trong thời kì đầu, việc truyền đạo vào Việt Nam ít gặp trở ngại do tính khoan dung của người Việt Nam và do tính hòa nhập, không đối đầu của tôn giáo bản địa. Tuy vậy, việc truyền đạo trong thời kì này còn thu được nhiều kết quả. Đến thế kỉ XVII, khi số lượng Thiên Chúa giáo khá đông, Giáo hoàng lập hai địa phận Đàng trong và Đàng ngoài trao cho hai người Pháp làm giám mục. Năm 1660, Hội truyền giáo Paris được thàunh lập do vua Pháp bảo trợ. Pháp đã vận động Giáo hoàng trao độc quyền truyền đạo tại Việt Nam cho Hội truyền giáo này. Từ đó, Nhà nước Pháp cùng Giáo hội Pháp tuyển chọn, đào tạo giáo sĩ, cử sang hoạt động ở Việt Nam và một số nước khác. Đến cuối thế kỉ XVII (1779) Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam đã có ba địa phận (Đàng trong, Đàng Ngoài và Tây Đàng ngoài) với khoảng 35 giáo dân và 70 linh mục người Việt Nam.

Quá trình truyền Thiên Chúa giáo vào Việt Nam thời kì nhà Nguyễn diễn ra rất phức tạp. Lúc đầu, vua, chúa phong kiến Việt Nam để giáo sĩ phương Tây vào truyền đạo, không ngăn cản, thậm chí còn dành cho nhiều thuận lợi. Nhưng khi thấy các giáo sĩ không chỉ truyền đạo mà vừa truyền đạo vừa phục vụ âm mưu xâm lược của nước ngoài thì họ thay đổi thái độ. Khi Pháp bộc lộ rõ ý đồ thôn tính Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn thực hiện cấm đạo khá quyết liệt. Việc triều đình nhà Nguyễn cấm đạo đã gây những ấn tượng nhất định trong tín đò Thiên Chúa giáo, rơi vào âm mưu chia rẽ của thực dân, tạo cơ sở để Pháp lợi dụng đánh chiếm nước ta.

Hơn 80 năm nước ta là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp và hơn 20 năm miền Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ, các thế lực thực dân, đế quốc đã lợi dụng Thiên Chúa giáo để duy trì sự thống trị. Chúng luôn lợi dụng Thiên Chúa giáo để chèn ép các tôn giáo khác, chia rẽ tín đồ Thiên Chúa giáo với tín đồ tôn giáo khác, người có tôn giáo với người không có tôn giáo, đặc biệt là chia rẽ đồng bào Thiên Chúa giáo với Đảng và cách mạng. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Giáo hội Thiên Chúa giáo được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi. Những tổ chức, giáo sĩ theo Pháp, Mỹ được ưu đãi, dễ dàng hoạt động, phát triển uy thế chính trị, thế lực kinh tế và cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, trên thực tế về tổ chức và quan hệ với Vantican, nước ta vẫn bị coi là một xứ truyền giáo, giáo hội là giáo hội thuộc địa, mọi việc đều do nước ngoài quyết định. Sau 400 năm truyền giáo vào nước ta, đến năm 1933 mới có một giáo sĩ Việt Nam được phong làm giám mục. Do bị khống chế bởi nước ngoài và sự thao túng của nhiều giáo sĩ nước ngoài, Giáo hội đã đứng về phía kẻ xâm lược. Năm 1951, Hội nghị các giám mục Đông Dương đã họp và ra thư chung: “Cấm người Công giáo tham gia kháng chiến”. Năm 1960, Hội nghi các giám mục miền Nam ra: “Thư mùa chay”, nhắc lại thư chung 1951 ngăn cản đồng bào Thiên Chúa giáo tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Mặc dù vậy, một bộ phận chức sắc và đông đảo tín đồ Thiên Chúa giáo vẫn dung hòa quyền lợi dân tộc với tôn giáo, có ý thức dân tộc, lòng yêu nước, đứng về phía kháng chiến. Đã có hàng ngàn liệt sĩ, hàng trăm bà mẹ Việt Nam anh hùng và hàng vạn gia đình bộ đội, gia đình có công với cách mạng là người Công giáo.

Cùng với thắng lợi vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc và tác động của sự chuyển đổi của cộng đồng Vantican II, từ sau 1975 Giáo hội Thiên Chúa giáo Việt Nam đã có những bước chuyển biến. Năm 1976, Giáo hoàng phong chức Hồng y đầu tiên cho một giám mục Việt Nam. Năm 1980 cá giám mục cả nước đã họp Hội nghị để thống nhất đường lối của Giáo hội. Hội nghị đã thành lập hội đồng giám mụcViệt Nam và thư 1980 với phương châm nục vụ là: “Sống phúc âm trong lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”.

Những năm gần đây, Thiên Chúa giáo ở Việt Nam có chiều hướng phát triển. Số lượng tín đồ tăng do tăng dân số tự nhiên. Nét nỗi rõ của đồng bào tín đồ Thiên Chúa giáo là ổn định làm ăn, chăm lo cải thiện đời sống, phấn khởi trước công cuộc đổi mới

và chính sách tôn giáo của Đảng, hưởng ứng các chủ trương đổi mới, chấp hành chính sách tôn giáo của Đảng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Xu thế hướng về dân tộc thể hiện rõ và ngày chiếm ưu thế trong các tín đồ. Họ đã nhận rõ về phần đạo Giáo hội là chỗ dựa, còn về phần đời phải là Nhà nước, là chính quyền và do bản thân quyết định. Các tín đồ chức sắc cũng nhận thấy chính nhờ phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi mà các giáo phận ở Việt Nam được chính thức thành lập các tòa giám mục, chính tòa Thiên Chúa giáo Việt Nam mới chấm dứt sự cai quản của các giám mục và Hồng y giáo chủ ngoại quốc.

Trong những năm gần đây, Giáo hội Thiên Chúa giáo cũng tập trung vào các hoạt động làm cho các sinh hoạt tôn giáo của các tôn giáo của Thiên Chúa giáo trở nên hấp dẫn, sống động hơn, qua đó để thu hút và tổ chức, tập hợp tín đồ.

Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN CHÚA GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK MIL TỈNH ĐĂK NÔNG HIỆN NAY.

Một phần của tài liệu Luận văn triết học ảnh hưởng của thiên chúa giáo trên địa bàn huyện Đăk Mil tỉnh Đăk Nông hiện nay (Trang 27)